TRƯỜNG THCS PHỤC HÒA | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần 1 (6,5 điểm) Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu,
1, Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. khổ thơ thứ hai, tác giả viết:
“Ngày ngày một trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ."
Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sống đôi đó có tác dụng gì?
3. Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động bày tỏ
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu chứua thành phân biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).
4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.
Phần II (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
" Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Câu nói: “Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” giúp em hiểu gì về vị danh tướng?
3. Từ cách ứng xử của danh tướng và thầy giáo trong văn bản trên, kết hợp với hiệu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần 1: Đọc hiểu:
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăng miền Bắc, vào viếng lăng Bác. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó.
2. Hình ảnh thực là Mặt Trời ở câu thơ thứ nhất (ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng), đây là Mặt Trời của vũ trụ, của tự nhiên.
Hình ảnh ẩn dụ sóng đôi là hình ảnh Mặt Trời ở dòng thơ thứ 2 (thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ), Mặt Trời này ý chỉ Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại, cứu vớt, dẫn đường cho dân tộc ta ra khỏi đêm trường nô lệ, bởi vậy người chính là Mặt Trời chiếu sáng của đất nước Việt Nam ta.
→ Việc xây dựng cặp hình ảnh sống đôi như vậy giúp tạo được sự song hành trong câu thơ. Qua đó làm bẩy lên được sự vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh - sóng vai cùng với Mặt Trời, vĩnh viễn chiếu sáng, sưởi ấm cho dân tộc Việt Nam.
3. Khổ thơ đã diễn tả một cách vô cùng sâu sắc và tinh tế những cảm xúc của nhà thơ khi đi vào trong lăng, trực tiếp ngắm nhìn di hài của Bác. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để nhắc đến sự ra đi của Bác. Rằng người chỉ đang ngủ một giấc ngủ bình yên và thảnh thơi sau những tháng ngày bôn ba vì tổ quốc mà thôi. Tuy vậy, nhưng từ người vẫn tỏa ra một vầng sáng trong trẻo, ấm ấp. Ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, để chỉ vẻ đẹp thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh trời xanh được xuất hiện, nó ẩn dụ cho sự vĩnh hằng, trường tồn bất diệt của Bác. Tuy Bác đã đi xa, nhưng những gì mà Bác đem lại cho dân tộc ta, những tình cảm ấm áp, chân thành của Người vẫn sẽ luôn còn mãi. Dẫu biết là thế, nhưng dường như những suy nghĩ an ủi ấy không thể nào có thể làm phai mờ đi nỗi đau của những người con, người cháu. Khiến tác giả phải chợt thối lên mà sao nghe nhói ở trong tim. Bởi vì sự ra đi của Bác là một nỗi đau, mất mát vô cùng lớn đối với hàng triệu trái tim Việt Nam.
Từ nối: Tuy vậy
Thành phần biệt lập tình thái: dường như
4.
- Tác phẩm: Đêm nay bác không ngủ
- Tác giả: Minh Huệ
Phần II
1. PTBĐ: Tự sự
2. Qua câu nói, cho thấy được vị danh tướng là một người luôn giữ lòng tôn trọng và biết ơn đối với người thầy giáo đã từng dạy dỗ mình. Tuy nay đã công thành danh toại, nhưng vị danh tướng này vẫn vô cùng kính trọng người thầy giáo cũ của mình. Không hề có hành động xem thường, hay quên tình thầy trò cũ năm xưa. Từ đó chúng ta thấy được một nhân cách sáng ngời, đạo đức cao thượng của vị danh tướng.
3.
Giới thiệu vấn đề: Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người.
Giải thích vấn đề:
- Cách ứng xử là thái độ, hành động của mỗi người trong quan hệ với các cá nhân khác trong xã hội hàng ngày.
- Tấm gương phản chiếu ở đây được dùng với ý là sự phản ánh về chính con người thực hiện hành động cư xử.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 155)
Câu 1 (0,5 điểm). Nếu xuất xứ của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:
"Ðến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Ðó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Trong lúc đó, ngoại nó cho tôi biết, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Bà hỏi:
- Ba con, sao con không nhân?
- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.
- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì?
- Ba không giống cái hình ba chụp với má-
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi
- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biệế, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi.
Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 198, 199)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Trích trong tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên: hình ảnh vầng trăng trong quá khứ, là người bạn thân thiết, tri kỉ
Câu 3 (1,0 điểm).
Nhân hóa, ẩn dụ "vầng trăng tình nghĩa"
- Giúp vầng trăng như một con người sống có tình, có nghĩa là người bạn đã có cùng những kỉ niệm đẹp không thể nào quên.
- Ẩn dụ ở đây cho những con người đã sống với sau đầy tình nghĩa: Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả trong hạnh phúc và gian lao.
Câu 4 (1,0 điểm). HS tự rút ra được bài học gì cho bản thân.
Gợi ý: Không quên nghĩa tình trong quá khứ.
Sống phải thủy chung, tình nghĩa.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Yêu cầu về hình thức: đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng - phân - hợp:
Vấn đề nghị luận: lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Dàn ý:
Giới thiệu vấn đề: lối sống hòa hợp với thiên nhiên.
Giải thích vấn đề:
- Lối sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa.
- Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...
=> lối sống hòa hợp với thiên nhiên là cách chúng ta biết gần gũi, gán bó, bảo vệ, giúp đỡ, yêu mến thiên nhiên.
Bàn luận:
- Thiên nhiên là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.
- Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người: là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.
- Con người không thể sống tách mình ra khỏi thiên nhiên. Thiên nhiên luôn có mặt trong đời sống con người. Mọi nguồn sống của con người đều lấy từ thiên nhiên.
- Thiên nhiên là môi trường sống, bảo vệ và gắn bó với cuộc sống con người. Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cho con người.
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con người: Phê phán những hành động phá hủy hoại thiên nhiên: Trong cuộc sống, còn có nhiều người không có tình yêu thiên nhiên. Họ sẵn sàng hủy hoại thiên nhiên chỉ vì lợi ích của bản thân.
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Đọc - Hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu lên: "Má!Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trong thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
(Trích Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nhân vật anh trong đoạn văn trên là ai ? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhân vật anh trong đoạn văn có tâm trạng như thế nào ? (0,5 điểm)
Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên. Nêu khái niệm lời dẫn trực tiếp. (1,5 điểm)
Câu 5: Xác định khởi ngữ có ở đoạn văn trên. Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ (1,5 điểm)
Phần II. Làm văn (5,0 điểm)
Hiện nay, tình trạng vứt rắc ra đường hoặc ở nơi công cộng rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng này.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I: Đọc - Hiểu (5,0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Câu 2: Nhân vật anh trong đoạn văn trên là ông Sáu
Câu 3: Nhân vật anh trong đoạn văn có tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên, đau đớn vì bé Thu - là con gái ruột thịt lại đang sợ hãi chính mình.
Câu 4: Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên: "Má!Má!"
Khái niệm lời dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 5: Xác định khởi ngữ có ở đoạn văn trên:Còn anh,
Đặc điểm công dụng của khởi ngữ: Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.
Phần II. LÀM VĂN
Dàn ý
a) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề “vứt rác ra đường hoặc ở nơi công cộng rất phổ biến" đã gây nên thực trạng ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi ở nước ta hiện nay.
b) Thân bài
- Vứt rác ra đường hoặc ở nơi công cộn là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ, gây nên ô nhiễm môi trường.
- Nhiều người có thói quen vất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.
- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.
* Thực trạng hiện tượng vứt rác ra đường hoặc ở nơi công cộng rất phổ biến
- Dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân vô tư xả rác bừa bãi ngay trên chính vỉa hè, lề phố.
- Khi đi ăn nhà hàng, mặc dù chủ nhà hàng đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre họ vẫn thản nhiên vứt xuống nền nhà...
- Khi đến các quán nước, sàn nhà đầy những tàn thuốc lá cùng với những bã kẹo cao su,...
- Người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa xuống đường
- Người ngồi trên xe ô tô, xe buýt, xe du lịch thì vứt rác ra đường qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ ngay trên xe.
- Đi bộ ven hồ ta vẫn có thể thấy những que kem đang ăn dở, những mẩu thuốc lá hay những vỏ kẹo được vứt vung vãi dưới lòng đường, tệ hơn là ở trên mặt hồ nước trong xanh
- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.
- Chính bởi hành động vứt rác bừa bãi mà cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng
* Nguyên nhân
- Do sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường và nơi mình sinh sống của người dân.
- Một số người ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà không biết đến cộng đồng, xã hội
- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.
- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.
* Tác hại của hành động vứt rác bừa bãi
- Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí...
- Là tác nhân gây phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.
- Làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.
- Gây tốn kém tiền của cho nhà nước.
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
* Đề xuất biện pháp khắc phục
- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.
- Viết khẩu hiệu, bảng tuyên truyền treo ở những nơi công cộng
- Các trường lớp cần vận động học sinh bỏ rác đúng nơi quy định và áp dụng những hình thức kỷ luật đối với những bạn làm sai quy định.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Phục Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !