Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Bãi Thơm

TRƯỜNG THCS BÃI THƠM

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Văn- Tiếng Việt (5,0 điểm):

Câu 1: (2 điểm)

Chép thuộc lòng khổ thơ thứ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

Câu 2: (1 điểm)

Em hiểu thế nào về nét điển hình của nhân vật Trịnh Hâm trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”

Câu 3: (1 điểm)

Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau:

a. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi (Tô Hoài - Dế mèn phưu lưu kí)

b. Ơi chiếc xe vận tải

Ta cầm lái đi đây

Nặng biết bao ân ngãi

Qúy hơn bao vàng đầy !

(Tố Hữu - Bài ca lái xe đêm)

Câu 4: (1 điểm)

Nêu khái niệm nghĩa tường minh, hàm ý ?

Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao sau:

Chim Chích mà ghẹo Bồ Nông,

Đến khi nó mổ: "Lạy ông tôi chừa!"

II. Tập làm văn (5,0 điểm): Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Văn- Tiếng Việt (5,0điểm):

Câu 1: (2 điểm)

- Chép khổ 2  (1đ)

- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. (0,5đ)

- Bài thơ có giọng điệu tha thiết, hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ cô đọng mà tha thiết. (0,5đ)

Câu 2: (1 điểm)         

- Trịnh Hâm đại diện cho người hay ghen ghét đố kị, dẫn đến nhẫn tâm , độc ác; đây là nhân vật hiện thân của cái ác.

Câu 3: (1 điểm)

a. Ngẫm ra: thành phần tình thái (0,5đ)

b. Ơi: Thành phần gọi đáp. (0,5đ)

Câu 4: (1 điểm)

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu (0,25đ)

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (0,25đ)

- Nghĩa tường minh và hàm ý trong câu ca dao:

- Tường minh: Chim chích là loài chim nhỏ, ăn sâu bọ; Bồ Nông là loài chim lớn mỏ to và dài, cổ có bìu đựng mồi (thường là cá ), sống từng đàn ở bờ sông, biển. Chim Chích mà ghẹo, chọc tức Bố Nông, để có Nông giận mổ cho thì rõ là nguy khốn.(0,25đ)

- Hàm ý: Trong cư xử, quan hệ với kẻ mạnh (sức vóc, thế lực lớn mạnh), người yếu cần khéo léo; thận trọng, và chớ để kẻ mạnh giương nanh do bị xúc phạm bởi sự thiếu chín chắn của mình. (0,25đ)

II. Tập làm văn (5,0 điểm):

Câu 5: 

A. Mở bài: (0.5 đ)

- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.

- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.

B. Thân bài: 4đ

Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu: (1đ)

- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.

- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.

- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.

Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng: (1đ)

* Bé Thu rất yêu ba:

- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).

- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).

- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.

- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…

* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:

- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.

- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.

- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).

- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.

- Ân hận vì đã đánh con.

- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...

- Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh (2đ)

- Cảm động trước tình cha con sâu nặng.

- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.

- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.

- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2 điểm) Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào:

a. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

b. Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ!

c. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

d. Hình như đó là bạn Lan.

Câu 2: (1 điểm) Chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

Nó hát bài hát này hay lắm.   

Câu 3: (3 điểm) Cho đoạn văn sau :

“Trong văn học dân gian, ca dao, dân ca đã nói rất nhiều đến con cò – con vật thân thuộc với đồng quê Việt Nam. Con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ rộng rỉa lông, rỉa cánh… Chúng mang đức tính cần cù của người nông dân chân lấm tay bùn.”

a. Xác định các thành phần chính, phụ, biệt lập của câu in đậm

b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn .

Câu 4: (2 điểm) Cho tình huống sau: Em và mẹ cùng đi siêu thị. Ở đó em thấy có một đôi giày rất đẹp. Em muốn mẹ mua cho mình đôi giày đó. Hãy đặt một câu diễn đạt với mẹ ý muốn này của mình bằng 2 cách:

Cách 1: Diễn đạt bằng nghĩa tường minh.

Cách 2: Diễn đạt bằng nghĩa hàm ý.

Câu 5: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) giới thiệu một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 9. Trong đó, có sử dụng:

Một thành phần khởi ngữ. Chỉ ra thành phần khởi ngữ đó.

Một thành phần biệt lập. Chỉ ra thành phần biệt lập đó.

Ít nhất 2 phép liên kết. Chỉ ra các phép liên kết đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1

a. Thành phần gọi – đáp: Thưa ông.

b. Thành phần cảm thán: Ôi.

c. Thành phần phụ chú:Hôm nay tôi đi học.

d. Thành phần tình thái: Hình như.

Câu 2

a. Bài hát này, nó hát hay lắm.

b. Nó thì nó hát bài hát này hay lắm.

Câu 3

a.

- Thành phần chính:

+ Chủ ngữ: ca dao, dân ca

+ Vị ngữ: đã nói rất nhiều đến con cò.

- Thành phần phụ: Trạng ngữ: Trong văn học dân gian.

- Thành phần phụ chú: con vật thân thuộc với đồng quê Việt Nam.

b.

- Phép lặp: con cò.

- Phép thế: Chúng.

Câu 4

a. HS viết được câu diễn đạt bằng nghĩa tường minh. VD: Mẹ mua cho con đôi giày này đi.

b. HS viết được câu diễn đạt bằng nghĩa hàm ý. VD: Đôi giày này đẹp quá mẹ ơi!

---(Để xem tiếp đáp án nhwungx câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,0 đ)

a. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả Thanh Hải sáng tác trong hoàn cảnh nào? 

b. Nêu mạch cảm xúc của bài thơ.

Câu 2: (2,0 đ) Phân tích hai dòng thơ cuối của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Câu 3: (2,0 đ)

Chép 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

Em hiểu thế nào về hình ảnh “tràng hoa” trong khổ thơ thứ hai?

Câu 4: (4,0 đ)

a. Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Nói với con”  của Y Phương, hãy viết một đoạn văn ngắn về mong ước của người cha đối với con trong bài thơ.

b. Từ đó, em có suy nghĩ gì về bổn phận của người con trong gia đình hiện nay?                          

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1

- Bài thơ được sáng tác tháng 11-1980 khi ông nằm trên giường bệnh.

- Mạch cảm xúc của bài thơ:  Từ cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên mở rộng ra mùa xuân của quê hương, đất nước. Từ đó, tác giả nói lên ước nguyện của mình…

Câu 2

- Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”

+ Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu) không còn làm giật mình.

+ Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người từng trải càng trở nên vững vàng hơn, không còn bị bất ngờ bởi tác động  của ngoại cảnh.

Câu 3

a. HS chép hai khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

b. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”. nhà thơ đã đúc kết một sự thực cảm động diễn ra ngày này qua ngày khác: biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác, dâng lên Bác những tình cảm tốt đẹp, kính yêu, nhớ ơn Bác.

Câu 4

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm bảo được nội dung cơ bản sau:

- Người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình.

- Đồng thời, mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.

- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Bãi Thơm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?