Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Tiểu La

TRƯỜNG THPT TIỂU LA

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

‌‌I.‌ ‌Đọc‌ ‌hiểu‌ ‌(3,0‌ ‌điểm)‌ ‌ ‌

Đọc‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌sau‌ ‌và‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌các‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌ở‌ ‌bên‌ ‌dưới‌ ‌ ‌

Để‌ ‌trưởng‌ ‌thành,‌ ‌tất‌ ‌cả‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌đều‌ ‌phải‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌hai‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh:‌ ‌một‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌bên‌ ‌ngoài‌ ‌và‌ ‌một‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌ngay‌ ‌trong‌ ‌tâm‌ ‌trí‌ ‌mỗi‌ ‌người.‌ ‌Nhưng‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌nhất‌ ‌và‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌nhất‌ ‌chính‌ ‌là‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌ngay‌ ‌trong‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌mỗi‌ ‌người.‌ ‌Đó‌ ‌là‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chống‌ ‌lại‌ ‌những‌ ‌thói‌ ‌quen‌ ‌không‌ ‌lành‌ ‌mạnh,‌ ‌những‌ ‌cơn‌ ‌nóng‌ ‌giận‌ ‌sắp‌ ‌bùng‌ ‌phát,‌ ‌những‌ ‌lời‌ ‌gian‌ ‌dối‌ ‌chực‌ ‌trào,‌ ‌những‌ ‌phán‌ ‌xét‌ ‌thiếu‌ ‌cơ‌ ‌sở‌ ‌và‌ ‌cả‌ ‌những‌ ‌căn‌ ‌bệnh‌ ‌hiểm‌ ‌nghèo….‌ ‌Những‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌liên‌ ‌tục‌ ‌và‌ ‌thật‌ ‌sự‌ ‌rất‌ ‌gian‌ ‌khó,‌ ‌nhưng‌ ‌lại‌ ‌là‌ ‌điều‌ ‌kiện‌ ‌giúp‌ ‌bạn‌ ‌nhận‌ ‌ra‌ ‌cảnh‌ ‌giới‌ ‌cao‌ ‌nhất‌ ‌của‌ ‌mình.‌ ‌ ‌

Hãy‌ ‌luôn‌ ‌cẩn‌ ‌trọng‌ ‌và‌ ‌can‌ ‌đảm.‌ ‌Hãy‌ ‌tiếp‌ ‌thu‌ ‌ý‌ ‌kiến‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌xung‌ ‌quanh‌ ‌nhưng‌ ‌đừng‌ ‌để‌ ‌họ‌ ‌chi‌ ‌phối‌ ‌quá‌ ‌nhiều‌ ‌đến‌ ‌cuộc‌ ‌đời‌ ‌bạn.‌ ‌Hãy‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌những‌ ‌bất‌ ‌đồng‌ ‌trong‌ ‌khả‌ ‌năng‌ ‌của‌ ‌mình‌ ‌nhưng‌ ‌đừng‌ ‌quên‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌đến‌ ‌cùng‌ ‌để‌ ‌hoàn‌ ‌thành‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌đề‌ ‌ra.‌ ‌‌Đừng‌ ‌để‌ ‌bóng‌ ‌đen‌ ‌của‌ ‌nỗi‌ ‌lo‌ ‌sợ‌ ‌bao‌ ‌trùm ‌đến‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌của‌ ‌bạn.‌ ‌ ‌

Bạn‌ ‌phải‌ ‌hiếu‌ ‌rằng,‌ ‌dù‌ ‌có‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌thảm‌ ‌hại‌ ‌đến‌ ‌mấy‌ ‌chăng‌ ‌nữa‌ ‌thì‌ ‌bạn‌ ‌cũng‌ ‌đã‌ ‌học‌ ‌hỏi‌ ‌được‌ ‌điều‌ ‌gì‌ ‌đó‌ ‌bổ‌ ‌ích‌ ‌cho‌ ‌mình.‌ ‌Vì‌ ‌vậy,‌ ‌hãy‌ ‌tin‌ ‌tưởng‌ ‌vào‌ ‌con‌ ‌đường‌ ‌mình‌ ‌đang‌ ‌đi‌ ‌và‌ ‌vững‌ ‌vàng‌ ‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌vì‌ ‌những‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌cao‌ ‌cả.‌ ‌ ‌

