Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Phú Quốc

TRƯỜNG THCS PHÚ QUỐC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I (6 điểm)

“Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dang tay ra về,

Bước dần theo ngọn tiếu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

1. Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Hãy nêu ngắn gọn nội dung của những câu thơ đó?

2. Chúng ta đều biết “nao nao” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh” cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?

3. Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích"có cách dùng từ như vậy.

4. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu diễn tả cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép thể đế liên kết câu (Gạch chân câu bị động và các từ ngữ làm phép thế).

Phần II (4 điểm)

“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”.

1. Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?

2. Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phải hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chãn cải hầm ba-ri-e cũ” thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào?

3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I

1. Sáu câu thơ trên nằm ớ phần thứ nhất của tác phẩm Truvện Kiều: “Găp gỡ và đính ước”. (0,5 đ)

Đoạn thơ gợi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. (0 5 đ)

2. Phân tích để thây rõ: Cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên nên cảnh vật nhuốm màu tâm trạng con người.

Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sẽ gặp: nấm mô Đạm Tiên và chàng Kim Trọng. (1 đ)

3. (0,5 đ) Hai câu thơ có cách dùng từ như vậy trong đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

4. Đoạn văn (3,5 đ)

- Đoạn văn cần làm rõ cảnh chị em Kiều du xuân trở về

- Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu của mùa xuân.

- Không khí rộn ràng không còn nữa mà đang nhạt dần lặng dần.

Phần II

1. (0,5 đ) Những câu văn trên viết về việc các cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm.

2. (1đ) Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là:

- Các câu được viết phải có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ

- Đặt câu theo nguyên bản thì những câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ.

- Thế nhưng, cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách. Đồng thời sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh; do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên thật lớn lao.

3. Đoạn văn: (2,5 đ)

Trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay. Đoạn văn có thể gồm các ý sau:

- Giải thích khái niệm lòng dũng cảm (Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhân cách, đạo đức con người. Lòng dũng cám là sự quả cảm, kiên cường, ý chí nghị lực cao đương đầu với các hoàn cảnh và tình huống không thuận lợi trong cuộc sống..).

- Biểu hiện của lòng dũng cảm (Lòng dũng cảm cũng như lòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ ràng, nổi bật khi chiến đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc. Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vuợt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Lòng dũng cảm cũng có thể là nghị lực cao vượt qua các cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường, và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình).

- Bàn luận về lòng dũng cảm

+ Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyêt định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó lòng dũng cảm là đức tính quý báu.

+ Lòng dũng cảm là đức tính phải được nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và rèn luyện đạo đức của tuổi trẻ.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

CÂU 1 (5,0 điểm):

Trong chương trình Ngữ văn 9 các em đã được học đoạn trích Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Jack London.

a. Hãy xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã.

b. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận Tổng – Phân –Hợp, có nội dung bàn về ý nghĩa nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã.

c. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc.

CÂU 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu dưới đây (câu 2 a hoặc câu 2 b)

Câu 2 a (5,0 điểm):

Hình tượng Bác Hồ trong cảm thức của nhà thơ Viễn Phương thể hiện trong bài thơ Viếng lăng Bác (Ngữ văn 9, tập 2, Giáo dục, 2005, tr. 58).

Câu 2 b (5,0 điểm):

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật cô kỹ sư trẻ đã hết sức bàng hoàng, xúc động khi cô nhận được từ anh thanh niên không chỉ một bó hoa tươi mà còn là “bó hoa của những háo hức và mơ mộng”.

Hãy phân tích để làm rõ sự “háo hức và mơ mộng” mà cô gái đã nhận được từ anh thanh niên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

CÂU 1 - 5 ĐIỂM

Bài làm của thí sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau đây:

a. Căn cứ nội dung tư tưởng được thể hiện trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc (Ngữ văn 9, tập 2, Gd, 2005, tr. 151) chúng ta có thể xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã như sau:

- Nghĩa tường minh: “Nơi hoang dã” là nơi núi rừng, “Tiếng gọi nơi hoang dã” vì thế có thể hiểu là tiếng gọi của đại ngàn, của tổ tiên loài sói, gọi con chó Bấc về với đồng loại của nó ở chốn rừng sâu.
- Nghĩa hàm ý: “Nơi hoang dã” còn là nơi cõi lòng băng giá của một bộ phận người trong xã hội tư bản Mĩ đương thời. Ở đó người với người tàn nhẫn, khái niệm tình thương, sự công bằng, lòng nhân hậu bị xem rẻ. Hàm ý sâu xa của nhan đề này chính là tiếng gọi vào cõi lòng giá lạnh, vô cảm, tàn nhẫn của con người. Tác giả muốn đánh thức lương tri con người, gọi họ trở về với lối sống văn minh, tình nghĩa.

b. Bài làm của thí sinh phải đảm bảo ba yêu cầu:

- Thứ nhất, viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu.

- Thứ hai, đoạn văn đó phải được viết theo cách lập luận Tổng – phân – hợp.

- Thứ ba, nội dung của đoạn văn phải bàn về ý nghĩa nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã (đã chỉ ra ở câu a).

c. Bài làm của thí sinh phải đấp ứng các yêu cầu sau:

* Về kỹ năng: Thể hiện rõ sự nhuần nhuyễn kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, dạng bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí được gợi ra trong một tác phẩm văn học; diễn đạt lưu loát, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; kết cấu bài văn chặt chẽ và hoàn chỉnh.

* Về kiến thức: bài làm cần có một số ý cơ bản sau đây:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc

2. Làm rõ bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc, cụ thể là: xã hội đã vô cảm, thì con người cần phải hữu cảm, phải dành cho nhau tình cảm yêu thương, sự quan tâm thành thực; không lạnh lùng vô cảm. Có người từng nói rằng: “Nơi lạnh nhát không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người”.

3. Bàn luận:

- Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong nhan đề tác phẩm và đoạn trích.

- Nếu con người biết quan tâm, yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì hệ quả như thế nào (ví dụ minh họa)?
- Ngược lại, nếu người với người lạnh lùng, vô cảm, không có tình yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau thì hệ quả sẽ ra sao? Cho ví dụ minh họa.

- Trong xã hội tư bản Mĩ đầu thế kỉ XX một bộ phận người vẫn sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu vắng tình người. Đây là “vấn nạn” kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người trên hành trình hướng đến văn minh.

- Ý nghĩa tư tưởng mà Jack London gửi gắm trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã nói chung và đoạn trích Con chó Bấc nói riêng cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

4. Bài học nhận thức và hướng hành động:

- Tránh xa lối sống vô cảm

- Coi trọng lẽ sống tình thương

- Quan tâm chia sẻ, giúp đỡ và yêu thương những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh,…Phát huy tốt truyền thống lá lành đùm lá rách của cha ông tự ngàn xưa.

- Biết rung cảm trước những điều chân, thiện, mĩ; biết loại trừ những gì tàn bạo, xấu xa, độc ác

- Cố gắng có nhiều hành động thể hiện sự chân thành, yêu thương, quan tâm giúp đỡ đến mọi người, dù là những việc nhỏ nhất.

5. Đánh giá chung: Khái quát toàn bộ bài viết/ hoặc sử dụng một ý kiến, nhận định trực tiếp liên quan đến nội dung bàn luận để nhấn mạnh vấn đề

CÂU 2 - 5 ĐIỂM

Câu 2a

* Về kỹ năng: Bài làm phải thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm văn nghị luận, dạng nghị luận về một hình tượng trong tác phẩm thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc,…

* Về kiến thức: Bài làm càn đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu khá quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

2. Bác Hồ trong cảm thức của Viễn Phương:

- Bác Hồ - một con người bình thường giữa đời thường, gần gũi, bao dung (thể hiện qua cách xưng hô: con - bác, qua tình cảm tha thiết của nhân dân “dòng người đi trong thương nhớ”, “nghe nhói ở trong tim”, “thương trào nước mắt”…, qua hình ảnh thơ “vầng trăng sáng dịu hiền”,…).

- Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại mang tầm vóc vũ trụ (thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”, “trời xanh”).

- Về nghệ thuật khắc họa hình tượng Bác Hồ: bài thơ có giọng điệu vừa trang trọng, vừa thiết tha sâu lắng; Giọng thơ thay đổi linh hoạt theo mạch cảm xúc: khi hồi hộp, náo nức (trên đường vào lăng), lúc tự hào, thành kính(đứng trước lăng), lúc lại xúc động thiết tha (lúc chia xa).

- Hệ thống từ ngữ giàu sức gợi, hình ảnh đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng. Hình tượng Bác Hồ được khắc họa đan xen hài hòa với nỗi niềm thành kính của tác giả và nhân dân Nam bộ, và càng lúc càng rõ nét theo điểm nhìn từ xa đến gần của tác giả.

3. Nâng cao vấn đề:

- Bác Hồ là hình tượng phổ biến trong thơ ca, nghệ thuật Việt Nam (có thể gọi tên một số tác phẩm: ví dụ Bác ơi của Tố Hữu, Người đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên,…). Trong cảm thức của Viễn Phương, Bác Hồ được nhì ở nhiều góc độ khác nhau, đó là một đóng góp đáng kể cho thơ ca viết về Bác.

- Hình tượng Bác Hồ được khắc họa vừa gần gũi, thân thương vừa lớn lao vĩ đại, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về Bác và thêm yêu thêm kính vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại này.

4. Đánh giá chung: Khái quát toàn bộ bài viết

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

"Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha."

 (Ngữ văn 9, tập l, NXB Giáo dục, 2009)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Tác phẩm đó được sáng tác trong hoàn cảnh nào?  

Câu 2. Tìm từ láy tượng thanh trong đoạn thơ và nêu tác dụng?

Câu 3. Cảm nhận vẻ đẹp của người lính lái xe trong đoạn thơ trên?

II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích truyện “Chị em Thúy Kiều” - Nguyễn Du.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

1. 

- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Tác giả: Phạm Tiến Duật.

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969 khi tác giả đang công tác tại chiến trường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ in trong tập "Vầng trăng- Quầng lửa", đạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ.

2.

- Từ láy tượng thanh: ha ha

- Tác dụng: diễn tả sinh động, cụ thể, ấn tượng tiếng cười sảng khoái, ngạo nghễ của các anh lính trẻ trước khó khăn, gian khổ.

3.

- Cảm nhận vẻ đẹp của người lính lái xe của đoạn thơ:

+ Những khó khăn mà người lính phải đối mặt khi ngồi trong những buồng lái không có kính: bụi phun tóc trắng như người già.

+ Tinh thần dũng cảm vượt mọi khó khăn gian khổ. 

+ Tinh thần lạc quan (kiên cường, coi thường, bất chấp khó khăn): phì phèo châm điếu thuốc, cười ha ha.

PHẦN II. LÀM VĂN

1. 

- Lạc quan: có cái nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.

- Lạc quan biểu hiện mạnh mẽ trong cuộc sống từ cách sống cách suy nghĩa và trong nhiều những hành động khác của con người.

- Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ ai cũng có lúc gặp khó khăn. Lạc quan giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách, gặt hái thành công; tìm thấy niềm vui sống...

- Trong xã hội tinh thần lạc quan làm cho xã hội thêm văn minh và phát triển hơn.

- Dẫn chứng: Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho tinh thần sống vô cùng lạc quan trong xiềng xích, tù đày, trong chiến tranh...

- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, nhiều người còn bi quan, chán nản trước khó khăn, gục ngã rất đáng lên án.

- Cần hiểu lạc quan phải dựa trên sức mạnh của bản thân để gặt hái thành công.

- Là học sinh thì chúng ta nên hiểu thật thấu đáo về vai trò của tinh thần lạc quan để rèn luyện phẩm chất này.

2. Phân tích nhân vật Thúy Kiều:

* Giới thiệu khái quát về nhân vật    

- Kiều là con gái đầu lòng của gia đình họ Vương.

- Tác giả đã gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều.

- Vẻ đẹp của Kiều rất toàn diện: giai nhân tuyệt thế, đa tài, sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.

* Vẻ đẹp của nhân vật

- Về sắc: 

+ Những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn" gợi lên ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Tác giả đã tập trung miêu tả đôi mắt, bởi đôi mắt là thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ.

+ Cách nói sáng tạo từ thành ngữ, điển cổ "nghiêng nước nghiêng thành" đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. 

+ Vẻ đẹp ấy không được thiên nhiên chấp nhận, mà đố kị dự báo  số phận, tương lai cuộc đời chìm nổi, gặp nhiều bất trắc, éo le.

- Về tài:

+ Kiều có tài năng thiên bẩm.

+ Đa tài: tài thơ, tài họa, tài đàn.

+ Đặc biệt là tài đánh đàn. Miêu tả tài đàn của Kiều, tác giả đã ngợi ca tâm hồn của nàng. Khúc "Bạc mệnh" do nàng sáng tác làm buồn lòng người cũng dự báo tương lai nhiều sóng gió của Kiều.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Phú Quốc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?