Bộ 4 đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Phan Ngọc Hiển

SỞ GD-ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I; NĂM HỌC 2019-2020

MÔN HÓA HỌC 12

Thời gian : 45 phút

 

Mã đề 01

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit Gly-Ala-Ala bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 3,19 gam muối khan. Giá trị của m là

A.  1,83                              B.  2,17                              C.  1,64                              D.  2,83

Câu 2: Tơ lapsan thuộc loại                    

A.  tơ poliamit              B.  tơ axetat                                    C.  tơ visco                   D.  tơ polieste

Câu 3: Cho các chất sau: caprolactam, phenol, stiren, toluen, metyl metacrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là                  

A.  3                            B.  5                            C.  6                            D.  4

Câu 4: Monome tạo ra polime là:

A.  CH­2=C(CH3)-CH=CH2                                                                     

B.  CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2

C.  CH­2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-C(CH3)=CH2  

D.  CH­2=C(CH3)-CH=CH2 và CH2=CH-CH3

Câu 5: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?

A.  Saccarozơ                    B.  Mantozơ                      C.  Fructozơ                      D.  Glucozơ

Câu 6: Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin được dung dịch X. Hiện tượng quan sát được khí nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào X là

A.  xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ                                 B.  từ không màu chuyển sang màu hồng

C.  từ không màu chuyển sang màu xanh                    D.  từ màu hồng chuyển sang không màu

Câu 7: Xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol một este no, đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm), rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng X và 12,88 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn Y, thu được H2O, V lít CO2 (đktc) và 8,97 gam một muối duy nhất. Giá trị của V là.

A.  6,160 lít                       B.  5,600 lít                        C.  5,264 lít                       D.  14,224 lít

Câu 8: Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là       

A.  4,1 gam                 B.  12,3 gam                C.  8,2 gam                 D.  16,4 gam

Câu 9: Cho các bước ở thí nghiệm sau:

Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.

Nhận định nào sau đây là sai?

A.  Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy

B.  Ở bước 2 thì anilin tan dần

C.  Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt

D.  Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu

Câu 10: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là

A.  H2NCH2CH2CH2COOH                                       B.  H2NCH2CH2COOH

C.  H2NCH(CH3)COOH                                             D.  H2NCH2COOH

Câu 11: Saccarozơ và glucozơ đều có

A.  phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam

B.  phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng

C.  phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit

D.  phản ứng với dung dịch NaCl

Câu 12: Cho m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là:

A.  20 gam                         B.  80 gam                         C.  40 gam                         D.  60 gam

Câu 13: Cho 15 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là :

A.  16,825 gam                  B.  21,123 gam                  C.  20,18 gam                    D.  15,925 gam

Câu 14: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A.  21,6                              B.  10,8                              C.  32,4                              D.  16,2

Câu 15: Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

A.  HCl                              B.  KCl                              C.  K2SO4                          D.  NaOH

Câu 16: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là

A.  tơ tằm                          B.  tơ capron                      C.  tơ visco                        D.  tơ nilon-6,6

Câu 17: Công thức của axit oleic là

A.  C17H33COOH              B.  HCOOH                      C.  C2H5COOH                 D.  CH3COOH

Câu 18: Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A.  CH≡CH                       B.  CH2=CHCH3               C.  CH2=CHCl                  D.  CH2=CH2

Câu 19: Chất nào sau đây dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh?

A.  Ala                               B.  Gly                               C.  Lys                               D.  Glu

Câu 20: Chất nào sau đây khi thủy phân tạo các chất đều có phản ứng tráng gương?

A.  HCOOCH3                  B.  CH3COOCH3              C.  CH3COOCH=CH2      D.  HCOOCH=CH2

Câu 21: Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là

A.  HCOOH và NaOH                                                B.  HCOOH và CH3OH

C.  HCOOH và C2H5NH2                                           D.  CH3COONa và CH3OH

Câu 22: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

A.  C6H5OH.                     B.  C4H9OH                       C.  C3H7COOH                 D.  CH3COOC2H5

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X (no, mạch hở, đơn chức, bậc 1) bằng O2 vừa đủ thì thu được 12V hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên của X là

A.  8                                   B.  6                                   C.  5                                   D.  7

Câu 24: Khi thủy phân hoàn toàn tripeptit: H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH

sẽ tạo ra các a - amino axit nào ?

A.  H2NCH(CH3)COOH, H2N-COOH, H2NCH2COOH

B.  H2NCH(CH3)COOH, H2NCH2CONH CH2COOH

C.  CH3CH(NH2)CH2COOH, H2NCH2COOH

D.  H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH

Câu 25: Cho các chất sau : Tinh bột; glucozơ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là              

A.  3                              B.  2                    C.  1                                  D.  4

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

(a) Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ khi thủy phân đều thu được một loại monosacrit.

(b) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

(d) Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(e)  Trong phòng thí nghiệm, isoamyl axetat (dầu chuối) được điều chế từ phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol isoamylic (xúc tác H2SO4 đặc).

(g) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.

Số phát biểu đúng là               A.  4                B.  3                C.  5                            D.  2

Câu 27: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 3?

A.  Phenylamin                  B.  Đietylamin                   C.  Trimetylamin.              D.  Etylmetylamin

Câu 28: 18,5 gam chất hữu cơ A (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc I và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là

A.  19,05                                 B.  21,15                     C.  25,45                     D.  8,45

Câu 29: Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử alanin bằng

A.  15,05%                        B.  18,67%                         C.  15,73%                        D.  12,96%

Câu 30: Cho X là pentapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y, thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là

A.  87,4                              B.  83,2                              C.  77,6                              D.  71,32

 

Mã đề 02:

Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn m1 gam este đơn chức X (không chứa nhóm chức khác) cần vừa đủ 100 ml dung dịch KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam chất rắn khan Y gồm hai muối của kali. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thu được K2CO3, H2O và 30,8 gam CO2. Giá trị của m1, m2 lần lượt là

A.  13,6 và 23,0.                B.  12,2 và 18,4.                C.  12,2 và 12,8.                D.  13,6 và 11,6.

Câu 2: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?

A.  Axit amino axetic.       B. Lysin.                           C. Alanin.                         D.  Axit glutamic.

Câu 3: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là

A.  92 gam.                        B.  184 gam.                      C.  138 gam.                      D.  276 gam.

Câu 4: Cho các gluxit (cacbohiđrat): saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường axit chỉ tạo ra glucozơ là:

A.  1.                                  B.  3.                                  C.  4.                                  D.  2.

Câu 5: Thủy phân hợp chất sau (hợp chất X) thì thu được bao nhiêu loại α-amino axit?

A.  4.                                  B.  1.                                  C.  3.                                  D.  2.

Câu 6: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (chất xúc tác và điều kiện có đủ) là phản ứng

A.  xà phòng hóa.              B.  trùng ngưng.                C.  trùng hợp.                    D.  este hóa.

Câu 7: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?

A. H2N-[CH2]5-NH2 .                                            B. H2N-[CH2]5-COOH

C.  CH2=CH-CH                                                D.  CH2=CH-CN

Câu 8: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn 83,2 gam hỗn hợp gồm X và Y, thu được 4 amino axit, trong đó có m gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là        

A.  7,5.                        B.  15.             C.  22,5.                      D.  30.

Câu 9: Thêm vài ml dung dịch NaOH đã pha sẵn vài giọt quỳ tím vào dung dịch phenylamin, lắc nhẹ, rồi để yên một lúc, sau đó cho tiếp dung dịch HCl đến dư vào ống nghiêm, lắc nhẹ được dung dịch X. Hiện tượng quan sát được là

A.  từ không màu chuyển sang màu hồng và tách lớp.          

B.  lúc đầu dung dịch đồng nhất có màu xanh sau đó chuyển dần sang màu đỏ.

C.  lúc đầu dung dịch đồng nhất có màu hồng, sau đó tách thành hai lớp và chuyển dần sang màu đỏ.

D.  lúc đầu chất lỏng tách lớp, sau đó chất lỏng đồng nhất và màu chất lỏng chuyển từ xanh sang hồng.

Câu 10: Polime có công thức cấu tạo thu gọn 

được tạo thành bằng phản ứng đồng trùng hợp của monome nào sau đây?

A.  CH2=CH-CH3 và CH2=CH-CH2=CHCl.              B.  CH2=C(CH3)-CH=CH-CH2-CH2Cl.

C.  CH2=CHCl , CH2=CH-CH3 và CH2=CH2.           D.  CH2=CHCl và CH2=C(CH3)-CH=CH2.

Câu 11: Trong các polime sau có bao nhiêu chất là thành phần chính của chất dẻo: thuỷ tinh hữu cơ, nilon-6,6, cao su Buna, PVC, tơ capron, nhựa phenolfomanđehit, PE?

A.  3.                                  B.  6.                                  C.  5.                                  D.  4.

Câu 12: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A.  Glucozơ.                      B.  Saccarozơ.                   C.  Fructozơ.                     D.  Mantozơ.

Câu 13: Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A.  320.                              B.  50.                                C.  200.                              D.  100.

Câu 14: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?

A.  (C6H5COO)3C3H5                                                                   B.  (C2H3COO)3C3H5.

C.  (C17H31COO)3C3H5.                                               D.  (C2H5COO)3C3H5.

Câu 15: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?

A.  Etylmetylamin.            B.  Đimetylamin.               C.  Phenylamin.                 D.  Trimetylamin.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X (no, mạch hở, đơn chức, bậc 2) bằng O2 vừa đủ thì thu được 12V hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên của X là

A.  5.                                  B.  7.                                  C.  6.                                  D.  8.

Câu 17: So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi

A. cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hiđro bền vững.

B. thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hiđro.

C. thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.

D. cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.

(b) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.

(c) Độ ngọt của mật ong hơn đường mía chủ yếu do glucozơ gây ra.

(d) Một số polime như polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo.

(e) Các loại dầu thực vật và đầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.

(g) Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.

Số phát biểu đúng là              

A.  5.               B.  4.               C.  2.               D.  3.

Câu 19: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A.  CH3COOH và C6H5OH.                                       B.  CH3COONa và C6H5ONa.

C.  CH3OH và C6H5ONa.                                           D.  CH3COOH và C6H5ONa.

Câu 20: Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong lysin là

A.  15,73%.                       B.  19,05%.                        C.  19,18%.                       D.  17,98%.

Câu 21: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là:

A.  16,0 gam.                     B.  6,75 gam                      C.  7,65 gam.                     D.  13,5 gam.

Câu 22: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

A.  CH3–CH2–CH3.           B.  CH3–CH3.                    C.  CH2=CH–CN.             D.  CH3–CH2–OH.

Câu 23: Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào

A.  dung dịch NaOH.    

B.  dung dịch HCl.             

C.  dung dịch nước brom.    

D.  dung dịch NaCl.

Câu 24: 12,4 gam chất hữu cơ A (có công thức phân tử C3H12N2O3) tác dụng vừa đủ dung dịch NaOH tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đơn chức và m gam một muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là

A.  15,45.                    B.  8,45.                      C.  10,65.                    D.  19,05.

Câu 25: Cho 21,9 gam peptit X (Gly-Ala) tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Cô cạn dung dich sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan ?

A.  30,075 gam                  B.  32,775 gam                  C.  35,55 gam                    D.  38,25 gam

Câu 26: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A.  poli(metyl metacrylat).  B.  poliacrilonitrin.           C.  poli(vinyl clorua).             D.  polietilen.

Câu 27: Cho 8,8 gam C2H5COOCH3 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối C2H5COONa thu được là       A.  8,2 gam.                B.  9,6 gam.     C.  4,1 gam.    D.  12,3 gam.

Câu 28: Giữa tinh bột và xenlulozơ có đặc điểm giống nhau là

A.  Ðều có cấu trúc mạch không phân nhánh.

B.  Ðều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

C.  Ðều bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 (to).

D.  Ðều bị thủy phân trong môi trường axit.

Câu 29: Cho 0,1 mol -amino axit X dạng H2NRCOOH phản ứng hết với HCl, thu được 11,15 gam muối. X là

A.  H2NCH2CH2COOH.   

B.  H2NCH2COOH.   

C.  H2NCH2CH2CH2COOH.   

D.  H2NCH(CH3)COOH.

Câu 30: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%.

Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.

Bước 3: Lắc nhẹ ống nghiệm.

Hiện tượng quan sát được là

A.  Có kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.

B.  Có kết tủa màu đỏ gạch, kết tủa không bị tan ra.

C.  Có kết tủa màu xanh, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.

D.  Có kết tủa màu tím, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh.

....

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?