Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hạ Lang

TRƯỜNG THCS HẠ LANG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này lắng nghe hoa vải nở […].

Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên nhánh cỏ may… Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu về thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.

(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời Tr. 147, NXB Văn học, 2013)

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên “trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều” để làm gì?

Câu 2: Đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng?

Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với miền đất được gọi là miền hoa của giấc mơ ngọt ngào?

II. Tập làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận theo cách qui nạp triển khai câu chủ đề : Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.

Câu 2. (5.0 điểm)

Kỷ niệm đẹp nhất của em về tình bạn tuổi học trò.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

Câu 1: 

- Nhân vật” tôi” trong đoạn trích trên trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều lắng nghe hoa vải nở.

Câu 2:

- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 3:

- Các từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngàn ngạt, li ti, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã.

- Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhân vật tôi trước vẻ đẹp đó.

Câu 4: Tình cảm của tác giả với miền hoa của giấc mơ ngọtngào: yêu say, gắn bó tha thiết…

II. Tập làm văn

Câu 1:

a. Về kỹ năng:

- Biết trình bày đoạn văn theo cách qui nạp (câu chủ đề ở cuối đoạn văn).

- Trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình bằng lập luận chặt chẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát.

b. Nội dung nghị luận: 

- Khiêm tốn là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự kiêu căng , tự phụ.

- Lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống: Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với người khác; khiêm tốn giúp con người nhận thức đúng về những hạn chế của mình để không ngừng học hỏi,…

- Nếu thiếu tính khiêm tốn con người dễ bị thất bại…

- Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp của đạo đức con người.

- Mỗi người cần rèn tính khiêm tốn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đó - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)

b. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)

c. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết."(1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

- Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" ?

Câu 3: (2,0 điểm)

Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên."? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).

Câu 1: (5,0 điểm).

Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

Câu 2: (8,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biến bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2018, tr.140)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b. Trích dẫn trực tiếp.

c. Phép thế: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc." = "Thay vì thế"

Câu 2: (2,0 điểm)

- Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vất ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại.

Câu 3: (2,0 điểm)

Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình. Đồng thời đưa ra lập luận giải thích cho quan điểm đó.)

Ví dụ: Đồng tình vì:

- Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại.

- Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công.

- Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình.

II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).

Câu 1: (5,0 điểm).

Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

- Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không phải là khó khăn to hay nhỏ mà quan trọng là con người có đủ sức để đứng dậy sau những vấp ngã hay không?

Bàn luận vấn đề

- Con người từ khi sinh ra đã không ít lần vấp ngã: Ngày còn bé bụ bẫm, chập chững tập đi qua bao nhiêu lần vấp ngã đứng dậy và tập đi được. Vì vậy giờ ta có trưởng thành thì ta càng phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện.

- Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, học được cách đứng dậy giúp ta vượt qua được khó khăn.

- Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất 1 lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra dc một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp.

- Vấp ngã thất bại chỉ là một chuyện thường tình trong cuộc sống, người muốn thành công đều phải trải qua vấp ngã. Như một vận động viên muốn thành công đều có khó khăn trong quá trình luyện tập, khi thi đấu cũng có lúc vấp ngã nhưng luôn nổ lực phấn đấu rèn luyện để đến được vinh quang, người chiến thắng là người ngã gục cuối cùng trước các đối thủ.

- Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ, sáng suốt hay áp đặt quá khứ vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn.

- Mở rộng: Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)

Phần II. Làm văn (7.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

… Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du.

2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:

- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm.

- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ.

- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều.

3. Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. 

4. Viết đoạn văn:

- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại:

+ Nhớ đêm trăng thề nguyền.

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha.

- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa. Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu.

- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ.

- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con.

- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần. Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa.

- Sử dụng được câu bị động.

Phần II. Làm văn

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hạ Lang. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?