TRƯỜNG THPT MỘC XUYÊN | ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 81. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi được dùng để trả nợ, nộp thuế thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Cung cấp thông tin.
B. Cung cấp dịch vụ.
C. Phương tiện cất trữ.
D. Phương tiện thanh toán.
Câu 82. Chị B giám đốc doanh nghiệp X quyết định cho toàn thể nhân viên dưới quyền đi du lịch nước ngoài khi nhận thấy các công ty lữ hành đồng loạt giảm giá. Chị B đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
A. Giá cả giảm thì cầu tăng.
B. Giá cả tăng thì cầu giảm.
C. Giá cả độc lập với cầu.
D. Giá cả ngang bằng giá trị.
Câu 83. V (17 tuổi) chở M (13 tuổi) điều khiển xe Jupiter không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, phóng nhanh, vượt ẩu. Do vậy, đã đâm vào Q vừa điều khiển xe máy điện, vừa cầm ô che nắng chở N ngồi sau, khiến cho Q và N bị thương. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Q và N.
B. V và M.
C. M và N.
D. V và Q.
Câu 84. Trong quyền bầu cử, những người già yếu, tàn tật không đến nơi bầu cử được thì tổ bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri thực hiện quyền bầu cử. Việc làm này thể hiện nguyên tắc
A. bỏ phiếu kín.
B. bình đẳng.
C. trực tiếp.
D. phổ thông.
Câu 85. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý?
A. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi.
B. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 17 tuổi.
D. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 86. Sau khi được chuyển quyền sử dụng khu đất thổ cư ở Thị xã, ông A tự ý mua vật liệu, thuê thợ đến xây dựng ngôi nhà hai tầng, không xin phép xây dựng. Việc làm của ông A là vi phạm pháp luật
A. hành chính.
B. kỉ luật.
C. đất đai.
D. dân sự.
Câu 87. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là nội dung của quyền
A. học thường xuyên, học suốt đời.
B. học không hạn chế.
C. học bất cứ ngành nghề nào.
D. đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 88. Trong kì nghỉ tết nguyên đán, Đ đã rủ S, P, Q cùng xóm tham gia chơi bài ăn tiền. Biết được tin này, em trai của Đ là T cũng gọi thêm các bạn của mình đến cổ vũ. Bị thua khá nhiều, Q đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho Đ. Tức tối 2 anh em Đ và T lao vào đánh Q làm Q bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh Đ, P và Q.
B. Anh em Đ và T.
C. Anh Đ và Q.
D. Anh Q, Đ và S.
Câu 89. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm kỷ luật.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm dân sự.
Câu 90. Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm nương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là Hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báo với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông K, ông M và ông S.
B. Ông S và chị Q.
C. Ông K và chị Q.
D. Ông K, ông S và chị Q.
Câu 91. Trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn?
A. 6 giờ.
B. 24 giờ.
C. 8 giờ.
D. 12 giờ.
Câu 92. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm
A. trách nhiệm pháp lí
B. trách nhiệm pháp luật.
C. trách nhiệm dân sự.
D. trách nhiệm hành chính.
Câu 93. Thấy N hát hay, nhà trường đã tạo điều kiện cho em tham gia diễn đàn âm nhạc để có cơ hội được học hỏi giao lưu với các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Trong trường hợp này, N đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Tham vấn.
C. Phát triển.
D. Sáng tạo.
Câu 94. Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt. Trong trường hợp này, A đã
A. thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
B. chịu trách nhiệm pháp lý vi phạm hình sự của mình.
C. chịu trách nhiệm thiệt hại do vi phạm pháp luật.
D. khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 95. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong
A. gia đình.
B. tập thể.
C. dòng tộc.
D. cộng đồng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đáp án đề thi thử THPTQG 2020 môn GDCD
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|---|---|---|---|
81 | D | 91 | D | 101 | B | 111 | A |
82 | A | 92 | A | 102 | C | 112 | D |
83 | D | 93 | C | 103 | A | 113 | C |
84 | C | 94 | A | 104 | D | 114 | A |
85 | B | 95 | A | 105 | B | 115 | D |
86 | A | 96 | B | 106 | C | 116 | D |
87 | - | 97 | C | 107 | B | 117 | C |
88 | B | 98 | C | 108 | B | 118 | C |
89 | C | 99 | A | 109 | D | 119 | B |
90 | C | 100 | D | 110 | A | 120 | - |
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật
Câu 2. Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
A. từ đủ 14 đến dưới 16.
B. từ 14 đến đủ 16
C. từ đủ 16 đến dưới 18.
D. từ 16 đến đủ 18
Câu 3. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quy tắc quản lí nhà nước
B. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế
C. các điều luật và các quan hệ hành chính
D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính
Câu 4. Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự là:
A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật
Câu 5. Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là
A. giáo dục, răn đe là chính
B. có thể bị phạt tù
C. buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng
D. chủ yếu là đưa ra lời khuyên .
Câu 6. Khi gặp đèn đỏ thì dừng, chạy xe không dàn hàng ngang là
A. sử dụng pháp luật
B. thực hiện pháp luật
C. tuân thủ Pháp luật
D. áp dụng pháp luật
Câu 7. Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là
A. sử dụng pháp luật
B. áp dụng pháp luật
C. thi hành pháp luật
D. tuân thủ pháp luật
Câu 8. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 9. Điền vào chỗ trống: “Công dân ...............có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.”
A. Được hưởng quyền và nghĩa vụ
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
C. Có quyền bình dẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ
D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
Câu 10. Công dân có quyền cơ bản nào sau đây:
A. Quyền bầu cử, ứng cử
B. Quyền tổ chức lật đổ
C. Quyền lôi kéo, xúi giục.
D. Quyền tham gia tổ chức phản động
Câu 11. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là
A. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
B. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên
C. nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên
D. nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.
Câu 12. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Câu 13. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
Câu 14. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:
A. Hôn nhân
B. Hòa giải
C. Li hôn
D. Li thân.
Câu 15. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:
A. xây dựng gia đình hạnh phúc
B. củng cố tình yêu lứa đôi
C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình
D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đáp án đề thi môn GDCD năm 2020
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | A | 11 | A | 21 | D | 31 | B |
2 | A | 12 | A | 22 | A | 32 | A |
3 | A | 13 | C | 23 | C | 33 | C |
4 | B | 14 | A | 24 | C | 34 | B |
5 | A | 15 | D | 25 | B | 35 | B |
6 | C | 16 | B | 26 | C | 36 | D |
7 | B | 17 | A | 27 | D | 37 | B |
8 | C | 18 | D | 28 | D | 38 | A |
9 | B | 19 | C | 29 | C | 39 | D |
10 | A | 20 | A | 30 | B | 40 | A |
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
Câu 2. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 4. Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. nghĩa vụ pháp lí.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. quyền trong kinh doanh.
D. nghĩa vụ trong kinh doanh.
Câu 5. Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Ngược đãi cha mẹ.
B. Lạm dụng sức lao động của con.
C. Không tôn trọng ý kiến của con.
D. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
Câu 6. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn là
A. nam 22 tuổi trở lên, nữ 20 tuổi trở lên.
B. nam 19 tuổi trở lên , nữ 18 tuổi trở lên.
C. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.
D. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 7. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính?
A. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường.
B. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người.
C. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.
D. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.
Câu 8. Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất?
A. Tư liệu sản xuất.
B. Kết cấu hạ tầng.
C. Công cụ lao động.
D. Hệ thống bình chứa.
Câu 9. Ông B trồng cam sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện giao dịch.
C. Phương tiện lưu thông.
D. Phương tiện thanh toán.
Câu 10. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
B. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 11. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ
A. xã hội và quan hệ kinh tế.
B. lao động và quan hệ xã hội.
C. tài sản và quan hệ nhân thân.
D. kinh tế và quan hệ lao động.
Câu 12. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới các
A. quy chế đơn vị sản xuất.
B. quy tắc quản lí nhà nước.
C. quy chuẩn sử dụng chuyên gia.
D. quy ước trong các doanh nghiệp.
Câu 13. Người vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.
B. dân sự.
C. kỉ luật.
D. hành chính.
Câu 14. Cán bộ, viên chức, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm
A. kỉ luật
B. dân sự.
C. hình sự.
D. hành chính.
Câu 15. Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?
A. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.
B. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
C. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.
D. Bạn F mượn sách của bạn E nhưng không giữ gìn bảo quản.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đáp án đề thi thử THPT QG môn GDCD
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | D | D | B | D | D | A | C | C | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | B | A | A | B | C | D | B | C | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | D | B | A | D | C | A | B | C | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | D | C | C | D | D | C | D | D | D | C |
...
Trên đây là trích dẫn một phần Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD có đáp án Trường THPT Mộc Xuyên, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!