TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN GIÀU | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Vào năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn những thanh niên yêu nước để lập ra Cộng sản đoàn từ tổ chức.
A. Tâm tâm xã
B. Tân Việt cách mạng đảng
C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 2. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã xác định lãnh đạo của cách mạng Đông Dương là
A. Giai cấp tư sản dân tộc
B. Giai cấp tiểu tư sản trí thức
C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
D. Giai cấp công nhân với đôi tiên phong là Đảng cộng sản
Câu 3. Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc đia lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?
A. Tăng nhanh về số lượng
B. Tăng nhanh về chất lượng
C. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng
D. Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc
Câu 4. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. Báo Thanh niên
B. Tác phẩm “Đường Cách Mệnh”
C. Bản án chế độ thực dân Pháp
D. Báo Người cùng khổ
Câu 5. Tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam?
A. Quyền lợi gắn với đế quốc, thái độ phản động, kẻ thù của cách mạng
B. Ít nhiều có tinh thần dân tộc, nhưng không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương
C. Yêu nước, có tinh thần chống đế quốc, chống phong kiến cao
D. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Câu 6. Nguyên tắc tư tưởng trong Chương trình hành đông của Việt Nam Quốc dân đảng năm 1929 là
A. Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới
B. Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày
C. Tự do, bình đẳng, bác ái
D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giác ngộ đảng viên
Câu 7. Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
B. Đảng cộng sản Việt Nam
C. Đông Dương cộng sản Đảng
D. Đông Dương cộng sản liên đoàn
Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Đưa yêu sách đến hội nghị Vécxai
B. Đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari
Câu 9. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là
A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản
B. Thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để
C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc
D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc
Câu 10. Hạn chế trong hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là
A. Nội bị chia rẽ, công kích lần nhau, tranh giành ảnh hưởng của quần chúng
B. Chưa tập hợp được khối liên minh công – nông
C. Làm cho phong trào cách mạng Việt Nam đi chệch hướng cách mạng vô sản
D. Chưa thực hiện đoàn kết quốc tế
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | C | A | A | C | C | B | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | C | D | A | B | A | D | C | B | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | C | A | C | B | B | D | A | A | A |
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới?
A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế Cộng sản, sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây là không đúng về ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp và đường lối cách mạng Việt Nam.
B. Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những thắng lợi của cách mạng.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính đảng mạnh nhất giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Câu 3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì:
A. là lực lượng đông đảo nhất.
B. có ý thức quyền lợi giai cấp.
C. có tinh thần cách mạng triệt để.
D. có lòng yêu nước nồng nàn.
Câu 4. Tính sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện:
A. vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu.
B. vai trò lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản.
C. xác định con đường cách mạng Việt Nam trước tiên là làm cách mạng tư sản dân quyền sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và vô sản quốc tế.
Câu 5. Đánh giá nào sau đây là đúng về vai trò của giai cấp tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1929?
A. Giai cấp tư sản từ một lực lượng chính trị độc lập trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Giai cấp tư sản hoàn toàn không có vai trò gì trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925.
C. Giai cấp tư sản dân tộc là một bộ phận trong phong trào dân tộc dân chủ, có đóng góp nhất định trong cuộc đấu tranh dân tộc.
D. Giai cấp tư sản vừa đấu tranh chống thực dân Pháp, chống phong kiến vừa bóc lột tàn tệ giai cấp công nhân.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên?
A. Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng.
C. Xác định lực lượng cách mạng chủ yếu là công nông, còn đại địa chủ, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản thì phải lôi kéo hoặc làm cho họ trung lập.
D. Cương lĩnh coi cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.
Câu 7. Nội dung nào thể hiện rõ nét nhất tính chất nhân văn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
B. Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân đồng thời phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam.
C. Xác định cách mạng Việt Nam đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới.
D. Xác định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 8. Đánh giá nào sau đây là đúng về vai trò của giai cấp công nhân trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1929?
A. Giai cấp công nhân là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất.
B. Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng, đi đầu trong các phong trào dân tộc dân chủ.
C. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến, có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam.
Câu 9. Những giai cấp, tầng lớp nào dưới đây mà Đảng ta có thể trung lập hoặc lôi kéo họ đứng vào hàng ngũ cách mạng để đấu tranh giải phóng dân tộc?
A. Bộ phận đại địa chủ và tư sản mại bản.
B. Bộ phận tiểu tư sản trí thức và giai cấp công nhân.
C. Bộ phận trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc.
D. bộ phận tiểu tư sản trí thức và tư sản mại bản.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây là đúng về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.
B. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và giải phóng giai cấp.
C. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
D. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng học thuyết Mác - Lê nin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. C | 2. C | 3. C | 4. A | 5. C | 6. C | 7. B | 8. C | 9. C | 10. A |
11. A | 12. A | 13. B | 14. C | 15. D | 16. B | 17. C | 18. D | 19. C | 20. D |
21. C | 22. A | 23. B | 24. B | 25. A | 26. A | 27. C | 28. D | 29. A | 30. D |
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Ngày 23-9-1945, ở Nam Bộ đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Thực dân Pháp xả súng vào nhân dân Nam Bộ
B. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền Nam Bộ đầu hàng
C. Thực dân Pháp chính thức nổ xâm lược Việt Nam lần thứ hai
D. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Nam Bộ
Câu 2. Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với Trung Hoa Dân Quốc?
A. Tạm thời hòa hoãn
B. Đấu tranh vũ trang
C. Đấu tranh chính trị
D. Đấu tranh ngoại giao
Câu 3. Từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với thực dân Pháp
A. Kháng chiến chống Pháp
B. Vừa đánh vừa đàm
C. Hòa để tiến
D. Đầu hàng
Câu 4. Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã có chủ trương gì vào ngày 12-12-1946?
A. ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến
B. ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc
C. quyết định phát động cả nước kháng chiến
D. ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Câu 5. Chiến thắng nào của quân nhân Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp lần thứ hai đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông
D. Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ
Câu 6. Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp khi mở cuộc tiến công lên Việt Bắc vào cuối năm 1947 là
A. triệt đường liên lạc quốc tế của ta
B. tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn
C. tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
D. Khóa chặt biên giới Việt - Trung
Câu 7. Chiến thắng nào đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
C. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951-1952
D. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952
Câu 8. “Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng cho chúng” là một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch quân sự nào?
A. Kế hoạch Valuy
B. Kế hoạch Rơve
C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi
D. Kế hoạch Nava
Câu 9. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là
A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh
B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự
D. Buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh
Câu 10. Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là
A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu
B. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất
C. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu
D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. C | 2. A | 3. C | 4. A | 5. A | 6. C | 7. B | 8. C | 9. C | 10. C |
11. A | 12. B | 13. B | 14. B | 15. B | 16. A | 17. D | 18. B | 19. B | 20. D |
21. B | 22. C | 23. A | 24. C | 25. B | 26. D | 27. C | 28. A | 29. B | 30. A |
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1. Sau thất bại ở Đông Khê thực dân Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?
A. Từ Cao Bằng lên Bắc Cạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên
B. Cho quân đánh lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng rút về
C. Từ sông Lô tấn công Chiêm Hoá và từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về
D. Quân nhảy dù tấn công Bắc Cạn và quân thuỷ theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang
Câu 2. Ban thuờng vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động toàn quốc kháng chiến nhằm đáp lại hành động bội ước nào của thực dân Pháp
A. Tiến công vào vùng tự do của chính quyền cách mạng ở Hải Phòng, Lạng Sơn
B. Chiếm đóng các cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh
C. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội
D. Khiêu khích chính quyền tại Hải Phòng, Lạng Sơn
Câu 3. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang
A. Phòng ngự chiến lược
B. Đánh lâu dài
C. Vừa đánh vừa đàm
D. Chiến tranh tổng lực
Câu 4. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng là
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. Toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 5. Nội dung chính của kế hoạch Rơve của Pháp là
A. thực hiện tiến công chiến lược miền Trung và miền Nam
B. đánh phá hậu phương của ta
C. tập trung binh lực, xây dựng các đội quân cơ động mạnh
D. tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây
Câu 6. Với kế hoạch nào Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương
A. Kế hoạch Đờ lát Đờ Tátxinhi
B. Kế hoạch Rơve
C. Kế hoạch Nava
D. Đơ Catxtori
Câu 7. Chiến dịch nào dưới đây đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
B. Chiến dịch Việt Bắc - thu đông năm 1947
C. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950
D. Chiến dịch Trung Lào năm 1953
Câu 8. Hội nghị Ban thường vụ TW ĐCS Đông Dương 18-19/12/1946 có quyết định gì?
A. Phát động cả nước kháng chiến
B. Phát động thi đua yêu nước
C. Phát động lao động sản xuất giỏi
D. Phát động tất cả ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh
Câu 9. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nước ta lại diễn ra trước tiên ở các đô thị?
A. Để giam chân Pháp, bảo vệ cơ quan đầu não
B. Vì đây là nơi quân Pháp tập trung lực lượng đông nhất
C. Quân Pháp không quen địa bàn, thuận lợi cho quân dân ta
D. Để các lực lượng phản động không thể phá hoại
Câu 10. Ý nào sau đây giải thích không đúng về nội dung “Kháng chiến toàn dân” trong đuờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng đề ra trong năm 1946-1947
A. Mọi người dân của nước Việt Nam đều phải tham gia kháng chiến
B. Không phân biệt thành phần giai cấp, đảng phái, tôn giáo...trong xã hội
C. Kháng chiến diễn ra trong mọi mặt
D. Đánh Pháp với khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | B | A | D | B | C | A | A | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | C | C | D | B | D | D | C | C | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | A | B | B | A | A | C | B | D | D |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Lịch sử 12 có đáp án Trường THPT Trần Văn Giàu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: