Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020

BỘ 4 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Hội nghị Ianta 1945 đã KHÔNG thông qua quyết định quan trọng nào

A. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.

B. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc .

C. Phân chia phạm vi ảnh hưởng và vùng quân quản sau chiến tranh.

D. Phân chia nước Đức và bán đản Triều Tiên thành hai quốc gia

Câu 2: Tên viết tắt của Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục LHQ và Quĩ nhi đồng LHQ lần lượt là

A. UNDP, UNICEF                                       C. WHO, UNDP

B. UNESCO, UNICEF                                  D. UNESCO, WTO

Câu 3: Năm 1949 Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, thành tựu đó đã

A. Phá thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.

B. Củng cố sức mạnh quân sự của Liên Xô.

C. Tạo thế cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ.

D. Đưa Liên Xô thành cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Câu 4: Năm 1953 chiến tranh Nam – Bắc Triều kết thúc bằng

A. Hiệp định hòa bình tại Seoul .                   C. Hiệp định hòa bình tại Bàn Môn Điếm.

B. Hiệp định đìnhchiến tại Seoul .                  D. Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm.

Câu 5: Đường lối cải cách của Trung Quốc 12/1978 hướng đến xây dựng mô hình CHXN như thế nào?

A. Xây dựng CNXH giàu mạnh.                                C. Xây dựng CNXH  dân chủ.

B. Xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc .                D. Xây dựng CNXH văn minh.

Câu 6: Ngày 2/12/1975 cách mạng Lào thành công đánh dấu bằng sự kiện

A. Thủ đô Viêng chăn được giải   

C.Đảng nhân dân Cánh mạng Lào thành lập.                 

B. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập   

D.Quân giải phóng Lào được thành lập.

Câu 7: Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ thành nước

A. Sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới.

B. Sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

C. Sản xuất đồ điện dân dụng lớn nhất thế giới.

D. Đứng đầu thế giới về công nghiệp vũ trụ.

Câu 8: “Năm Châu Phi” gắn với sự kiện

A. Năm 1960 -15 nước Châu Phi giành được độc lập.

B. Năm 1960 -17 nước Châu Phi giành được độc lập .

C. Năm 1975 -15 nước Châu Phi giành được độc lập.

D. Năm 1975 -17 nước Châu Phi giành được độc lập.

Câu 9: Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa Apacthai ở châu Phi là

A. bóc lột tàn bạo người da đen.

B. gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.

C. tước quyền tự do, dân chủ của người da đen.

D. phân  biệt, kì thi chủng tộc đối với người da đen.

Câu 10: Trong khoảng hai thập kỉ đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?

A. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu.

B. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Nhật Bản.

C. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu. Nhật Bản.

 D. Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

Câu 11: Tháng 9/1949 diễn ra sự kiện nào ở Châu Âu được coi như trở thành tâm điểm của sự đối đầu Xô-Mỹ ở châu lục này?

A. Sự thành lập khối NATO

B. Kế hoạch Mac-san

C. Sự thành lập Cộng hòa Liên bang Đức

D. Sự thành lập Cộng hòa dân chủ Đức

Câu 12. Năm 1989 hai nhà lãnh đạo của Liên Xô và Mỹ đã có tuyên bố quan trọng gì ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế?

 A. Vấn đề chấm dứt việc chạy đua vũ trang.

 B.  Vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.

 C.  Vấn đề chấm dứt chiến tranh lạnh.

 D.  Vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại

Câu 13: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Công nghiệp chế biến.                                                      

B. Nông nghiệp và khai thác mỏ .                             

C. Nông  nghiệp và thương nghiệp.

D. Giao thông vận tải. 

Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam là?

A. Công nhân .                                                                                   

B. Tiểu tư sản.                                                                        

C. Nông dân.

D. Tư sản dân tộc

Câu 15: Trong những năm 1919 – 1925 phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc chủ yếu đòi

A. Quyền lợi kinh tế                                                              

B. Các quyền tự do dân chủ              

C. Đấu tranh đòi độc lập

D. Tự trị cho dân tộc

Câu 16: Cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên là:

A. Báo Thanh Niên                                                    

B. Tác phẩm "Đường Cách Mệnh"

C. Bản án chế độ tư bản Pháp                                               

D. Báo Người Cùng Khổ

Câu 17: Việt Nam quốc dân đảng là một Đảng chính trị theo xu hướng nào?

A. Dân chủ vô sản                                                       

B. Dân chủ tư sản

C. Dân chủ tiểu tư sản                                                           

D. Dân chủ vô sản và tư sản

Câu 18:Trước ngày 6 - 3-1946, Đảng ,Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?

A. Hòa với Tưởng để đánh Pháp.

B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.

C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.

D. Câu A và B đúng.

Câu 19: Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lực lượng quân Đồng minh nào kéo vào nước ta?

A. Pháp - Mĩ

B. Trung Hoa Dân quốc - Anh

C. Pháp - Trung Hoa Dân quốc

D. Anh – Liên Xô

Câu 20: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh ra đời vào ngày

A. 12/12/1946

B. 19/12/1946

C. 20/12/1946

D. 19/12/1947

 

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Đề số 2:

Câu 1: Cuộc cải cách ở Nhật Bản đầu năm 1868 do ai thực hiện:

a. Sô- gun                                                                     b. Ti-lắc

c. Minh Trị                                                                  d. Tôn Trung Sơn

Câu 2: Hiến Pháp mới ở Nhật được ban hành năm :

a. 1868                                                                        b. 1889

c. 1888                                                                        d. 1867

Câu 3: Trong cải cách về chính trị ở Nhật, chế độ gì được thiết lập:

a. Quân chủ chuyên chế                                              b. Cộng hòa

c. Quân chủ                                                                 d. Quân chủ Lập hiến

Câu 4: Chính phủ Nhật thi hành chính sách giáo dục

a. bắt buộc                                                                   b. tự nguyện

c. cả a, b đúng                                                             d. cả a,b sai

Câu 5: Quân đội Nhật được tổ chức, huấn luyện theo kiểu:

a. Phương Đông                                                          b. Phương Bắc

c. Phương Tây                                                             d. Phương Nam

Câu 6: Cuộc Duy tân Minh Trị tiến hành trên những lĩnh vực nào:

a. kinh tế, quân sự                                                       b. chính trị

c. văn hóa, giáo dục                                                    d. tất cả các lĩnh vực

Câu 7: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa:

a. là cuộc cách mạng vô sản                                       b. như một cuộc cách mạng tư sản

c. là cuộc cách mạng tư sản không triệt để                   d. là cuộc cách mạng tư sản  triệt để

Câu 8: Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là:

a. chủ nghĩa đế quốc thực dân                                      b. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

c. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt                d. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

Câu 9: Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cải cách

a. tiến bộ                                                                       b. còn nhiều hạn chế

c. chưa toàn diện                                                          d. chưa triệt để

Câu 10: Cải cách Minh Trị đã xác lập quyền thống trị của các giai cấp:

a. tư sản, vô sản                                                            b. quí tộc, tư sản

c. tư sản, địa chủ                                                           d. quí tộc, địa chủ

Câu 11: Giữa thế kỷ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân:

a. Pháp                                                                          b. Đức

c. Anh                                                                           d. Bồ Đào Nha

Câu 12: Phong trào đấu tranh của giai cấp nào đã thức tỉnh tư sản Ấn Độ đấu tranh:

a. công nhân, tiểu tư sản                                               b. nông dân , quí tộc

c. công nhân, nông dân                                                d. vô sản, địa chủ

Câu 13: Thực dân Anh đã thực hiện chính sách gì để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ?

a. tăng thuế                                                                   b. chia để trị

c. đàn áp                                                                       d. áp bức, bóc lột

Câu 14: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là:

a. Đảng Quốc đại                                                b. Đảng Đồng minh hội

c. Đảng dân chủ                                                  d. Đảng Cộng sản

Câu 15: Đảng Quốc đại khi hoạt động phân hóa thành

a. phái Cấp tiến và phái Cực đoan                      b. phái ôn hòa và phái Cấp tiến

c. phe Liên minh và phe Hiệp ước                      d. phe Phát xít và phe Đồng minh

Câu 16: Thực dân Anh chia xứ Ben-gan dựa vào

a. kinh tế                                                              b. chính trị

c. tôn giáo                                                            d. văn hóa

Câu 17: Phái Cấp tiến do ai đứng đầu:

a.Tôn Trung Sơn                                                 b. Ga-ri Ban-đi

c. Minh Trị                                                           d. Ti-lắc

Câu 18: Phái Ôn hòa chủ trương:

a. đòi Anh cải cách                                              b. thỏa hiệp

c. cả a, b đúng                                                     d. kiên quyết chống Anh

Câu 19: Anh chia đôi xứ Ben-gan thành:

a. miền Đông, miền Tây                                      b. miền Nam, miền Bắc

c. miền ngược, miền xuôi                                    d. miền trong, miền ngoài

Câu 20: tháng 7/1908, cuộc đấu tranh của công nhân ở Bom-bay buộc thực dân Anh phải:

a. thả Ti-lắc                                                          b. thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan

c. tăng lương, giảm giờ làm                                d. giảm tô thuế

 

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Hội nghị Ianta (2.1945) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.                        

B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn cuối.  

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.

Câu 2: Những nước tham dự hội nghị Ianta là

A. Mỹ, Anh, Pháp.               B. Mỹ, Anh, Liên Xô.          C. Anh, Pháp, Liên Xô.        D. Mỹ, Pháp, Liên Xô.

Câu 3:  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không dựa vào lý do nào

A. Các nước Đông Nam Á muốn  đấu tranh với chủ nghĩa thực dân.

B. Nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập.

C. Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.

D. Xu thế khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả.

Câu 4: Mục tiêu của tổ chức ASEAN là phát triển về:

A. Chính trị và kinh tế.          B. Kinh tế và văn hóa.        C.  Chính trị và quân sự  D. Văn hóa và xã hội.

Câu 5: Sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ sự kiện nào?

A. Hiệp ước Bali được kí kết (1976).

B. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995).

C. Hiến chương ASEAN được kí kết (2007).

D. Vấn đề Campuchia được giải quyết (1989).

Câu 6: Quốc gia nào thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

A. Campuchia.                     B. Ấn Độ.                        C. Nhật Bản.                          D. Hàn Quốc.

Câu 7: Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng nâng cao là kết quả của thời kỳ nào?

A. Nội chiến 1946-1949

B. Công cuộc cải cách và mở cửa từ 1978 -2000

C.  Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959

D.  Trung Quốc những năm không ổn định 1959-1978

Câu 8: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là:

A. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.

B. Xu thế toàn cầu hóa.

C. Sự hình thành các liên minh kinh tế.

D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.

Câu 9: Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2?

A. Liên Xô                                B. Anh                           C. Mĩ                              D. Nhật Bản

Câu 10: Mĩ phát động "chiến tranh lạnh" nhằm mục đích:

A. Chống Liên Xô và các nước XHCN.                           B. Chống Liên Xô và các nước TBCN.

C. Chống các nước TBCN trên thế giới.                       D. Chống các nước TBCN phương Tây đang lớn mạnh.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau.

D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Câu 12. Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là?

A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.

C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.

Câu 13. Những yếu tố dưới đây yếu tố nào không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.

B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.

C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.

Câu 14. Vì sao từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?

A. Chiến lược kinh tế hướng nội không còn phù hợp nữa, bộc lộ nhiều hạn chế.

B. Không muốn phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.

C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

D. Cần cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương.

Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy" vì:

A.núi lửa thường xuyên hoạtđộng

D. lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động giành lại chủ quyền dân tộc

B.cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh

C.phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hìnhthức

Câu 16. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

A. Mĩ có sức mạnh về quân sự.          C. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước XHCN.

B. Mĩ có thế lực về kinh tế .                 D. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ  20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?

A.Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.          

B.Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới .

C.Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản.        

D.Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

Câu 18. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ những năm 50 trở đi ?

A. Sự phát triển nhảy vọt.      C. Sự phát triển thần kì.         B. Sự phát triển vượt bật.    D. Sự phát to lớn.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?

A. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á.                    B. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.

C. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường.                             D. Xung đột ở Trung Cận Đông.

Câu 20. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp                                                  

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ một số lĩnh vực quan trọng.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Hội nghị XanPhranxico (từ tháng 4/1945 đến tháng 6/1945)  giải quyết vấn đề gì?

A. Thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.

B. Tuyên bố tổ chức Liên hợp quốc chính thức đi vào hoạt động.

C. Là phiên họp đầu tiên của Liên hợp quốc.

D. Họp bàn về việc thành lập các cơ quan của Liên hợp quốc.

Câu 2: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

A. tiêu diệt tận gốc chủ Nghĩa phát xít.                

B. Duy trì hòa  bình và an ninh thế giới.

C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.        

D. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đối tượng và mục tiêu chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là:

B.chống thực dân Anh, đòi thành lập Liên Minh hồi giáo.

C.chống thực dân Anh, đòi độc lập, tự do.

D.chống thực dân Anh, đòi quy.ền tự trị.

Câu 4. Theo trật tự hai cực Ianta, những nước nào có ảnh hưởng và chi phối quan hệ quốc tế?

A. Mỹ, Anh.                       B. Mỹ, Liên Xô.                              C. Mỹ, Nhật.                          D. Mỹ, Đức.

Câu 5: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN gồm:

A.  Xingapo,Philíppin,Thái Lan,Inđônêxia,Malaixia            

B.  Inđônêxia,Malaixia,Mianma,Thái Lan,Xingapo

C. Inđônêxia,Mianma,Malaixia,Philíppin,Xingapo             

D. Inđônêxia,Malaixia,Việt Nam, Thái Lan,Xingapo

Câu 6: Đến đầu thập kỷ 70,các nước Tây Âu đã trở thành:

A. Một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới 

B. Khối kinh tế tư bản,đứng thứ hai thế giới

C.Tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh       

D.Trung tâm công nghiệp quốc phòng lớn nhất thế giới

Câu 7: Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất vì?

A. Đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.

C. Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. Hiến chương quy định tổ chức bộ máy của Liên hợp quốc.

Câu 8: Lĩnh vực Nhật Bản tập trung sản xuất là:

A.  Công nghiệp dân dụng                                       

B. Công nghiệp hàng không vũ trụ

C. công nghiệp phần mềm                                      

D. Công nghiệp xây dựng

Câu 9: Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất?

A. Hợp tác với các nước khác                                   

B. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học

C. Mua bằng phát minh sáng chế                             

D. Hợp tác với nước Mĩ

Câu 10. Một trong những mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là

A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.                          

B. khắc phục hậu quả sau chiến tranh.

C. giúp đỡ các nước thành viên về kinh tế, văn hóa.      

D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 11. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?

A. 5.                               B. 7.                      C. 10.                            D.15   

Câu 12. Thành tựu nào được xem là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950 – 1973?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B.  Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới .

C.  Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

D.  Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. 

Câu 13. Liên Xô có tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước ( 1950 – 1970) đã chứng tỏ

A. Liên Xô trở thành cường quốc công nông nghiệp.

B. Liên Xô chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp.

C. Liên Xô chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nông nghiệp.

D. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mĩ).

Câu 14. Theo hiệp ước Ba-li thì yếu tố nào đươc đây không được xem là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

C. Chỉ sự dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.

D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội.

Câu 15. Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

A. Lần lượt gia nhập ASEAN.                                        B. Đều giành được độc lập.

C. Trở thành các nước công nghiệp mới.                        D.Tham gia vào Liên hợp quốc.

Câu 16. Nội dung cơ bản nhất của chiến lược kinh tế hướng ngoại mà nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện là

A. thu hút vốn đầu tư.                                                    

C. “mở cửa” nền kinh tế.

B. phát triển ngoại thương.                                 

D. sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Câu 17. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.                           C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

B. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí       .D. Chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước

Câu 18. Liên minh châu Âu (EU) ra đời không chỉ nhằm hợp các liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn

A. cả trong lĩnh vực chính trị và an ninh chung.                   

C. cả trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh chung.

B. cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.   

D. cả trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại.

Câu 19. Quan hệ Việt Nam-EU ( thiết lập 1990) diễn ra trên những lĩnh vực nào ?

A.Trên tất cả các lĩnh vực theo chiều sâu.                           

C. Trên lĩnh vực công nghệ và giáo dục.

B.Trên lĩnh vực công nghiệp và thủy sản.                           

D.Trên lĩnh vực nông nghiệp và dầu khí.

Câu 20. Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?

A. Những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.

B. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

D. Những quyết định của Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam.                                                               

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề kiểm tra các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?