Với‌ ‌sự‌ ‌hi‌ ‌sinh,‌ ‌lòng‌ ‌kiên‌ ‌trì,‌ ‌quyêt‌ ‌tâm‌ ‌nỗ‌ ‌lực‌ ‌không‌ ‌mệt‌ ‌mỏi‌ ‌và‌ ‌tính‌ ‌tự‌ ‌chủ‌ ‌của‌ ‌mình,‌ ‌nhất‌ ‌định‌ ‌bạn‌ ‌sẽ‌ ‌thành‌ ‌công.‌ ‌Bạn‌ ‌chính‌ ‌là‌ ‌người‌ ‌làm‌ ‌chủ‌ ‌số‌ ‌phận‌ ‌của‌ ‌mình…”‌ ‌ ‌

(Trích‌ ‌Đánh‌ ‌thức‌ ‌khát‌ ‌vọng,‌ ‌‌nhiều‌ ‌tác‌ ‌giả,‌ ‌First‌ ‌News‌ ‌tổng‌ ‌hợp‌ ‌NXB‌ ‌Hồng‌ ‌Đức,‌ ‌2017,‌ ‌tr.67,78‌)‌ ‌

Câu‌ ‌1‌.‌ ‌‌Nhận‌ ‌biết‌ ‌ ‌

Xác‌ ‌định‌ ‌phương‌ ‌thức‌ ‌biểu‌ ‌đạt‌ ‌chính‌ ‌được‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌trong‌ ‌văn‌ ‌bản.‌ ‌‌(0.5‌ ‌điểm)‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌2‌.‌ ‌‌Nhận‌ ‌biết‌ ‌ ‌

Xác‌ ‌định‌ ‌và‌ ‌phân‌ ‌tích‌ ‌hiệu‌ ‌quả‌ ‌của‌ ‌biện‌ ‌pháp‌ ‌tu‌ ‌từ‌ ‌được‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌ở‌ ‌phần‌ ‌in‌ ‌đậm‌ ‌trong‌ ‌văn‌ ‌bản‌ ‌trên‌ ‌‌(0,75‌ ‌điểm)‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌3.‌ ‌Thông‌ ‌hiểu‌ ‌

Theo‌ ‌tác‌ ‌giả:‌ ‌‌"Cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌nhất‌ ‌và‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌nhất”‌ ‌‌là‌ ‌gì?‌ ‌‌(0,75‌ ‌điểm)‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌4:‌ ‌Thông‌ ‌hiểu‌ ‌ ‌

Anh/‌ ‌chị‌ ‌hiểu‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào‌ ‌về‌ ‌ý‌ ‌kiến:‌ ‌‌“Dù‌ ‌có‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌thảm‌ ‌hại‌ ‌đến‌ ‌mấy‌ ‌chăng‌ ‌nữa‌ ‌thì‌ ‌bạn‌ ‌cũng‌ ‌đã‌ ‌học‌ ‌hỏi‌ ‌được‌ ‌một‌ ‌điều‌ ‌gì‌ ‌đó‌ ‌bổ‌ ‌ích‌ ‌cho‌ ‌mình”.‌ ‌‌(1‌ ‌điểm)‌ ‌ ‌

II.‌ ‌Làm‌ ‌văn‌ ‌(7,0‌ ‌điểm)‌ ‌Vận‌ ‌dụng‌ ‌cao‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌1.‌ ‌‌(2‌ ‌điểm)‌ ‌ ‌

Từ‌ ‌nội‌ ‌dung‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌phần‌ ‌Đọc‌ ‌hiểu,‌ ‌anh/chị‌ ‌hãy‌ ‌viết‌ ‌một‌ ‌đoạn‌ ‌văn‌ ‌(khoảng‌ ‌200‌ ‌chữ)‌ ‌trình‌ ‌bày‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌của‌ ‌anh‌ ‌chị‌ ‌về‌ ‌ý‌ ‌kiến:‌ ‌‌“Bạn‌ ‌chính‌ ‌là‌ ‌người‌ ‌làm‌ ‌chủ‌ ‌số‌ ‌phận‌ ‌mình”.‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌2.‌ ‌‌(5‌ ‌điểm)‌ ‌ ‌

