Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hàm Thuận Nam

TRƯỜNG THCS HÀM THUẬN NAM

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (4 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a), b), c):

CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU

Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:

- Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42)

a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé ?

c) Viết đoạn văn bản luận về ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện trong văn bản.

Câu 2. (6 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau đây, trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của

Phạm Tiến Duật:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2018, Trang 13)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (4 điểm)

a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

- Trạng ngữ: Năm 1920

- Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ

- Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm

b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?

- Thứ nhất: Người bố muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố.

- Thứ 2: Đây như một bài học của người bố dành cho con trai "có vay, có trả"

- Thứ 3: Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho bố.

c) Các em tùy chọn ý nghĩa của mình và viết đoạn văn hoàn chỉnh:

- Mở đoạn: nêu vấn đề

- Thân đoạn: Giải thích và bàn luận về vấn đề đó, có 1 câu liên hệ.

- Kết đoạn: khẳng định lại quan điểm đó đúng.

Câu 2. (6 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”...

- Bài thơ đã ghi lại nét ngang tàng, táo bạo, dũng cảm và lạc quan của người lính lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng Việt Nam thời kì đánh Mĩ.

- Trích dẫn 2 đoạn thơ

2. Phân tích

- Khổ thơ thứ nhất diễn tả sự khó khăn, gian khổ thiếu thốn trong chiến tranh và sự ung dung của người lính:

+ Bài thơ làm hiện lên một chiếc xe không kính đang vượt qua bom đạn băng băng tiến ra tiền phương. Hàng vạn chiếc xe “Không kính” vượt qua mưa bom bão đạn, dốc thẳm, khe suối.

+ Điệp khúc “không có kính” được trở đi trở lại với một giọng điệu tinh nghịch, khỏe khoắn, tiếng reo vui, tiếng cười đùa, tiếng hò hát trên con đường trông gai đầy mưa bom bão đạn. Hai câu thơ đầu không nói rõ vì sao “không có kính”. Cấu trúc bài thơ dưới hình thức hỏi đáp. Ba chữ “không” đi liền nhau, hai nút nhấn “bom giật, bom rung” biểu lộ chất lính, đậm chất văn xuôi nghe rất thú vị

+ Tư thế ung dung, hiên ngang đường hoàng, tinh thần dũng cảm, coi thường hiểm nguy. Một tư thế lái xe “ung dung” tuyệt đẹp: thong thả, khoan thai, những cái nhìn dũng mãnh mà hiên ngang: Ung dung buồng lái ta ngồi…

- Khổ thơ thứ hai: Đó là thước phim quay chầm chậm về những gì người lính “nhìn thấy trong sự nguy hiểm, khó khăn, ác liệt ấy.

+ Có gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm.Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng “gió vào xoa mắt đắng”. Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kinh nên mới có cảm giác “đắng” như thế.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (3,0 điểm). Đọc các sự việc sau và trả lời các câu hỏi:

- Ở ngã tư đường, một ông lão bị tai nạn xe. Nhiều người thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua.

- Mẹ Nam đi làm về mệt. Mẹ có nhờ Nam nấu hộ bữa cơm. Nam thản nhiên đáp: “Không được, con bận đi đá bóng với các bạn rồi”

a. Xét theo mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?

Nhiều người đi đường thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua.

b. Xác định lời dẫn trực tiếp có trong các sự việc trên.

c. Em có đồng ý với việc bạn Nam trả lời mẹ trong sự việc nêu trên không? Vì sao?

d. Hai sự việc trên muốn nhắc tới hiện tượng nào trong giới trẻ hiện nay?

Câu 2 (2.0 điểm).

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm.

Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2014, tr.93)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (3,0 điểm). Đọc các sự việc sau và trả lời các câu hỏi:

a. Xét theo mục đích nói, câu văn: "Nhiều người đi đường thấy ông lão đau đớn ngồi bên vệ đường nhưng họ chỉ mặc kệ lướt qua." thuộc kiểu câu trần thuật.

b. Lời dẫn trực tiếp: Nam thản nhiên đáp: “Không được, con bận đi đá bóng với các bạn rồi”

c. Bày tỏ quan điểm của cá nhân em: đồng ý hay không đồng ý, có giải thích vì sao em lại lựa chọn như vậy.

d. Hai sự việc trên muốn nhắc tới hiện tượng bệnh vô cảm trong giới trẻ hiện nay.

Câu 2.

Để viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về bệnh vô cảm. thì đầu tiên các em cần:

- Giải thích được bệnh vô cảm là gì?

- Trong tình huống đưa ra trong đề thi đã thể hiện bệnh vô cảm như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

- Bài học em rút ra được?

Câu 3.

Hướng dẫn:

Nội dung chính: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.

- Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều chuyển từ buồn sang nhớ. Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật.

+ Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào "đền ơn sinh thành" cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.

+ Nàng nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Chữ "tưởng" ở đây có thể xem là một nhãn tự. Nguyễn Du không dùng chữ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu.

+ Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: "Tin sương luống những rày trông mai chờ".

- Rồi bất chợt, nàng liên tưởng đến thân phận "bên trời góc biển bơ vơ" của mình. Kiều băn khoăn tự hỏi: "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai":

+ Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời.

+ Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu nữa: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa được?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Vầng trăng quê em Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.

(Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a) Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)

b) Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? (0,5 điểm)

c) Tìm câu đặc biệt. (0,5 điểm)

d) Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). (0,5 điểm).

Câu 2. (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:

Trong bữa cơm đó, anh Sáu gặp một cái trứng cá to vàng đổ vào chén nó. Nó luôn lấy đũa xoi vào chén, đỏ đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?

Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảu xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về"

Và:

(...) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba về với con.

- Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1

a. Phép liên kết được sử dụng là: phép lặp

b. Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là: mái tóc - Đây là cụm danh từ

c. Câu đặc biệt là câu 5: Khuya

d. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 7: nhân hóa, so sánh.

Câu 2

Gợi ý

- Giới thiệu khái quát về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày vô cùng quan trọng

- Triển khai các luận điểm để chứng minh cho vai trò quan trọng của lời chào:

+ Lời chào là một hình thức khởi đầu một cuộc trò chuyện trong giao tiếp.

+ Lời chào thể hiện thái độ trân trọng, cung kính và thân thiết của mình đối với người khác.

+ Trong đời sống, lời chào như một hình thức xã giao để bắt đầu một cuộc nói chuyện được tự nhiên, lịch sự, cởi mở. Người vai dưới gặp người vài trên mà không biết chào hỏi là bất kính. Người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là thiếu lịch sự, hách dịch, khinh người.

+ Lời chào khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện sự trân trọng của bản thân đối với người khác. Nó giúp ta xác định rõ ràng vị trí mỗi người trong giao tiếp. Từ đó, thực hiện các hoạt động giao tiếp một cách đúng đắn, hiệu quả và đúng mực. Người nhận được lời chào cũng cảm thấy mình cảm được tôn trọng, vui vẻ, hạnh phúc.

+ Lời chào còn có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa dân tộc (lời chào cao hơn mâm cỗ).

- Khái quát lại vấn đề: một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của lời chào.

Câu 3. (5,0 điểm)

Gợi ý:

Phân tích đoạn trích 1: Trước khi nhận cha: Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh

- Các em dẫn dắt vô bài văn có thể lựa chọn qua: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

(Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má". )

- Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hàm Thuận Nam. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?