SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT GIO LINH | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 – BAN CƠ BẢN Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 25 câu)
| |
ĐỀ SỐ 1: |
Câu 1: Chất tham gia phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam là
A. etyl axetat. B. tinh bột.
C. frutozơ. D. xenlulozơ.
Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?
A. H2N-CH2-COOH
B. H2N–CH2-CH2–COOH
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH
D. CH3–CH(NH2)–COOH
Câu 3: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth thu được 22,4 lit CO2, 13,5 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Tỷ khối hơi của Meth so với H2 < 75. Công thức phân tử của Meth là
A. C20H30N2. B. C9H11NO. C. C10H15N. D. C8H11N3.
Câu 4: Cho 8,55 gam cacbohiđrat A tác dụng với HCl rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 10,8 gam kết tủa. A có thể là
A. fructozơ. B. xenlulozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ.
Câu 5: Có thể gọi tên este (C17H35COO)3C3H5 là
A. stearic B. triolein C. tripanmitin D. tristearin
Câu 6: Bản chất hóa học của sợi bông là
A. poliamit. B. protein. C. polieste. D. xenlulozơ.
Câu 7: Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X tác dụng với dd NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quì ẩm. Nung Y với NaOH rắn thu được C2H6. CTCT của X là
A. CH3CH2COONH4. B. CH3COONH3CH3. C. HCOONH3CH2CH3. D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 8: Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etyl amin và propyl amin (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 1) tác dụng hết với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là
A. 36,2 gam. B. 40,58 gam.
C. 39,12 gam. D. 43,5 gam.
Câu 9: Xenlulozơ là một hợp chất
A. đa chức. B. đơn chức. C. tạp chức. D. đisaccarit.
Câu 10: Cho X là tetrapeptit Ala–Gly–Ala–Gly và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Val. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 3 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 63,52. B. 50,74. C. 57,04. D. 67,84.
Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH3CH2OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Câu 12: Để làm sạch ống nghiệm đựng anilin, ta thường dùng hoá chất nào ?
A. Dd HCl. B. Dd NaOH. C. Xà phòng. D. Nước.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
C. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm -OH đều tạo ete với CH3OH.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
Câu 14: Trong phân tử este X no, đơn chức, mạch hở, oxi chiếm 36,36% khối lượng. Số CTCT thoả mãn CTPT của X là:
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 15: Tripeptit là hợp chất
A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
C. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Chất không có phản ứng biure?
A. Gly-Val-Ala. B. Ala-Gly-Ala. C. Ala-Gly. D. Gly-Gly-Gly.
Câu 2: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 3: Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etyl amin và propyl amin (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 1) tác dụng hết với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là
A. 40,58 gam. B. 43,5 gam.
C. 36,2 gam. D. 39,12 gam.
Câu 4: Poli(vinyl clorua) có công thức là
A. (-CH2-CHBr-)n. B. (-CH2-CHCl-)2. C. (-CH2-CHF-)n. D. (-CH2-CH2-)n.
Câu 5: Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?
A. 0,89 kg B. 0,184 kg C. 1,78 kg D. 1,84 kg
Câu 6: Cho X là tetrapeptit Ala–Gly–Ala–Gly và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Val. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 3 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 63,52. B. 67,84. C. 57,04. D. 50,74.
Câu 7: Cho 3,52 gam một este E đơn chức phản ứng vừa hết với 40ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai chất hữu cơ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn hết Y trong O2 dư thu được 1,344 lít CO2. CTCT của este E là
A. CH3COOCH2CH3. B. C2H5COOCH3. C. HCOOCH2CH2CH3. D. HCOOCH(CH3)CH3.
Câu 8: Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng?
A. Cao su tự nhiên. B. Polietilen. C. Teflon. D. Thủy tinh hữu cơ.
Câu 9: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
B. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
C. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
Câu 10: Khi thủy phân 1 kg saccarozơ (giả sử hiệu suất 100%) sản phẩm thu được là:
A. 1052,6 g glucozơ.
B. 500 g glucozơ và 500 g fructozơ.
C. 1052,6 g fructozơ
D. 526,3 g glucozơ và 526,3 g fructozơ.
Câu 11: Hợp chất X mạch hở có CTPT là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dd NaOH sinh ra một chất khí Y và dd Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dd Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,6. B. 8,2. C. 10,8. D. 9,4.
Câu 12: Khử 18 gam glucozơ bằng khí H2 (xúc tác Ni, t0) để tạo sorbitol, với hiệu suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng sobitol thu được là
A. 54,0 g. B. 92,5 g.
C. 14,56 g. D. 64,8 g.
Câu 13: Cho 9,1 gam hh X gồm bốn chất hữu cơ có cùng CTPT C3H9NO2 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dd NaOH 40%, đun nóng, thu được dd Y và hh Z (đktc) gồm bốn khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 19. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,9. B. 85,4.
C. 83,5. D. 16,5.
Câu 14: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các -amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo của X là
A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Phe-Val.
C. Ala-Val-Phe-Gly. D. Gly-Ala-Val-Phe.
Câu 15: Cho 4,65 gam anilin tác dụng hoàn toàn với dd nước Brom (dư), thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 16,50. B. 28,5. C. 25,8. D. 16,65.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Fructozơ là một hợp chất
A. đơn chức. B. đisaccarit. C. tạp chức. D. đa chức.
Câu 2: Hợp chất X mạch hở có CTPT là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dd NaOH sinh ra một chất khí Y và dd Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dd Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,4. B. 10,8. C. 9,6. D. 8,2.
Câu 3: Trong số các loại tơ sau:
(1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n
(2) [-NH-(CH2)5-CO-]n
(3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n.
Tơ nilon-6,6 là
A. (2). B. (1). C. (3). D. (1), (2), (3).
Câu 4: Cho các hợp chất hữu cơ sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3); NaOH (4); NH3 (5). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:
A. 1 < 2 < 3 < 4 < 5. B. 1 < 5 < 3 < 2 < 4. C. 5 < 1 < 2 < 4 <3. D. 1 < 5 < 2 < 3 < 4.
Câu 5: Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:
A. 8,100kg B. 6,900 kg C. 0,750 kg D. 0,736 kg
Câu 6: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là
A. glucozơ, etanol. B. glucozơ, saccarozơ.
C. glucozơ, sobitol. D. glucozơ, fructozơ.
Câu 7: Cho 3,6g một este đơn chức A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH rồi đem toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6g Ag. CTPT của A là
A. C2H4O2. B. C4H4O2. C. C4H6O2. D. C3H4O2.
Câu 8: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Trong protein luôn luôn chứa nguyên tố nitơ
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit.
Câu 9: Cho X là tetrapeptit Ala–Gly–Ala–Gly và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Val. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 3 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 63,52. B. 67,84. C. 50,74. D. 57,04.
Câu 10: Khi thủy phân 1 kg saccarozơ (giả sử hiệu suất 100%) sản phẩm thu được là:
A. 1052,6 g glucozơ.
B. 500 g glucozơ và 500 g fructozơ.
C. 526,3 g glucozơ và 526,3 g fructozơ.
D. 1052,6 g fructozơ
Câu 11: Khi thủy phân hoàn toàn một este đơn chức bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Nếu cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 18,4 gam muối. Cho ddịch X vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. CTPT của este là
A. HCOOC6H5. B. HCOOC6H4CH3. C. CH3COOC6H5. D. HCOOCH=CH2.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm -OH đều tạo ete với CH3OH.
Câu 13: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ bằng (biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 14,4 %. B. 12,4 %. C. 11,4 %. D. 13,4 %.
Câu 14: Trong công nghiệp dược phẩm, chất nào được dùng để pha chế thuốc?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 15: Chất không phải axit béo là:
A. axit oleic. B. axit stearic. C. axit panmitic. D. axit axetic.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit khi đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là
A. (3), (4), (5) và (6). B. (1), (3), (4) và (6).
C. (2), (3), (4) và (5). D. (1), (2), (3) và (4).
Câu 2: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon trong phân tử bằng 61,01%. CTPT của A là
A. C3H9N. B. C2H7N.
C. C4H11N. D. C5H13N.
Câu 3: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Tristearin. B. Metyl fomat. C. Benzyl axetat.
D. Metyl axetat.
Câu 4: Cho 0,3 mol hỗn hợp axit glutamic và glyxin vào dung dịch 400 ml HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m (gam) rắn khan. Giá trị của m là
A. 31,8. B. 61,9.
C. 28,8. D. 55,2.
Câu 5: Bản chất hóa học của sợi bông là
A. protein. B. xenlulozơ. C. polieste. D. poliamit.
Câu 6: Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 55,2 gam kết tủa trắng. Tính khối lượng glucozơ đã lên men, biết hiệu suất lên men là 92%.
A. 58 B. 54 C. 84 D. 46
Câu 7: Để chứng minh (X) H2N-CH2-COOH lưỡng tính, ta cho X tác dụng với
A. Na2CO3, HCl. B. NaOH, NH3. C. HNO3, CH3COOH. D. HCl, NaOH.
Câu 8: Đun sôi ag một triglixrit X với dd KOH đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,92g glixerol và mg hỗn hợp Y gồm muối của a xit oleic với 3,18g muối của axit linoleic. Công thức của X và a là:
A. (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33; 8,41g B. (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33; 4,81g
C. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31; 8,41g D. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31; 4,81g
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng: X → Y → C6H6 → Z → Anilin. X và Z lần lượt là
A. C2H2, C6H5CH3. B. C6H12 (xiclohexan), C6H5CH3.
C. CH4, C6H5NO2. D. C2H2, C6H5NO2.
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng :
(1) X + O2 → axit cacboxylic Y1
(2) X + H2 → ancol Y2
(3) Y1 + Y2⇄ Y3 + H2O
Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là
A. anđehit metacrylic B. anđehit propionic
C. andehit axetic D. anđehit acrylic
Câu 11: Xenlulozơ có công thức phân tử là
A. C4H8O2. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. (C6H10O5)n.
Câu 12: Công thức chung của este tạo bởi ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic và axit thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic là công thức nào sau đây ?
A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2n-4O2 (n ≥ 3)
C. CnH2n-2O2 (n ≥ 2) D. CnH2n+2O2 (n ≥ 3).
Câu 13: Fructozơ là một hợp chất
A. đisaccarit. B. đơn chức. C. đa chức. D. monosaccarit.
Câu 14: Triolein KHÔNGtác dụng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng) B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
C. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường) D. Dung dịch NaOH (đun nóng)
Câu 15: Chất E có các đặc điểm:
(1) là chất rắn kết tinh, có vị ngọt;
(2) phân tử có nhiều nhóm OH ancol;
(3) phân tử có liên kết glicozit nối hai mắt xích khác nhau;
(4) hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Chất E là
A. glixerol. B. saccarozơ.
C. fructozơ. D. glucozơ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Chúng tôi đã tổng hợp Bộ 4 đề kiểm tra HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Gio Linh, tài liệu gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm được chọn lọc từ đề thi của các đề THPT QG qua các năm sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.