Bộ 4 đề đọc - hiểu ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Đạ Tẻh

                                                  

                                     BỘ 4 ĐỀ LUYỆN TẬP PHẦN ĐỌC – HIỂU ÔN TẬP NGỮ VĂN 12

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4)

Học trò con trai ma qủy
học trò con gái thần tiên
thầy bắt thần tiên ngồi kèm ma qủy

Bén hơi ma qủy ghẹo thần tiên
lập lòe đom đóm vĩnh cửu
ô mai đổi kẹo bạc hà

Lấm láp trang đời mỗi dày mỗi kịch
tuổi học trò đồng nghĩa với trang thơ
thời gian không mất trắng bao giờ

Câu chuyện học trò không đầu không cuối
tình ý học trò quả me chua loét
lưu bút mùa hoa phượng cháy không nguôi

Lá thư học trò vu vơ dấm dúi
nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau
đẹp như là không đâu vào đâu

(Kính gửi tuổi học trò – Nguyễn Duy)

Câu 1. Bài thơ trên được tác giả viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tìm các từ ngữ, hình ảnh gợi nhắc về kỉ niệm tuổi học trò trong bài thơ trên?

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ: Học trò con trai ma quỉ- học trò con gái thần tiên? Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4. Câu thơ “nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau”gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? (trả lời bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng).

Đề 2: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4)

 

Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm         
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.

                 (Trần Nhuận Minh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên ?
Câu 2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?
Câu 3. 

a/ Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Con không…” ?
b/ Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:
                      “Con không bao giờ được hỏi
                        Quê hương họ ở nơi nào?”

Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?

Đề 3: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4)

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

         

  (Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Chủ đề của văn bản trên?

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp trong văn bản trên?  Lời bài hát đem đến cho anh/chị cảm xúc gì?
Câu  4. Sau khi đọc lời bài hát, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về lối sống của tuổi trẻ học đường ngày nay? 

Đề 4: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi (từ Câu 1 đến Câu 4)

“Các anh đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra”   

       ( Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ:  Các anh đứng như tượng đài quyết  tử.

Câu 3. Hai từ bồn chồn, thao thức thể hiện tình cảm gì đối với Trường Sa?

Câu 4. Câu thơ Để một lần Tổ quốc được sinh ra gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì? (Trả lời từ 5 đến 7 dòng) 

           ...........HẾT.........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Đề  1

Câu 1.Bài thơ được viết theo thể thơ tự do (0,25 điểm)

Câu 2.Các từ ngữ, hình ảnh gợi nhắc về kỉ niệm tuổi học trò trong bài thơ: ô mai, kẹo bạc hà, quả me chua loét, mùa hoa phượng, lá thư học trò (0,25 điểm)

(Thí sinh phải trả lời được từ 3 hình ảnh trở lên mới cho 0,25 điểm)

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: Học trò con trai ma qủy- học trò con gái thần tiên: Thí sinh chỉ ra được 1 biện pháp nghệ thuật cũng khuyến khích cho 0,25đ

  • Nghệ thuật thuật đối con trai – con gái, ma qủy – thần tiên
  • Nghệ thuật so sánh: con trai – ma quỷ, con gái – thần tiên
  • Nghệ thuật lặp cấu trúc: học trò con trai… học trò con gái…

⇒ Hiệu quả: Thể hiện vẻ đẹp của tuổi học trò, vừa nghịch ngợm vừa duyên dáng, trong sáng, hồn nhiên. (0,25 điểm)

Câu 4.Thí sinh viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của một đoạn văn. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là gợi ý:

  • Tuổi học trò là quãng thời gian đẹp nhất trong đời người: sống hồn nhiên, trong sáng trong tình thầy cô, bè bạn… Tuổi học trò để lại nhiều kỉ niệm đẹp, trở thành “nỗi nhớ suốt đời” của mỗi con người
  • Cần biết trân trọng, nâng niu quãng thời gian tươi đẹp này
  • Phê phán những kẻ không biết trân trọng tình bạn, tình thầy cô…, đánh mất tuổi học trò ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Đề 2

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự.

Câu 2. “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.
Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống.

Câu 3. 

aTác dụng:

  • Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.
  • Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ

b Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.
Câu 4. Bài học rút ra: Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

       -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Đạ Tẻh. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

  ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?