TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút |
Câu 1: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh s có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T B. Anh S và Đ.
C. Anh H, S và Đ. D. Anh H, M, S và Đ
Câu 2: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật,
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật
Câu 3: Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến co quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã
A. áp dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật D. thi hành pháp luật.
Câu 4: Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là
A. công ty nhà nước. B. hợp tác xã.
C. tài sản thuộc sở hữu tập thể. D. doanh nghiệp nhà nước.
Câu 5: X vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính cưỡng chế.
C. Tính quy phạm phổ biến D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Câu 6: Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đon vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nội dung của
A. khái niệm cạnh tranh. B. nguyên nhân cạnh tranh,
C. mục đích cạnh tranh D. tính hai mặt của cạnh tranh.
Câu 7: Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Công cụ lao động. B. Tư liệu sản xuất,
C. Hệ thống bình chứa. D. Kết cấu hạ tầng.
Câu 8: Trên thị trường, khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu
A. có khả năng thanh toán B. của người tiêu dùng.
C. chưa có khả năng thanh toán D. hàng hoá mà người tiêu dùng cần
Câu 9: Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, lực học lại ở mức trung bình nên Z dự định sau khi tốt nghiệp THPT sẽ xin làm công nhân của một doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp để nâng cao trình độ. Biết dự định của Z, B khuyên Z nên đi học đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu là bạn của Z, em sẽ chọn phương án nào dưới đây để khuyên bạn cho phù hợp?
A. Khuyên Z quyết tâm thực hiện dự định của mình vì phù hợp với khá năng và điều kiện của bạn.
B. Khuyên Z cố gắng thi đại học Vì chỉ có học đại học mới thay đổi được cuộc sống nghèo khó
C. Khuyên Z đi xem bói để quyết định cho tương lai của mình
D. Khuyên Z hỏi ý kiến của các bạn khác và quyết định theo số đông
Câu 10: Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
B. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá
C. Tăng năng suất lao động.
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 11: Văn bản luật nào sau đây của nước ta có hiệu lực pháp lí cao nhất?
A. Nghị quyết B. Thông tư. C. Chỉ thị D. Hiến pháp
Câu 12: Một trong những chức năng của tiền tệ là
A. Thước đo giá cả. B. Thước đo thị trường,
C. Thước đo giá trị. D. Thước đo kinh tế.
Câu 13: Sau khi tốt nghiệp đại học nông nghiệp, M không đi xin việc mà về cùng gia đình mở trang trại trồng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ có kĩ thuật và niềm đam mê, vườn vải của gia đình M năm nào cũng sai trĩu quả, ít sâu bệnh đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Việc làm của M thể hiện sự chuyển dịch co cấu lao động nào sau đây?
A. Lao động chân tay chuyển sang lao động tri thức.
B. Lao động chân tay chuyển sang lao động máy móc
C. Lao động trí thức chuyển sang lao động chân tay.
D. Lao động truyền thống chuyển sang lao động thủ công
Câu 14: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh giữ vai trò
A. là một đòn bẩy kinh tế B. là cơ sở sản xuất hàng hóa.
C. là một động lực kinh tế. D. là nền tảng của sản xuất hàng hóa.
Câu 15: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là
A. tài nguyên thiên nhiên. B. đối tượng lao động,
C. tư liệu lao động. D. công cụ lao động.
.........
{--Xem online hoặc Tải về để có đầy đủ nội dung. Ngoài ra, các em có thể thi trực tuyến Đề thi thử THPT QG GDCD THPT Chuyên Lam Sơn để đánh giá năng lực bản thân --}
SỞ GD & ĐT TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA KHỐI 12 – LẦN I NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Vi phạm hình sự là hành vi
A. Xâm phạm các quan hệ lao động B. Nguy hiểm cho xã hội.
C. Trái phong tục tập quán. D. Trái chuẩn mực đạo đức.
Câu 2: Hai vợ chồng anh T cùng làm trong cơ quan nhà nước. Mỗi lần con ốm, anh T luôn bắt vợ phải nghỉ làm. Hành vi này của anh T đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
B. Thực hiện các chức năng gia đình.
C. Nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
D. Nuôi con theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Anh K và anh D làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh D có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh D. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào
A. địa vị của anh K và anh D.
B. điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh D
C. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh D
D. độ tuổi của anh K và anh D.
Câu 4: Hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản là vi phạm pháp luật
A. kỷ luật B. hành chính C. dân sự D. hình sự.
Câu 5: Nhà nước ban hành pháp luật phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước. B. Bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. D. Bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức.
Câu 6: Trong cùng một điều kiện như nhau, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm nhà nước.
D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 7: Khi nào sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa?
A. Khi nó được người sản xuất hàng hóa sản xuất ra.
B. Khi nó thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
C. Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa.
D. Khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.
Câu 8: Thực chất quan hệ cung - cầu là gì?
A. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu hàng hóa.
B. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường.
C. Là mối quan hệ tác động giữa người mua và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
D. Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung, cầu hàng hóa và giá cả thị trường.
Câu 9: Bạn M nói với bạn A, cả Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Việc quy định đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 10: Anh B là thợ mộc, anh đóng được chiếc tủ đẹp và với chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay sau khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán đã có người hỏi mua và giá cả hợp lí. Anh B đã đồng ý bán. Vậy trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì?
A. Chức năng môi giới thúc đẩy quan hệ mua, bán.
B. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
C. Chức năng thông tin cho người mua, người bán.
D. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất.
Câu 11: Trên thị trường, cầu về ô tô là 70.000 chiếc các loại. Có 10 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô để cung ứng cho thị trường. Trong đó, Toyata cung ứng 19340 chiếc, Deawwoo cung ứng 15245 chiếc, Ford cung ứng 11789 chiếc, KIA cung ứng 10854 chiếc, Mazda cung ứng 9875 chiếc, Mekong cung ứng 5812 chiếc, Merceder cung ứng 4512 chiếc... Giả sử không xét đến các yếu tố khác, chỉ xét đơn thuần mối quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường. Điều gì sẽ xảy ra?
A. Giá ô tô tăng lên
B. Giá ô tô giảm xuống.
C. Giá ô tô sẽ không thay đổi.
D. Nhà nước sẽ điều tiết mức giá ô tô cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Câu 12: Pháp luật khác với đạo đức ở điểm nào sau đây?
A. Bắt buộc đối với tất cả mọi người. B. Hướng tới bảo vệ công bằng và lẽ phải.
C. Có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội. D. Điều chỉnh hành vi của con người.
Câu 13: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước và công dân. B. tất cả các cơ quan nhà nước.
C. tất cả mọi người trong xã hội. D. Nhà nước và xã hội.
Câu 14: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là
A. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lưong, trả công lao động.
B. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.
C. mọi công dân không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm
D. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.
Câu 15: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
.............
{--Xem online hoặc Tải về để có đầy đủ nội dung. Ngoài ra, các em có thể thi trực tuyến Đề thi thử THPT QG GDCD THPT Hàn Thuyên để đánh giá năng lực bản thân --}
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 | KÌ THI THỬ THPTQG LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian giao đề |
Câu 1: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
A. Hai hình thức B. Ba hình thức C. Bốn hình thức D. Một hình thức.
Câu 2: Chức năng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. tổ chức và xây dựng
B. trấn áp và tổ chức xây dựng
C. trấn áp các giai cấp đối kháng
D. bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Câu 3: Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Hình sự B. Hành chính C. Dân sự D. Kỷ luật
Câu 4: Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của
A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự C. vi phạm kỷ luật D. vi phạm hình sự
Câu 5: B đang học lớp 12 nhưng đã đua xe trái phép để biết cảm giác mạnh. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào cho phù hợp với pháp luật?
A. Không quan tâm vì đó là chuyện của B
B. Chửi B vì việc B tham gia đua xe.
C. Xin B đi theo đua xe cùng cho vui
D. Khuyên B không đua xe vì đó là hành vi trái luật
Câu 6: Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng dong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn phớt lờ không giúp đỡ họ. Vậy bạn A vi phạm
A. đạo đức B. nghĩa vụ C. nội quy D. pháp luật
Câu 7: Hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp là vi phạm
A. hành chính B. kỷ luật C. dân sự D. hình sự
Câu 8: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trung nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quần chúng rộng rãi B. Tính quy phạm phổ biến,
C. Tính nghiêm túc D. Tính nhân dân và xã hội
Câu 9: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
A. Bằng chủ trương của Nhà nước. B. Bằng uy tín của Nhà nước.
C. Bằng quyền lực Nhà nước D. Bằng chính sách của Nhà nước
Câu 10: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
A. quy định các hành vi không được làm
B. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm
C. quy định các bổn phận của công dân
D. quy định về việc được làm, phải làm, không được làm
Câu 11: Nhà nuớc quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và
A. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân
B. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước
C. tổ chức thực hiện pháp luật.
D. xây dựng chủ trương, chính sách
Câu 12: Anh A đánh nguời gây thuơng tích 11%. Vậy anh A phải chịu trách nhiệm gì?
A. Dân sự B. Hình sự C. Hành chính D. Kỉ luật
Câu 13: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức
A. áp dụng pháp luật B. sử dụng pháp luật
C. tuân thủ pháp luật D. thi hành pháp luật
Câu 14: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, đuợc áp dụng đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
C. Tính cưỡng chế D. Tính bắt buộc chung
Câu 15: Độ tuổi nào khi vi phạm pháp luật được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, thành công dân có ích?
A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi B. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
C. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
...............
{--Xem online hoặc Tải về để có đầy đủ nội dung. Ngoài ra, các em có thể thi trực tuyến Đề thi thử THPT QG GDCD THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc để đánh giá năng lực bản thân --}