TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 2 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy Ag kim loại tách ra. Khối lượng Ag kim loại thu được là:
A. 16,2 gam B. 21,6 gam. C. 24,3 gam D. 32,4 gam
Câu 2: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: Al(NO3)3, FeCl3, KCl, MgCl2, có thể dùng dung dịch:
A. HCl. B. HNO3. C. Na2SO4. D. NaOH.
Câu 3: Để thu được kim loại Fe từ dung dịch Fe(NO3)2 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây:
A. Zn. B. Fe. C. Na. D. Ca.
Câu 4: Cho từ từ đến dư kim loại Na vào dung dịch có chứa muối FeCl3. Số phản ứng xảy ra là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 5: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là:
A. Ag, Mg B. Cu, Fe C. Fe, Cu D. Mg, Ag
Câu 6: Cho các chất sau : Ba(HSO3)2 ; Cr(OH)2; Sn(OH)2; NaHS; NaHSO4; NH4Cl; CH3COONH4; C6H5ONa; ClH3NCH2COOH. Số chất vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl là:
A. 4 B. 5 C. 7 D. 6
Câu 7: Cho các dung dịch: X1: dung dịch HCl X2: dung dịch KNO3 X3: dung dịch Fe2(SO4)3.
Dung dịch nào có thể hoà tan được bột Cu:
A. X2,X3 B. X1,X2,X3 C. X1, X2 D. X3
Câu 8: Cho các chất: Metyl amin, Sobitol, glucozơ, Etyl axetat và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 9: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin: Metyl amin, etyl amin, propyl amin tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 31,68 g muối khan. Giá trị của V là:
A. 240ml B. 320 ml C. 120ml D. 160ml
Câu 10: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn:
A. Sắt đóng vai trò catot và bị oxi hoá. B. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
C. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá. D. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 11: Polime nào dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm:
A. ( CH2-CH=CH-CH2 )n B. ( CH2-CH2-O )n
C. ( CH2-CH2 )n D. ( HN-CH2-CO )n
Câu 12: Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là:
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 13: Cho sơ đồ biến hóa sau (mỗi mũi tên là 1 phản ứng):
Trong số các công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH2 = C(CH3)COOC2H5. (2) CH2 = C(CH3)COOCH3.
(3) . CH2 = C(CH3)OOCC2H5. (4) . CH3COOC(CH3) = CH2.
(5) CH2 = C(CH3)COOCH2C2H5.
Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với E:
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 14: Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dung dịch sau: NaCl, ZnCl2 và AlCl3.
A. Dung dịch Na2SO4 B. Dung dịch NH3
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 loãng
Câu 15: Công thức tổng quát của aminoaxit no chứa hai nhóm amino và một nhóm cacboxyl, mạch hở là:
A. CnH2n+2O2N2 B. CnH2n+1O2N2 C. Cn+1H2n+1O2N2 D. CnH2n+3O2N2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Dẫn 8,96 lít CO2 (ở đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là
A. 40 B. 30 C. 25 D. 20
Câu 2: Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch
A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3
Câu 3: Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại?
A. Không có chất nào. B. Axit HNO3 đặc nóng.
C. Dung dịch H2SO4 đặc nóng. D. Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.
Câu 4: Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là
A. 2M B. 1,125M C. 0,5M D. 1M
Câu 5: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al2O3, Mg. B. Cu, Al, MgO. C. Cu, Al, Mg. D. Cu, Al2O3, MgO
Câu 6: Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch AgNO3 với 2 điện cực trơ thu được một dung dịch có pH=2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot là
A. 0,540 gam. B. 0,108 gam. C. 0,216 gam. D. 1,080 gam.
Câu 7: Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó là
A. dd BaCl2. B. dd NaOH. C. dd CH3COOAg. D. qùi tím.
Câu 8: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng đôlômit B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng pirit.
Câu 9: Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. B. C. D.
Câu 10: Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3 M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,20 B. 42,12 C. 32,40 D. 48,60
Câu 11: Cho dãy chuyển hoá sau: Fe (+X) → FeCl3 (+ Y) → FeCl2 (+ Z) → Fe(NO3)3 . X, Y, Z lần lượt là:
A. Cl2, Fe, HNO3. B. Cl2, Cu, HNO3. C. Cl2, Fe, AgNO3. D. HCl, Cl2, AgNO3.
Câu 12: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
A. dd Ba(OH)2. B. H2O. C. dd Br2. D. dd NaOH.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12 B. 3,36 C. 2,24 D. 4,48
Câu 14: Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch BaCl2. B. quì tím ẩm. C. dd Ca(OH)2. D. dung dịch HCl.
Câu 15: Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là
A. Fe2O3. B. CrO3. C. FeO. D. Fe2O3 và Cr2O3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím xanh?
A. Alanin B. Anilin C. Etylamin D. Glyxin
Câu 2: Cho 10,4 gam crom vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí ( đktc). Coi lượng oxi tan trong dung dịch không đáng kể, giá trị của V là
A. 2,24 B. 4,48 C. 8,96 D. 6,72
Câu 3: Dẫn hỗn hợp khí CO2, qua dung dịch KOH dư, thu được dung dịch X, số chất tan có trong dung dịch X là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 4: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ ?
A. Caprolaptam B. Axit terephtalic và etylen glicol
C. Axit ađipic và hexametylen điamin D. Vinyl xianua
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl2.
(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Cho khí H2 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng.
(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.
Các thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). C. (2), (5). D. (1), (3), (4), (5).
Câu 6: Phèn chua là hoá chất được dùng nhiều trong nghành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất làm cầm màu trong nhuộm vải và làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là:
A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)2.12H2O B. KAl(SO4)2.24H2O
C. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Câu 7: Vỏ trứng gia cầm là lớp CaCO3, trên bề mặt của vỏ trứng gia cầm có những lỗ nhỏ nên vi khuẩn có thể xâm nhập được làm trứng nhanh hỏng. Để bảo quản trứng người ta thường nhúng vào dung dịch Ca(OH)2, việc nhúng vào dung dịch này nhằm tạo ra phản ứng nào sau đây?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2 B. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 D. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Câu 8: Hàn the là natri tetraborat ngậm nước có công thức Na2B4O7.10H2O thường được người dân dùng như một thứ phụ gia thực phẩm cho vào giò, bánh phở…làm tăng tính dai và giòn. Từ năm 1985, tổ chức y tế thế giới đã cấm dùng hàn the vì nó rất độc, có thể gây co giật, trụy tim, hôn mê. Hàm lượng nguyên tố Na có trong hàn the là bao nhiêu?
A. 12,04%. B. 27,22%. C. 6,59%. D. 15,31%.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh.
B. Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.
C. Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein.
D. Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.
Câu 10: Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây?
A. C6H5NH2 B. C2H5OH C. CH3COOH D. H2NCH2CH2COOH
Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
c) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH dư.
d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2SO4.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 12: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá kẽm mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào dưới đây?
A. Dùng hợp kim chống gỉ. B. Phương pháp trao đổi ion.
C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt. D. Phương pháp điện hoá.
Câu 13: Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất khí?
A. Cho kim loại Ba vào dung dịch H2O.
B. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH và đun nóng.
C. Cho Cu vào dung dịch HCl.
D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4.
Câu 14: Chất nào sau đây có công thức phân tử là C3H4O2?
A. Vinylfomat B. Etylfomat C. Metylaxetat D. Phenylaxetat
Câu 15: Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là
A. tính dẫn điện B. tính dẻo C. khối lượng riêng D. tính dẫn nhiệt
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Quảng Xương 4 Lần 2. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: