Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Bàn Đạt

TRƯỜNG THCS BÀN ĐẠT

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Phần I: Văn- Tiếng Việt (5đ)

Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, tác giả viết:

“Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.”

1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào?  Tác giả là ai? (0,5đ)

2. Đoạn trích trên nằm sau sự việc nào trong truyện? Em hiểu “chúng tôi” là những ai? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích? (1,5đ)

3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên là những con người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Từ việc rung cảm trước vẻ đẹp của họ, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 10 dòng) theo cách tổng-phân-hợp về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, qua đó trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay? (3đ)

II. Phần II. Làm văn (5đ)

Cảm nhận của em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

 (Viễn Phương - Viếng lăng Bác)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần I: Văn- Tiếng Việt (5đ)

Câu 1 (0,5 điểm)

Yêu cầu trả lời:

- Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.

- Tác giả: Lê Minh Khuê.

Câu 2 (1,5đ)

- Yêu cầu trả lời:

+ Đoạn trích trên nằm sau sự việc sau khi Nho bị thương, Phương Định băng bó cho Nho, chị Thao đứng ngoài, sau đó yêu cầu PĐ hát nhưng PĐ k hát và chị cất tiếng hát.

+ “Chúng tôi” là: Phương Định, Nho, Thao.

+ Phẩm chất chung  của họ được thể hiện trong đoạn trích:

  • Hoàn cảnh sống, chiến đấu.
  • Gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
  • Yêu thương, đoàn kết, tinh thần đồng đội.
  • Yêu đời, mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.

Câu 3 (3,0đ)

1. Yêu cầu chung:

Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài NL về 1 vấn đề văn học để tạo lập VB.   Đoạn văn diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc 1 đoạn văn (0,25đ)

- Điểm 0,25:  Thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cài đầu dòng. Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

- Điểm 0:  không đảm bảo yêu cầu trên.

b. Xác định đúng vấn đề  NL(0,25đ)

- Điểm 0,25:  Đúng đề tài, chủ đề. Trình bày nội dung đó theo 1 trong các cách đã học.

- Điểm 0: Xác định sai và trình bày sai  chủ đề.

c. Xác định đúng cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn (0,25đ)

- Điểm 0,25: Trình bày đúng cách Tổng - Phân – Hợp

- Điểm 0: Không đúng cách trình bày nội dung Tổng –Phân – Hợp

d. Chia vấn đề NL thành những ý nhỏ, trình bày nội dung đó theo các cách trình bày nội dung trong 1 đv. (2,0đ)

a. Đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ:

- Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt gian khổ, vất vả đối diện hằng ngày với cái chết.

- Họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Họ luôn đoàn kết, yêu thương nhau như trong 1 nhà.

- Họ luôn yêu đời, mơ mộng.

b. Trách nhiệm của mỗi cá nhân:

- Học tập tốt, kết quả tốt để có tài năng, trí tuệ.

- Rèn luyện tốt để có thể lực tốt.

=> Lập nghiệp xây dựng đất nước.

* Lưu ý: Phần này GV cần có sự linh hoạt trong khi chấm. HS có thể có những cảm nhận riêng, miễn sao giải thích, chứng minh hợp lý.

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: (0,25 điểm)

- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu..

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

II. Phần II: Làm văn (5đ)

1. Yêu cầu chung:

Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài NL để tạo lập VB. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng;  văn diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc 1 bài vănNL  (0,25đ)

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề ; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện sinh động, có dấu ấn cá nhân.

- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề NL (0,25đ)

- Điểm 0,25: Giới thiệu rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự việc, hiện tượng trong đời sống.  Biết trình bày thành 1 bài văn NL.

- Điểm 0: Xác định sai và trình bày sai đối tượng NL.

c. Chia các vấn đề cần NL thành các phần phù hợp; được triển khai hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ  (4đ).

- Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể tham khảo dàn bài sau:

 I, Mở bài:

- Giới thiệu tác giả tác phẩm.

- Nêu ước nguyện của tác giả Viễn Phương, bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn của Viễn Phương.

II. Thân bài:

* Ước nguyện chân thành của nhà thơ.

- Ao ước thành đóa hoa, tiếng chim, cây tre trung hiếu, để mãi quấn quýt bên Bác.

- Trở về MN chuyến thăm lăng trở thành kỉ niệm trong suốt cuộc đời tác giả.

- Thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả cũng là ước nguyện của toàn thể dân tộc Việt Nam.

- Nghệ thuật: Một loạt hình ảnh ẩn dụ.

- Câu thơ thiếu chủ ngữ.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Tiếng Việt(2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1: Câu văn:“Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.” (Tô Hoài) có chứa thành phần biệt lập nào?

A. Gọi- đáp.                                       

B. Tình thái.   

C. Cảm thán.

D. Phụ chú.

Câu 2: Phần được gạch chân trong câu:“Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.” (Nam Cao) là thành phần

A. Khởi ngữ.

B. Chủ ngữ.                                        

C. Vị ngữ.                                                                  

D. Trạng ngữ.

Câu 3: Hai câu văn: “Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ.”(Nguyễn Thành Long) được liên kết với nhau bằng

A. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa.                     

B. Phép lặp từ ngữ.                

C. Phép thế.               

D. Phép nối.

Câu 4: Trong các câu thơ:“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi, sử dụng những biện pháp tu từ

A. So sánh và nhân hóa.                                

B. Hoán dụ và ẩn dụ. 

C. Ẩn dụ và so sánh.                          

D. Nhân hóa và ẩn dụ.

Câu 5: Câu văn:“ Thì má cứ kêu đi.” (Nguyễn Quang Sáng) là

A. Câu nghi vấn.                                

B. Câu trần thuật.

C. Câu cầu khiến.                               

D. Câu cảm thán.

Câu 6: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu:“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.” (Thanh Tịnh) thuộc kiểu câu

A. Câu đơn.                                        

B. Câu ghép.  

C. Câu đặc biệt.                                 

D. Câu rút gọn.

Câu 7: Từ ngữ được điền vào chỗ dấu ba chấm của câu “… là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.” là

A. Nghĩa tường minh.                           

B. Hàm ý.       

C. Thuật ngữ.                            

D. Trường từ vựng.

Câu 8: Điểm giống nhau giữa khởi ngữ và trạng ngữ

A. Đều là thành phần chính của câu. 

B. Đều là thành phần phụ của câu.    

C. Đều là thành phần biệt lập.

D. Không phải là thành phần câu.     

Phần II: Đọc - hiểu văn bản (2.0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trong phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau song người Việt lại thường đố kị nhau…

 (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, SGK Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB Giáo dục, 2008tr.28)

1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản. (0,5 điểm)

2. Tác giả đã chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu nào của người Việt Nam? Nguyên nhân điểm yếu ấy là gì?  (1,0 điểm)

3. Để khắc phục điểm yếu mà tác giả đã nêu ra, chúng ta cần phải làm gì? (0,5 điểm)

Phần III: Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về mặt tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của In- tơ-net hiện nay. (1,5điểm)

Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: (4,5điểm)

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

Phần II (5,0 điểm)

Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

"Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó."

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014).

1. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?

2. Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián tiếp.

3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết (gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và các từ ngữ được sử dụng trong phép lặp)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I

Câu 1.

- Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. (0,5đ)

- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt (0,25đ)

Câu 2.

- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim (0,25đ)

- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện (0,75đ)

Câu 3

Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

- Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)

- Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ (0,5đ)

Câu 4

Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: (2,0đ)

- Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?

- Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...

* Lưu ý: khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục

Phần II

Câu 1

- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. (0,25đ)

- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao thì ông đã hi sinh. (0,25đ)

Câu 2

- Học sinh chỉ đúng 2 lời dẫn trực tiếp (0,5đ)

- Chuyển thành lời dẫn gián tiếp đạt yêu cầu (0,5đ)

Câu 3

* Đoạn văn diễn dịch

Phần mở đoạn đạt yêu cầu (0,25đ)

- Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ: tình cảm cha con sâu nặng, đầy cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay

- Tình huống éo le: ông Sáu phải vào chiến trường sau ba ngày phép, lúc này bé Thu mới nhận ra ba (0,25đ)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Bàn Đạt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?