TRƯỜNG THPT THẢO NGUYÊN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của sắt?
A. Kim loại nặng khó nóng chảy B. Màu vàng nâu, dẻo dễ rèn
C. Dẫn điện và nhiệt tốt D. Có tính nhiễm từ
Câu 2. Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
A. Pirit (FeS2) B. Hematit nâu ( Fe2O3)
C. Manhetit (Fe3O4) D. Xiđerit ( FeCO3)
Câu 3. Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,3 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là: A. 233g. B. 46,4g. C. 139,2g. D. 92,8g.
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là :
A. 6,72. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36.
Câu 5. Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 6. Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 10,4 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 gam B. 27,0 gam. C. 5,4 gam. D. 7,2 gam
Câu 7. Để oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,3 mol và 0,8 mol. B. 0,15 mol và 1,6 mol.
C. 0,3 mol và 1,6 mol. D. 0,15 mol và 0,4 mol.
Câu 8. Chọn câu không đúng.
A. CrO là oxit bazơ B. Cr2O3 là oxit lưỡng tính
C. CrO3 là oxit axit D. Cr(OH)3 là bazơ lưỡng tính
Câu 9. Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe là
A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]3d6. D. [Ar]4s23d4.
Câu 10. Sắt (III) hidroxit là tên gọi chất nào sau đây?
A. Fe2O3 B. Fe(OH)2 C. FeO D. Fe(OH)3
Câu 11. Cho hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch B ( chỉ chứa các muối sunfat) và 89,6 lít NO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch B thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 157,5 B. 73,85 C. 173,4 D. 78,75
Câu 12. Có các phát biểu sau:
1. Zn có thể khử được Cr3+ trong H+ thành Cr2+.
2. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7 thì dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
3. P, S, C tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
4. Oxi hóa Cr3+ bằng Br2 trong môi trường kiềm sẽ thu được CrO42-.
5. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4 cho kết tủa màu vàng .
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 13. Dãy chất đều tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội là
A. Cu, Zn, Mg. B. Al, Cr, Fe. C. Zn, Fe, Al. D. Ag, Al, Cu.
Câu 14. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y.Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là
A. Fe3O4 và 2,76 gam. B. Fe3O4 và 6,96 gam. C. Fe2O3 và 8,00 gam. D. FeO và 7,20 gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 10,4 g kim loại X vào dd HNO3 loãng dư thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc),sản phẩm khử duy nhất. Kim loại X là:
A. Pb B. Fe C. Zn D. Cr
Câu 2. Cho phương trình phản ứng:
Tỷ lệ a:b là A. 1:6 B. 2:3 C. 3:2 D. 6:1
Câu 3. Có các phát biểu sau:
1. Zn có thể khử được Cr3+ trong H+ thành Cr2+.
2. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7 thì dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
3. P, S, C tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
4. Oxi hóa Cr3+ bằng Br2 trong môi trường kiềm sẽ thu được CrO42-.
5. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4 cho kết tủa màu vàng .
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 4. Sắt (III) hidroxit là tên gọi chất nào sau đây?
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe(OH)2 D. Fe(OH)3
Câu 5. Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg. C. Cu, Fe, ZnO, MgO. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 6. Hòa tan 30 g hỗn hợp một số kim loại vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ), tới khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít(đktc) SO2, 3,2 gam S và 0,112 lít(đktc) H2S. Xác định số mol H2SO4 đã phản ứng và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng?
A. 0,725 mol và 75,12 g B. 0,727 mol và 75,12 g C. 0,725 mol và 72,15 g D. 0,752 mol và 72,15 g
Câu 7. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam.
C. không màu sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 8. Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,3 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
A. 46,4g. B. 92,8g. C. 139,2g. D. 233 g.
Câu 9. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu trắng hơi xanh.
B. kết tủa màu nâu đỏ.
C. kết tủa màu xanh lam.
D. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là :
A. 2,24. B. 4,48. C. 6,72. D. 3,36.
Câu 11. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y.Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là
A. Fe3O4 và 2,76 gam. B. Fe3O4 và 6,96 gam. C. Fe2O3 và 8,00 gam. D. FeO và 7,20 gam.
Câu 12. Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe là
A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]3d6. D. [Ar]4s23d4.
Câu 13. Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
A. Pirit (FeS2) B. Hematit nâu ( Fe2O3) C. Xiđerit ( FeCO3) D. Manhetit (Fe3O4)
Câu 14. Dãy chất đều tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội là
A. Cu, Zn, Mg. B. Zn, Fe, Al. C. Ag, Al, Cu. D. Al, Cr, Fe.
Câu 15. Cho Cr(Z=24), cấu hình electron của ion Cr3+ là:
A. [Ar]3d4. B. [Ar]3d2. C. [Ar]3d5. D. [Ar]3d3.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 10,4 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 gam B. 27,0 gam. C. 5,4 gam. D. 7,2 gam
Câu 2. Cho hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch B ( chỉ chứa các muối sunfat) và 89,6 lít NO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ vào dung dịch B thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 157,5 B. 173,4 C. 73,85 D. 78,75
Câu 3. Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
A. Xiđerit ( FeCO3) B. Hematit nâu ( Fe2O3) C. Pirit (FeS2) D. Manhetit (Fe3O4)
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là :
A. 6,72. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 5. Sắt (III) hidroxit là tên gọi chất nào sau đây?
A. FeO B. Fe(OH)2 C. Fe2O3 D. Fe(OH)3
Câu 6. Dãy nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự tính khử tăng dần:
A. Ni, Fe, Zn ,Pb, Al, Cr B. Pb, Sn, Ni, Fe, Cr, Zn
C. Pb, Sn, Fe, Cr, Ni, Zn D. Pb, Ni, Sn, Zn,Cr, Fe
Câu 7. Khử hoàn toàn 53,6 g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng 20,16 lít khí CO (đktc) ở nhiệt độ cao. Khối lượng chất rắn thu được sau khi kết thúc phản ứng là:
A. 35,6g B. 39,2g C. 39,5g D. 33,36g
Câu 8. Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là
A. amelec B. gang C. thép D. đuyra
Câu 9. Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,3 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
A. 233g. B. 92,8g. C. 139,2g. D. 46,4g.
Câu 10. Có các phát biểu sau:
1. Zn có thể khử được Cr3+ trong H+ thành Cr2+.
2. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7 thì dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
3. P, S, C tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
4. Oxi hóa Cr3+ bằng Br2 trong môi trường kiềm sẽ thu được CrO42-.
5. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4 cho kết tủa màu vàng .
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 11. Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là :
A. 14,7 gam. B. 15,4 gam. C. 20,4 gam D. 29,4gam
Câu 12. Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe là
A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]4s23d4. C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d54s1.
Câu 13. Nhúng một thanh sắt có khối lượng 56 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 . Khi phản ứng xong lấy thanh sắt ra đem cân thấy nặng 56,8 gam. Nồng độ mol/l dung dịch CuSO4 là :
A. 0,25 M B. 10 M C. 0,5 M D. 1 M
Câu 14. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y.Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là
A. FeO và 7,20 gam. B. Fe3O4 và 6,96 gam. C. Fe2O3 và 8,00 gam. D. Fe3O4 và 2,76 gam.
Câu 15. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.
B. kết tủa màu nâu đỏ.
C. kết tủa màu xanh lam.
D. kết tủa màu trắng hơi xanh.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1. Hòa tan 30 g hỗn hợp một số kim loại vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ), tới khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít(đktc) SO2, 3,2 gam S và 0,112 lít(đktc) H2S. Xác định số mol H2SO4 đã phản ứng và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng?
A. 0,725 mol và 75,12 g B. 0,752 mol và 72,15 g C. 0,727 mol và 75,12 g D. 0,725 mol và 72,15 g
Câu 2. Có các phát biểu sau:
1. Zn có thể khử được Cr3+ trong H+ thành Cr2+.
2. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7 thì dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
3. P, S, C tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
4. Oxi hóa Cr3+ bằng Br2 trong môi trường kiềm sẽ thu được CrO42-.
5. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4 cho kết tủa màu vàng .
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 3. Nhúng một thanh sắt có khối lượng 56 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 . Khi phản ứng xong lấy thanh sắt ra đem cân thấy nặng 56,8 gam. Nồng độ mol/l dung dịch CuSO4 là :
A. 10 M B. 0,25 M C. 0,5 M D. 1 M
Câu 4. Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của sắt?
A. Dẫn điện và nhiệt tốt B. Màu vàng nâu, dẻo dễ rèn
C. Kim loại nặng khó nóng chảy D. Có tính nhiễm từ
Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư
(5) Cho Fe đến dư vào dung dịch H2SO4 đặc ,nóng
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(III)?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 6. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. HCl, Al(OH)3. B. Cl2, NaOH. C. NaCl, Cu(OH)2. D. HCl, NaOH.
Câu 7. Chọn câu không đúng.
A. Cr2O3 là oxit lưỡng tính B. CrO3 là oxit axit C. CrO là oxit bazơ D. Cr(OH)3 là bazơ lưỡng tính
Câu 8. Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,3 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
A. 46,4g. B. 233g. C. 139,2g. D. 92,8g.
Câu 9. Cho 8 gam hỗn hợp gồm Fe, Cr tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 (loãng nóng), thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Cho 175 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A, để trong không khí cho đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45,25 B. 90,90 C. 13,75 D. 45,45
Câu 10. Cho Cr(Z=24), cấu hình electron của ion Cr3+ là:
A. [Ar]3d4. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d2. D. [Ar]3d3.
Câu 11. Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, FeO, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 12. Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe là
A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d54s1. D. [Ar]4s23d4.
Câu 13. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y.Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là
A. Fe2O3 và 8,00 gam.
B. Fe3O4 và 6,96 gam.
C. Fe3O4 và 2,76 gam.
D. FeO và 7,20 gam.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thảo Nguyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !