Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Dương Đông 2

TRƯỜNG THCS DƯƠNG ĐÔNG 2

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3.0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một  - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai?

b. Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích. Nêu dấu hiệu nhận biết?

c. Nêu nội dung chính, nghệ thuật đặc sắc của văn bản đó.

Câu 2. (2.0 điểm)

Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé.

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận – Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 3 (5.0 điểm)

Dựa vào truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy nhập vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ éo le mà cảm động của cha con ông Sáu trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a.

- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa

- Tác giả: Nguyễn Thành Long

b.

- Lời dẫn trực tiếp: “Thế là một  - hòa nhé!”

- Dấu hiệu: đặt sau dấu hai chấm và đặt trong dấu ngoặc kép.

c.

- Nội dung: Truyện khắc họa thành công hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp con người lao động và y nghĩa của những công việc thầm lặng.

- Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.

Câu 2:

- Nghệ thuật liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé để làm nổi bật sự đa dạng, giàu có của biển.

- Nghệ thuật so sánh: cá song lấp lánh đuốc đen hồng khiến biển cả lung linh, đầy sức sống.

- Nghệ thuật nhân hóa ở hai câu cuối, làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và làm cho thiên nhiên gần gũi với con người hơn.

-> Các biện pháp nghệ thuật đã góp phần làm nổi bật sự giàu có, đẹp đẽ của biển. Biển về đêm nhưng một bức tranh lung linh, đầy màu sắc.

Câu 3: 

a. Mở bài:

- Giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu câu chuyện.

b. Thân bài:

- Từ nhỏ tôi đã không được gặp mặt ba, chỉ biết ba qua tấm ảnh.

- Có một lần mẹ tôi nói ba sắp về tôi vui mừng không tỏ xiết.

- Nhưng đó không phải là ba tôi, ông ấy có một vết sẹo dài trên mặt nhìn thấy sợ.

- Trong những ngày ông ấy ở nhà tôi đều không thích.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2.0 điểm)

Cho câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh”

a. Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo để kết thúc khổ thơ

b. Cho biết tên tác giả, tên bài thơ

c. Nêu chủ đề và khái quát ý nghĩa bài thơ

Câu 2. (2.0 điểm)

a. Em hãy nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

b. Giải thích các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nửa úp nửa mở.

Câu 3. (6.0 điểm)

Hãy tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a.

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

b.

- Tác phẩm: Ánh trăng

- Tác giả: Nguyễn Duy

c.

- Chủ đề: Thông qua hình tượng nghệ thuật "Ánh trăng" và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.

- Ý nghĩa: gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Câu 2:

a. Không tuân thủ phương châm về:

- Lượng: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Thừa thông tin: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này.

- Chất: ăn ốc nói mò. Nói những điều không có thật, chưa xác minh được đúng sai.

- Quan hệ: Ông nói gà, bà nói vịt. Nói lạc đề tài giao tiếp.

- Cách thức: Dây cà ra dây muống. Cách nói lằng ngoằng, không rõ ý tứ.

- Lịch sự: Cậu học dốt lắm. Cách nói thiếu tế nhị với người đối thoại.

b.

- Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói, thô bạo (Vi phạm phương châm lịch sự).

- Nửa úp nửa mở:  thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý (Vi phạm phương châm cách thức).

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.(2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9)

Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.

Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng  trong câu (4) (5).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “trăng” và “ánh trăng” trong khổ cuối bài Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

Câu 2: Dựa vào phần đầu đoạn trích Chiếc lược ngà, hãy đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện giữa bé và ba mình trong ba ngày ông Sáu về phép thăm nhà.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Câu 2.

- Lời dẫn: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ TRường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

- Cách dẫn: gián tiếp.

Câu 3.

- Câu văn kết hợp yếu tố biểu cảm:

- Tình cảm của tác giả: trân trọng, ngợi ca

Câu 4.

- Biện pháp: so sánh (4) và liệt kê (5).

- Tác dụng:

+ Diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu.

+ Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của Bác.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cuối

- Cảm nhận:

+ Trăng vẫn tròn vành vạnh thủy chung, không thay đổi.

+ Ánh trăng soi chiếu vào tâm hồn con người khiến con người giật mình thức tỉnh:  Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn;  Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng;  Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.

- Tổng kết.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Dương Đông 2. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?