Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Trà My

TRƯỜNG THPT NAM TRÀ MY

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là

A. Fe(OH)3.

B. Fe(OH)2.

C. Fe2O3.

D. FeO.

Câu 2: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?

A. Fe(OH)3, Al(OH)3.

B. Cr(OH)3, Al(OH)3.

C. NaOH, Al(OH)3 .

D. Cr(OH)3, Fe(OH)3.

Câu 3: Để khử hoàn toàn 8,0g bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

A. 5,4g.

B. 8,1g.

C. 1,35g.

D. 2,7g.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.

B. 2,24.

C. 4,48.

D. 1,12.

Câu 5: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

A. KNO3.

B. CuSO4.

C. Na2CO3.

D. CaCl2.

Câu 6: Cho dãy kim loại: Na, Al, Fe, Cu, Cr, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 7: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III) ?

A. Dung dịch CuSO4.

B. Dung dịch HNO3 loãng dư.

C. Dung dịch H2SO4 loãng.

D. Dung dịch HCl.

Câu 8: Số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là

A. +2, +4, +6.

B. +2,+3,+6.

C. +3, +4, +6.

D. +2, +3, +4.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố 26Fe thuộc nhóm

A. VIB.

B. IA.

C. IIA.

D. VIIIB.

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là

A. Fe3O4.

B. Fe.

C. FeO.

D. Fe2O3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: X3+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d5. Cấu hình electron của X2+ là

A. 1s22s22p63s23p64s23d3.

B. 1s22s22p63s23p63d5.

C. 1s22s22p63s23p63d6.

D. 1s22s22p63s23p63d64s2.

Câu 2: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là

A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.

B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.

C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.

D. dung dịch trong suốt.

Câu 3: Trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 để sản xuất Al, criolit (3NaF, AlF3) có tác dụng

(1) Tạo hỗn hợp dẫn điện tốt hơn

(2) Hạ nhiệt độ nóng chảy Al2O3

(3) Hạn chế Al sinh ra bị oxi hóa bởi không khí

Số tác dụng đúng là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 4: Hoà tan Fe vào dd AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2.

B. Fe(NO3)3.

C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

D. Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 5: Hợp chất không có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.

B. Al2O3.

C. Al2(SO4)3.

D. NaHCO3.

Câu 6: Cho vào dung dịch AlCl3 một lượng Na từ từ đến dư. Sau phản ứng có hiện tượng là

A. Na tan dần, Al kết tủa.

B. Na tan dần, có khí thoát ra và kết tủa xuất hiện.

C. Na tan dần, có khí thoát ra và kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần.

D. Na tan dần, dung dịch trong suốt rồi lại có kết tủa.

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4 và FeSO4.

B. MgSO4.

C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.

D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.

Câu 8: Các thí nghiệm sau:

1. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

4. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

Số thí nghiệm không thu được kết tủa là

A. 0.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 9: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là

A. Hematit.

B. Xiđehit.

C. Manhetit.

D. Pirit.

Câu 10: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?

A. Fe + HNO3.

B. Dung dịch Fe(NO3)3 + Fe.

C. FeO + HNO3.

D. FeS + HNO3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phản ứng hóa học nào không xảy ra khi thực hiện quá trình luyện gang trong lò cao?

A. C + O2 → CO2.

B. C + 2O2 → 2CO.

C. 2C + O2 → 2CO.

D. Cả A và C.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.

B. Al2O3 là một oxit trung tính.

C. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.

D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.

Câu 3: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của các hợp chất: FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3?

A. Tính khử.

B. Tính oxi hoá.

C. Tính bazơ

D. Tính axit.

Câu 4: Cho 32,04 gam AlCl3 vào 500 ml dung dịch NaOH 1,6M sau khi phản ứng xong thu được thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 12,48 gam.

B. 4,68 gam.

C. 18,72gam.

D. 6,24 gam.

Câu 5: Nhôm không tan trong dung dịch nào dưới đây?

A. HCl.

B. H2SO4.

C. KHSO4.

D. NH3.

Câu 6: Quặng manđehit chứa

A. Fe2O2.

B. Fe2O3.nH2O.

C. Fe3O4.

D. FeCO3.

Câu 7: Crom không tan được trong dung dịch

A. H2SO4 đặc, nguội.

B. HBr đặc, nguội.

C. HCl đặc.

D. HNO3 đặc, nóng.

Câu 8: Biết cấu hình của Fe là: 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn là

A. Ô: 26, chu kì: 4, nhóm VIIIB.

B. Ô: 25, chu kì: 3, nhóm IIB.

C. Ô: 26, chu kì: 4, nhóm IIA.

D. Ô: 20, chu kì: 3, nhóm VIIIA.

Câu 9: Các số oxi hoá đặc trưng của Crom trong hợp chất là

A. +1, +2, +4, +6.

B. +3, +4, +6.

C. +2, +4, +6.

D. +2, + 3, +6.

Câu 10: Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt nguyên chất bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4,8g. Oxit sắt đã dùng là

A. Fe2O

B. Fe2O3

C. FeO

D. Fe3O4

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: chất X + H2SO4 → FeSO4 + SO2 + H2O. Hãy cho biết, chất X có thể là chất nào trong số các chất sau?

A. FeSO3.

B. FeS.

C. Fe.

D. Tất cả đều thoả mãn.

Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+ là

A. [Ar]3d5.

B. [Ar]3d4.

C. [Ar]3d2.

D. [Ar]3d3.

Câu 3: Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch: FeCl2, FeCl3, CrCl3, CuCl2 là

A. Dung dịch H2SO4 loãng.

B. Quỳ tím.

C. Dung dịch Ba(OH)2 dư.

D. Dung dịch HCl.

Câu 4: Khi đốt Fe với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có oxi thu được chất X. Hãy cho biết công thức của X.

A. FeS.

B. FeS2.

C. Fe2S3.

D. Cả hỗn hợp 3 chất.

Câu 5: Cho 5,4 gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 loãng 1M, nóng, vừa đủ không thấy có khí thoát ra. Thể tích HNO3 đã dùng là

A. 750 ml.

B. 250 ml.

C. 200 ml.

D. 400 ml.

Câu 6: Crom không tan được trong dung dịch

A. H2SO4 đặc, nguội.

B. HBr đặc, nguội.

C. HCl đặc.

D. HNO3 đặc, nóng.

Câu 7: Ion Al3+ bị khử trong trường hợp nào sau đây?

A. Điện phân Al2O3 nóng chảy.

B. Điện phân dd AlCl3 với điện cực trơ có màng ngăn.

C. Dùng H2 khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.

D. Thả Na vào dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 8: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

A. 20.

B. 80.

C. 60.

D. 40.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

B. Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O.

C. 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

D. 6FeCl2 + 3Br2 → 2FeBr3 + 4FeCl3.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 5,81 gam.

B. 6,81 gam.

C. 4,81 gam.

D. 3,81 gam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Trà My, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?