TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O
Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 3: Khử hoàn toàn 1,6 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 2,52 gam. B. 3,36 gam. C. 1,12 gam. D. 1,68 gam.
Câu 4: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +3, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +2; +4, +6.
Câu 5: Oxit lưỡng tính là
A. CrO. B. MgO. C. Cr2O3. D. CaO.
Câu 6: Quặng boxit là nguyên liệu dùng để điều chế kim loại
A. natri. B. đồng. C. nhôm. D. chì.
Câu 7: Cho luồng khí H2 dư đi qua ống nghiệm chứa hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, FeO, Fe3O4. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp thu được sau phản ứng là
A. Al2O3, MgO, Cu, Fe B. Mg, Al, Cu, Fe
C. Al2O3, FeO, MgO, Fe, Cu D. Mg, Al2O3, Cu, Fe
Câu 8: Kim loại nào sau đây tác dụng với axit HCl loãng và khí clo không cho cùng loại muối clorua kim loại
A. Zn B. Cu C. Fe D. Al
Câu 9: Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
A. KOH. B. H2SO4 (đặc, nguội). C. H2SO4 (loãng). D. NaOH.
Câu 10: Cho 0,3 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ba. B. Sr. C. Ca. D. Mg.
Câu 11: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây?
A. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.
B. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
C. Cho Al2O3 tác dụng với nước.
D. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
Câu 12: Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Ba. B. Fe. C. Ag. D. Cu.
Câu 13: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6. B. 1s22s2 2p6 3s23p1. C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6 3s2.
Câu 14: Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. NaCl B. H2SO4 C. KNO3 D. Na2CO3
Câu 15: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh.
B. Thanh Fe có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh.
C. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh.
D. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt màu xanh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch KOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là
A. CH3COOH và C6H5OH. B. CH3COOK và C6H5OK.
C. CH3OH và C6H5OK. D. CH3COOH và C6H5OK.
Câu 2: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?
A. 3 chất. B. 5 chất. C. 4 chất. D. 6 chất.
Câu 3: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q
| X | Y | Z | T | Q |
Quỳ tím | không đổi màu | không đổi màu | không đổi màu | không đổi màu | không đổi màu |
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ | không có kết tủa | Ag ¯ | không có kết tủa | không có kết tủa | Ag ¯ |
Cu(OH)2, lắc nhẹ | Cu(OH)2 không tan | dung dịch xanh lam | dung dịch xanh lam | Cu(OH)2 không tan | Cu(OH)2 không tan |
Nước brom | kết tủa trắng | không có kết tủa | không có kết tủa | không có kết tủa | không có kết tủa |
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.
B. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.
C. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.
D. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.
Câu 4: Trộn 13,35 gam H2NCH2COOCH3 với 200 gam dung dịch NaOH 4% rồi đun cho đến khô được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,28. B. 1,70. C. 16,55. D. 9,70.
Câu 5: Cho 9,3 gam anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 11,85 gam. B. 11,95 gam. C. 12,59 gam. D. 12,95 gam.
Câu 6: Để sản xuất 29,7 gam xenlulozơ trinitrat (H = 75%) bằng phản ứng giữa dung dịch HNO3 60% với xenlulozơ thì khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng là:
A. 23,3 kg B. 31,5 kg C. 42 kg D. 25,2 kg
Câu 7: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, III và IV. C. I, II và IV. D. II, III và IV.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
B. Glucozơ là đồng phân của saccarozơ.
C. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức.
D. Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit axetic.
Câu 9: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin X Y. Chất Y là chất nào sau đây?
A. CH3-CH(NH2)-COONa. B. CH3-CH(NH3Cl)COONa.
C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. CH3-CH(NH3Cl)COOH
Câu 10: Công thức cấu tạo thu gọn của xenlulozơ là
A. (C6H8O2(OH)2)n. B. (C6H5O2(OH)3)n. C. [C6H7O2(OH)3]n D. (C6H7O3(OH)3)n.
Câu 11: Tơ nilon -6,6 thuộc loại
A. tơ nhân tạo. B. tơ thiên nhiên. C. tơ tổng hợp. D. tơ bán tổng hợp.
Câu 12: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hóa người ta dùng kim loại nào?
A. Pb B. Zn C. Cu D. Sn
Câu 13: Cho các hợp chất hữu cơ sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); CH3NH2 (3); NH3 (4). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. 1 < 3 < 2 < 4. B. 1 < 2 < 3 < 4. C. 1 < 2 < 4 <3. D. 1 < 4 < 3 < 2.
Câu 14: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14. B. 15. C. 27. D. 13.
Câu 15: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Fe + dung dịch HCl. B. Cu + dung dịch FeCl3.
C. Cu + dung dịch FeCl2. D. Fe + dung dịch FeCl3.
Câu 2: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?
A. Zn. B. Ni. C. Sn. D. Cr.
Câu 3: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CrO3. B. Na2O. C. MgO. D. CaO.
Câu 4: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 8,61. B. 9,15. C. 10,23. D. 7,36.
Câu 5: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Mg. B. kim loại Ag. C. kim loại Ba. D. kim loại Cu.
Câu 6: Nhận định nào sau đây sai?
A. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3 B. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3
C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2 D. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4
Câu 7: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe(OH)2. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 8: Oxit lưỡng tính là
A. CaO. B. Cr2O3. C. CrO. D. MgO.
Câu 9: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,82 B. 5,74 C. 10,80 D. 2,87
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. Cl2, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. HCl, NaOH. D. Cl2 , Cu(OH)2.
Câu 11: Hòa tan 10gam hỗn hợp bột Fe và FeO bằng một lượng dd HCl vừa đủ thấy thoát ra 1,12 lít khí (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa tách ra đem nung trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn nặng m gam .Trị số của m là bao nhiêu?
A. 16 B. 10 C. 12. D. 8
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56.
Câu 13: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu da cam sang màu vàng. B. màu vàng sang màu da cam.
C. không màu sang màu vàng. D. không màu sang màu da cam.
Câu 14: Cấu hình electron của Cu(Z=29) là
A. [Ar]4s13d10. B. [Ar]4s23d9. C. [Ar]3d104s1. D. [Ar]3d94s2.
Câu 15: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 2,4 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là
A. 19,3 gam. B. 19,4 gam. C. 12,8 gam. D. 19,2 gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A. 14,2g. B. 7,1g. C. 28,4g. D. 19,1g.
Câu 2: Trung hòa 11,4 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M . CTPT của X là
A. C2H5N B. C3H7N C. C3H9N D. CH5N
Câu 3: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. B. dung dịch KOH và CuO.
C. dung dịch KOH và dung dịch HCl. D. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 .
Câu 4: Tơ nilon -6,6 thuộc loại
A. tơ tổng hợp. B. tơ nhân tạo. C. tơ bán tổng hợp. D. tơ thiên nhiên.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,12 B. 2,76 C. 2,97 D. 3,36
Câu 6: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên là
A. (C4H8)n B. (C2H4)n C. (C4H6)n D. (C5H8)n
Câu 7: Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5. B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.
C. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5. D. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.
Câu 8: Cho 9,3 gam anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl, khối lượng muối thu được là
A. 11,85 gam. B. 11,95 gam. C. 12,59 gam. D. 12,95 gam.
Câu 9: Cho các hợp chất hữu cơ sau: C6H5NH2 (1); (CH3)2NH (2); CH3NH2 (3); NH3 (4). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là
A. 1 < 2 < 4 <3. B. 1 < 3 < 2 < 4. C. 1 < 2 < 3 < 4. D. 1 < 4 < 3 < 2.
Câu 10: Cho 20,0 gam hỗn hợp gồm ba amin đơn chức, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 180 ml B. 240 ml C. 360 ml D. 320 ml
Câu 11: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
A. β-aminoaxit. B. axit cacboxylic. C. α-aminoaxit. D. este.
Câu 12: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N?
A. 3 chất. B. 5 chất. C. 4 chất. D. 6 chất.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
B. Amin có tính bazơ do trên N có cặp e chưa tham gia liên kết.
C. Các amin đều có tính bazơ.
D. Anilin có tính bazơ rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 14: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 11,25 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 28,35 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là
A. 39,6. B. 61,5. C. 75. D. 66.
Câu 15: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N?
A. 4 amin. B. 5 amin. C. 7 amin. D. 6 amin.
---(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập và chọn chức năng tải về máy)---
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Thánh Tông, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!