TRƯỜNG THPT CHI LĂNG
| KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề -------------------------- |
1. ĐỀ 1
Câu 1. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá là
A. đột biến B. giao phối không ngẫu nhiên,
C. CLTN D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 2. Sinh vật biến đổi gen không đuợc tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
C. Lai hữu tính giữa các cá thể cùng loài.
D. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen
Câu 3. Cho biết hai gen nằm trên cùng một NST và cách nhau 40cm. Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây cho giao tử AB với tỉ lệ 30%?
A. AB/Ab B. AB/aB C. Ab/aB D. AB/ab
Câu 4. Loại axit nucleic nào sau đây là thành phần cấu tạo nên ribôxôm?
A. tARN B. rARN C. ADN D. mARN
Câu 5. Động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng túi?
A. Giun đất B. Cừu. C. Trùng giày D. Thủy tức.
Câu 6. Theo lý thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AaBB x AABb B. AaBb x AAbb. C. AaBb x aabb D. AaBb x aaBb
Câu 7. Cơ thể nào sau đây là cơ thể không thuần chủng?
A. aabbDDEE B. aaBBDDee C. AABBDdee D. AAbbDDee
Câu 8. Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính?
A. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
B. Tăng cuờng sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.
C. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng luợng sạch nhu năng lượng gió, thuỷ triều,...
D. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.
Câu 9. Theo lí thuyết cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 25%?
A. Aabb. B. AaBb C. AABb D. AAbb
Câu 10. Quần thể nào sau đây có tần số alen a thấp nhất?
A. 0.2AA : 0,5Aa : 0,3aa B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,laa.
C. 0,1 AA : 0,8Aa : 0,1 aa D. 0.4AA : 0,6aa.
Câu 11. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Đại Tân sinh B. Đại Trung sinh C. Đại cổ sinh D. Đại Nguyên sinh.
Câu 12. Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 3910 và số nuclêôtit loại A chiếm 24% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại X của gen này là
A. 552 B.1104 C.598. D.1996
Câu 13. ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?
A. Bộ máy Gôngi B. Lục lạp. C. Tỉ thể D. Ribôxôm.
Câu 14. Trong quá trình phiên mã không có sự tham gia trực tiếp của thành phần nào sau đây?
A. ADN B. ADN pôlimeraza.
C. Các nuclêôtit A, U, G, X D. ARN pôlimeraza.
Câu 15. ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen phân li độc lập cùng quy định theo kiểu tương tác bổ sung: kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B quy định hoa màu đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa màu trắng Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều cây hoa màu đỏ nhất?
A. AABb x aaBb B. AaBb x AaBb C. AaBB x aaBb D. Aabb x aaBb.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
A. Mật độ cá thể của quần thế tăng lên quá cao so với sức chứa của môi truờng sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
C. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống của quần thể.
D. Mật độ cá thể của quần thể có khả năng thay đồi theo mùa, năm hoặc tuỳ điều kiện của môi trường.
Câu 17. Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến số luợng NST?
A. Các thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính.
B. Thể đa bội được hình thành do hiện tượng tự đa bội hoặc lai xa kèm đa bội hoá.
C. Thể lệch bội phổ biến ở thực vật hơn ở động vật.
D. Thể đa bội lẻ thường không có có khả năng sinh sản. Vì vậy không được áp dụng trong nông nghiệp tạo giống
Câu 18. Theo học thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về CLTN
A. CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Ở quần thể lưỡng bội chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen trội
D. CLTN không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
Câu 19. Trong giai đoạn hoặc con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucôzo tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp B. Đường phân
C. Chu trình Crep D. Phân giải kị khí
Câu 20. Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi mật độ tăng quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh trạnh với nhau để giành thức ăn, nơi ở.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
C. Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong tự nhiên.
D. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
ĐÁP ÁN
1 | A | 11 | C |
2 | C | 12 | C |
3 | D | 13 | B |
4 | B | 14 | B |
5 | D | 15 | C |
6 | D | 16 | A |
7 | C | 17 | D |
8 | B | 18 | A |
9 | B | 19 | A |
10 | B | 20 | C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
2. ĐÊ 2
Câu 81: Rễ cây hấp thụ những chất nào?
A. Nước cùng với các ion khoáng. B. Nước cùng các chất dinh dưỡng.
C. O2 và các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. D. Nước cùng các chất khí.
Câu 82: Tiêu hoá là quá trình
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.
C. biến đổi thức ăn thành các chẩt dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 83: Ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là:
A. alanin B. foocmin mêtiônin. C. valin. D. mêtiônin.
Câu 84: Làm thế nào một gen đã được cắt rời có thể liên kết được với thể truyền là plasmit đã được mở vòng khi người ta trộn chúng lại với nhau để tạo ra phân tử ADN tái tổ hợp?
A. Nhờ enzim ligaza. B. Nhờ enzim restrictaza.
C. Nhờ liên kết bổ sung của các nuclêôtit. D. Nhờ enzim ligaza và restrictaza.
Câu 85: Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là
A. nơi ARN polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
B. vùng mã hóa cho prôtêin trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.
C. vùng gen mã hóa prôtêin ức chế.
D. trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết của protein ức chế.
Câu 86: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng là
A. lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn. B. thêm đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
C. chuyển đoạn, thêm đoạn và mất đoạn. D. thay đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 87: Đặc trưng nào không phải là đặc trưng sinh thái của quần thể?
A. Mật độ quần thể. B. Kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Tỷ lệ giới tính. D. Tần số tương đối của các alen về một gen nào đó.
Câu 88: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định.
C. Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
D. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 89: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
A. kí sinh B. cộng sinh C. ức chế - cảm nhiễm. D. hội sinh.
Câu 90: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân ly theo tỷ lệ 1 :1 ?
A. aa × aa B. Aa × Aa C. AA × AA D. AA × Aa
Câu 91: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
A. đột biến và biến dị tổ hợp. B. do ngoại cảnh thay đổi.
C. biến dị cá thế hay không xác định. D. biến dị cá thể hay biến dị xác định.
Câu 92: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,06AA : 0,55Aa: 0,36aa B. 0,01AA : 0,95Aa: 0,04aa.
C. 0,04AA : 0,32Aa: 0,64aa D. 0,25AA : 0,59Aa: 0;16aa.
Câu 93: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
D. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
Câu 94: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng
A. cách li tập tính B. cách li cơ học. C. cách li thời gian D. cách li nơi ở.
Câu 95: Tháp sinh thái luôn có dạng đáy rộng ở dưới, đỉnh hẹp ở trên là tháp biểu diễn
A. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng.
C. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. D. năng lượng của các bậc dinh dưỡng.
Câu 96: Đại địa chất nào còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?
A. Đại thái cố B. Đại cổ sinh C. Đại trung sinh D. Đại tân sinh.
Câu 97: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Kiểu gen có thể có của thể một là
A. AaBbEe B. AaBbDEe. C. AaBbDddEe. D. AaaBbDdEe.
Câu 98: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A. Ánh sáng. B. Nước. C. Nhiệt độ. D. Mối quan hệ giữa các sinh vật.
Câu 99: Ở thực vật, trong 4 miền ánh sáng sau đây, cường độ quang hợp yếu nhất ở miền ánh sáng nào?
A. đỏ. B. da cam. C. lục. D. xanh tím.
Câu 100: Hiện tượng di truyền làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật là
A. phân li độc lập. B. tương tác gen. C. liên kết gen hoàn toàn. D. hoán vị gen.
ĐÁP ÁN
81. A | 82. D | 83. B | 84. A | 85. A | 86. A | 87. D | 88. B | 89. D | 90. D |
91. A | 92. C | 93. D | 94. B | 95. D | 96. C | 97. B | 98. D | 99. C | 100. C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 101-120 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3
Câu 81. Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?
A. Khí khổng. B. Bề mặt lá. C. Mô dậu. D. Mạch gỗ.
Câu 82. Thành phần nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Tĩnh mạch chủ. B. Động mạch chủ. C. Van tim. D. Nút nhĩ thất.
Câu 83. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?
A. Riboxom. B. Nhân tế bào. C. Lizôxôm. D. Bộ máy Gôngi.
Câu 84. Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. nguyên tắc nhân đôi. B. chiều tổng hợp.
C. nguyên liệu dùng để tổng hợp. D. số điểm đơn vị nhân đôi.
Câu 85. Dạng đột biến nào sau đây có thể sẽ làm phát sinh các gen mới?
A. Đột biến đảo đoạn NST. B. Đột biến lệch bội.
C. Đột biến lặp đoạn NST. D. Đột biến đa bội.
Câu 86. Trong tế bào động vật, gen ngoài nhân nằm ở đâu?
A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Màng nhân. D. Ribôxôm.
Câu 87. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen 1:2:1?
A. Aa × Aa. B. Aa × aa. C. aa × aa. D. Aa × AA.
Câu 88. Cơ thể nào sau đây là cơ thể dị hợp về 1 cặp gen?
A. AaBbDdEe. B. AaBBddEe. C. AaBBddEE. D. AaBBDdEe.
Câu 89. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai AaBbDd × aabbDD cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình.
A. 16. B. 2. C. 8. D. 4.
Câu 90. Ở cơ thể lưỡng bội, gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ tồn tại thành cặp alen?
A. Trên nhiễm sắc thể thường. B. Trong lục lạp.
C. Trên nhiễm sắc thể giới tính Y. D. Trong ti thể.
Câu 91. Quần thể nào sau đây đang cân bằng về di truyền?
A. 0,7Aa : 0,3aa. B. 0,5AA : 0,5Aa. C. 100%AA. D. 100%Aa.
Câu 92. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDd, sau đó lưỡng bội hóa thì sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?
A. 2. B. 4. C. 8. D. 1.
Câu 93. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn biến dị sơ cấp?
A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 94. Loài người được phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Đại Tân sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Cổ sinh.
Câu 95. Sinh vật nào sau đây sống trong môi trường đất?
A. Giun đất. B. Cá chép. C. Thỏ. D. Mèo rừng.
Câu 96. Ở mối quan hệ nào sau đây, cả hai loài đều có lợi?
A. Hội sinh. B. Kí sinh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Cộng sinh.
Câu 97. Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các sản phẩm của pha sáng đều được pha tối sử dụng.
B. Tất cả các sản phẩm của pha tối đều được pha sáng sử dụng.
C. Nếu có ánh sáng nhưng không có CO2 thì cây cũng không thải O2.
D. Khi tăng cường độ ánh sáng thì luôn làm tăng cường độ quang hợp.
Câu 98. Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Từ tĩnh mạch về tâm nhĩ. B. Từ tâm thất vào động mạch.
C. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất. D. Từ động mạch về tâm nhĩ.
Câu 99. Một gen của sinh vật nhân thực có tỉ lệ G+X/T+A = 0,25. Gen này có số nuclêôtit loại A chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 80%. B. 40%. C. 15%. D. 10%.
Câu 100. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hình dạng NST.
B. Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST có thể làm tăng số lượng gen trên NST.
C. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên 1 NST.
D. Đột biến mất đoạn NST thường xảy ra ở động vật mà ít gặp ở thực vật.
ĐÁP ÁN
81-A | 82-D | 83-A | 84-D | 85-C | 86-B | 87-A | 88-C | 89-D | 90-A |
91-C | 92-C | 93-A | 94-A | 95-A | 96-D | 97-C | 98-D | 99-B | 100-C |
{-- Còn tiếp--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Chi Lăng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:
- Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Ngô Lễ Tân
- Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyên Viết Xuân
Chúc các em học tập tốt !