Nhận‌ ‌xét‌ ‌về‌ ‌hìn‌ ‌tượng‌ ‌sông‌ ‌Đà‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌kiến‌ ‌cho‌ ‌rằng:‌ ‌‌“Con‌ ‌Sông‌ ‌Đà‌ ‌thu‌ ‌hút‌ ‌người‌ ‌đọc‌ ‌bởi‌ ‌sự‌ ‌hung‌ ‌bạo‌ ‌nhưng‌ ‌cũng‌ ‌làm‌ ‌say‌ ‌đắm‌ ‌lòng‌ ‌người‌ ‌bởi‌ ‌vẻ‌ ‌đẹp‌ ‌trữ‌ ‌tình”‌.‌ ‌Bằng‌ ‌việc‌ ‌cảm‌ ‌nhận‌ ‌vẻ‌ ‌đẹp‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌sau,‌ ‌anh/‌ ‌chị‌ ‌hãy‌ ‌làm‌ ‌rõ‌ ‌ý‌ ‌kiến‌ ‌trên.‌ ‌ ‌

…..‌ ‌Hùng‌ ‌vĩ‌ ‌của‌ ‌Sông‌ ‌Đà‌ ‌không‌ ‌phải‌ ‌chỉ‌ ‌có‌ ‌thác‌ ‌đá.‌ ‌Mà‌ ‌nó‌ ‌còn‌ ‌là‌ ‌những‌ ‌cảnh‌ ‌đá‌ ‌bờ‌ ‌sông,‌ ‌dựng‌ ‌vách‌ ‌thành,‌ ‌mặt‌ ‌sông‌ ‌chỗ‌ ‌ấy‌ ‌chỉ‌ ‌lúc‌ ‌đúng‌ ‌ngọ‌ ‌mới‌ ‌có‌ ‌mặt‌ ‌trời.‌ ‌Có‌ ‌chỗ‌ ‌vách‌ ‌đá‌ ‌thành‌ ‌chẹt‌ ‌lòng‌ ‌Sông‌ ‌Đà‌ ‌như‌ ‌một‌ ‌cái‌ ‌yết‌ ‌hầu.‌ ‌Đứng‌ ‌bên‌ ‌này‌ ‌bờ‌ ‌nhẹ‌ ‌tay‌ ‌ném‌ ‌hòn‌ ‌đá‌ ‌qua‌ ‌bên‌ ‌kia‌ ‌vách.‌ ‌Có‌ ‌quãng‌ ‌con‌ ‌nai‌ ‌con‌ ‌hổ‌ ‌đã‌ ‌có‌ ‌lần‌ ‌vọt‌ ‌từ‌ ‌bờ‌ ‌bên‌ ‌này‌ ‌sang‌ ‌bờ‌ ‌bên‌ ‌kia.‌ ‌Ngồi‌ ‌trong‌ ‌khoang‌ ‌đò‌ ‌qua‌ ‌quãng‌ ‌ấy,‌ ‌đang‌ ‌mùa‌ ‌hè‌ ‌mà‌ ‌cũng‌ ‌thấy‌ ‌lạnh,‌ ‌cảm‌ ‌thấy‌ ‌mình‌ ‌như‌ ‌đứng‌ ‌ở‌ ‌hè‌ ‌một‌ ‌cái‌ ‌ngõ‌ ‌mà‌ ‌ngóng‌ ‌vọng‌ ‌lên‌ ‌một‌ ‌khung‌ ‌cửa‌ ‌sổ‌ ‌nào‌ ‌trên‌ ‌cái‌ ‌tầng‌ ‌nhà‌ ‌thứ‌ ‌mấy‌ ‌nào‌ ‌vừa‌ ‌tắt‌ ‌phụt‌ ‌đèn‌ ‌điện.‌ ‌ ‌

Lại‌ ‌như‌ ‌quãng‌ ‌mặt‌ ‌ghềnh‌ ‌Hát‌ ‌Loóng,‌ ‌dài‌ ‌hàng‌ ‌ngàn‌ ‌cây‌ ‌số‌ ‌nước‌ ‌xô‌ ‌đá,‌ ‌đá‌ ‌xô‌ ‌sóng,‌ ‌sóng‌ ‌xô‌ ‌gió,‌ ‌cuồn‌ ‌cuộn‌ ‌gió‌ ‌gùn‌ ‌ghè‌ ‌suốt‌ ‌năm‌ ‌như‌ ‌lúc‌ ‌nào‌ ‌cũng‌ ‌đòi‌ ‌nợ‌ ‌xuýt‌ ‌bất‌ ‌cứ‌ ‌người‌ ‌lái‌ ‌đò‌ ‌Sông‌ ‌Đà‌ ‌nào‌ ‌tóm‌ ‌được‌ ‌qua‌ ‌đấy.‌ ‌Quãng‌ ‌này‌ ‌mà‌ ‌khinh‌ ‌suất‌ ‌tay‌ ‌lái‌ ‌thì‌ ‌cũng‌ ‌dễ‌ ‌lật‌ ‌ngửa‌ ‌bụng‌ ‌thuyền‌ ‌ra.‌ ‌ ‌

Lại‌ ‌như‌ ‌quãng‌ ‌Tà‌ ‌Mường‌ ‌Vát‌ ‌phía‌ ‌dưới‌ ‌Sơn‌ ‌La.‌ ‌Trên‌ ‌sông‌ ‌bỗng‌ ‌có‌ ‌những‌ ‌cái‌ ‌hút‌ ‌nước‌ ‌giống‌ ‌như‌ ‌cái‌ ‌giếng‌ ‌bê‌ ‌tông‌ ‌thả‌ ‌xuống‌ ‌sông‌ ‌để‌ ‌chuẩn‌ ‌bị‌ ‌làm‌ ‌móng‌ ‌cầu.‌ ‌Nước‌ ‌ở‌ ‌đây‌ ‌thở‌ ‌và‌ ‌kêu‌ ‌hư‌ ‌cái‌ ‌cống‌ ‌bị‌ ‌sặc.‌ ‌Trên‌ ‌mặt,‌ ‌cái‌ ‌hút‌ ‌xoáy‌ ‌tít‌ ‌đáy,‌ ‌cũng‌ ‌cũng‌ ‌đang‌ ‌quay‌ ‌lừ‌ ‌lừ‌ ‌những‌ ‌cánh‌ ‌quạ‌ ‌đàn.‌ ‌

(…)‌ ‌Hình‌ ‌như‌ ‌khi‌ ‌mà‌ ‌ta‌ ‌đã‌ ‌quen‌ ‌đọc‌ ‌bản‌ ‌đồ‌ ‌sông‌ ‌núi,‌ ‌thì‌ ‌mỗi‌ ‌lúc‌ ‌ngồi‌ ‌tàu‌ ‌bay‌ ‌trên‌ ‌chiều‌ ‌cao‌ ‌mà‌ ‌nhìn‌ ‌xuống‌ ‌đất‌ ‌nước‌ ‌Tổ‌ ‌quốc‌ ‌bao‌ ‌la,‌ ‌càng‌ ‌thấy‌ ‌quen‌ ‌thuộc‌ ‌với‌ ‌từng‌ ‌nét‌ ‌sông‌ ‌tãi‌ ‌ra‌ ‌trên‌ ‌đại‌ ‌dương‌ ‌đá‌ ‌lờ‌ ‌lờ‌ ‌bóng‌ ‌mây‌ ‌dưới‌ ‌chân‌ ‌mình.‌ ‌Con‌ ‌Sông‌ ‌Đà‌ ‌tuôn‌ ‌dài‌ ‌như‌ ‌một‌ ‌áng‌ ‌tóc‌ ‌trữ‌ ‌tình,‌ ‌đầu‌ ‌tóc,‌ ‌chân‌ ‌tóc‌ ‌ẩn‌ ‌hiện‌ ‌trong‌ ‌mây‌ ‌trời‌ ‌Tây‌ ‌Bắc‌ ‌bung‌ ