Bộ 4 đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT An Lạc

TRƯỜNG THPT AN LẠC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là

A. Ala-Val-Phe-Gly.                 B. Val-Phe-Gly-Ala.      C. Gly-Ala-Phe -Val.      D. Gly-Ala-Val-Phe.

 Câu 2. Khi trùng ngưng 13,1g axit α-aminocaproic với hiệu suất  80%, ngoài aminoaxit còn dư ta còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. m có giá trị là

A. 11,66g.                                 B. 10,41g.                      C. 9,04g.                         D. 9,328g.

 Câu 3. Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là

A. 48 g.                                     B. 40 g.                          C. 24 g.                           D. 50 g.

 Câu 4. Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là

A. metyl axetat.                        B. propyl fomiat.            C. etyl axetat.                 D. metyl fomiat.

 Câu 5. Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđêhit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?

A. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0.                                      B. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.

C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.                       D. Oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.

 Câu 6. Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là

A. propyl fomat.                       B. ancol etylic.               C. metyl propionat.         D. etyl axetat.

 Câu 7. Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

A. Cu.                                       B. Al.                             C. Mg.                            D. Zn.

 Câu 8. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 4.                                          B. 5.                               C. 3.                                D. 2.

Câu 9. Ngâm 1 lá Zn trong 50 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại tạo ra bám hết vào lá Zn. Sau khi phản ứng xảy ra xong lấy lá Zn ra sấy khô, đem cân, thấy:

A. Khối lượng lá kẽm tăng 0,215 gam.                           B. Khối lượng lá kẽm tăng 0,755 gam.

C. Khối lượng lá kẽm giảm 0,755 gam.                          D. Khối lượng lá kẽm tăng 0,43 gam.

 Câu 10. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. este đơn chức.                      B. phenol.                       C. glixerol.                      D. ancol đơn chức.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng từ các monome nào sau đây?

A. Glixerol và axit Terephtalic                                  B. Glixerol  và axit Acrylic

C. Etylenglicol và axit Terephtalic                           D. Etylenglicol và axit Metacrylic

Câu 2: Khi thực hiện phản ứng  este hóa giữa 6g CH3COOH và 9,2g C2H5OH với hiệu suất 70% thu được bao nhiêu gam este?

A. 8,8g                                B. 12,32g                       C. 6,16g                         D. 17,6g

Câu 3: Cho 1,37g hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng với dung dịch  HNO3 loãng dư thu được 1,12 lít khí NO (đkc). Khối lượng muối Nitrat sinh ra là:

A. 10,76g                            B. 10,67g                       C. 17,6g                         D. 16,7g

Câu 4: Cho các phản ứng:

I/ Hòa tan Ag2S vào dd NaCN sau đó dùng Zn để khử ion Ag+ trong Na[Ag(CN)2]

II/ Đốt Ag2S bằng O2;

III/ Điện phân dd AgNO3

IV/ Nhiệt phân AgNO3. Số trường hợp tạo ra Ag là:

A.3                                          B.1                                C.4                                    D.2

Câu 5: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?

A. Ngâm trong dd H2SO4 loãng.

B. Ngâm trong dd HCl.

C. Ngâm trong dd H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dd CuSO4.

D. Ngâm trong dd HgSO4.

Câu 6: Cho 5 hợp chất sau: CH3-CHCl2 (1); CH3-COO-CH=CH2 (2); CH3-COO-CH2-CH=CH2 (3); CH3COOCH3 (4); CH3-CH2-CH(OH)-Cl (5). Chất nào thủy phân trong môi trường kiềm tạo sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?

A. 1,2,5                               B. 2,3,4                          C. 2,3,5                          D. 1,3,4

Câu 7: Cho Glixerin trioleat (hay Triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp,số phản ứng xảy ra là:

A. 3.                                    B. 5.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 8: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,2mol glixin và 0,3mol alanin thì khối lượng Dipeptit cực đại có thể thu được là:

A. 41,7g                              B. 20g                            C. 38,1g                         D. 37,2g

Câu 9: Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dd H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là:

A. Mg.                                B. Zn.                             C. Fe.                             D. Al.

Câu 10: Khối lượng phân tử của tơ Nylon-6,6 là 22.600.Số mắc xích trong công thức phân tử của tơ này là:

A. 228                                 B. 200                            C. 178                            D. 100

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Công thức cấu tạo của anilin là

A. H2N–CH2–CH2 –COOH.      B. CH3–CH(NH2)–COOH. C. H2N–CH2–COOH.            D. C6H5NH2.

Câu 2: Muối nào sau đây được dùng làm xà phòng

A. C17H35COONa.                    B. CH3COONa.        C. CH2=CHCOONa.  D. CH3CH(NH2)COONa

Câu 3: Để phân biệt dung dịch H2NCH2COOH , CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là

A. dung dịch HCl.                   B. dung dịch NaOH                C. quỳ tím.                  D. natri kim loại.

Câu 4: Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Chất hữu cơ này thuộc loại hợp chất nào trong số các hợp chất cho dưới đây?

A. Cacbohiđrat.                          B. Amin.                              C. Ancol.                                 D. Chất béo.

Câu 5: Nilon -6,6 được điều chế bằng phản ứng

A. Trùng hợp hexametylenđiamin và axit ađipic

B. Trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic

C. Trùng hợp hexametylenđiamin và axit terephtalic.

D. Trùng ngưng đimetylamin và axit ađipic.

Câu 6: Số đồng phân là este có công thức phân tử C3H4O2

A. 4.                                           B. 2.                                        C. 1.                          D. 3.

Câu 7: Dãy gồm các kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là :

A. Mg, Au, Al, Zn.                     B. Ca, Mg, Al, Cu.                 C. K, Fe, Mg, Al.      D. Zn, Fe, Na, Ag.

Câu 8: Cho 3,1 gam CH3NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là

A. 6,85 gam                B. 6,55 gam                             C. 6,65 gam                 D. 6,75 gam

Câu 9: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH.

B. H2N–CH2–CO–NH–CH2–CH(CH3)–COOH.

C. H2N–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CH2–COOH.

D. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–COOH.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (ở đkc). Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp là        

A. 60%.                                       B. 40%.                                 C. 30%.                                    D. 80%.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

A. 20%.                       B. 80                           C. 10%.                       D. 90%.

Câu 2: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2.   B. trùng ngưng.           C. tráng gương.           D. thủy phân.

Câu 3: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là 

A. 5                             B. 4                             C. 6                             D. 7

Câu 4: Phản ứng trùng ngưng là phản ứng:

A. Kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

B. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn và tách loại H2O.

C. Kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn(polime) và tách loại phân tử nhỏ khác ( như H2O..)

D. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime).

Câu 5: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,10M. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 10 gam dung dịch NaOH 8% thu được 2,80 gam muối khan.Công thức của X là

A. H2NC3H6COOH             B. (H2N)2C3H5COOH     C. H2NC3H5(COOH)2    D. (H2N)2C2H3COOH

Câu 6: Cho các este: vinyl axetat, etyl benzoat, benzyl fomat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4  đặc làm xúc tác) là: 

A. 3.                                        B. 2.                            C. 4.                                  D. 5.

Câu 7: Cho sơ đồ sau:  Tinh bột    →    glucozơ    →   ancol etylic   →   axit axetic.

Để điều chế 300 gam dung dịch CH3COOH 25% thì phải cần bao nhiêu gam gạo (chứa 80% tinh bột). Biết hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 75%.

A. 240g.                                B. 150g.                  C. 135g.                       D. 300g

Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:

- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:

A. 3.                                    B. 4.                               C. 1.                               D. 2.

Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime có cấu trúc không phân nhánh?

A. polibutadien, caosu lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.

B. PVC, poli isopren, amilozơ, xenlulozơ, poli stiren.

C. PVC,polibutadien,xenlulozơ, nhựa bakelit.

D. polibutadien, poliisopren, amilopectin, xelulozơ

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp X gồm Zn và Sn bằng dung dịch HCl (dư) thu được 6,72 lít khí H2 ở (đktc). Thể tích O2 ( đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp X trên là

A. 4,48 lít                             B. 3,92 lít                         C. 2,08 lít.                       D. 3,36 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT An Lạc. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?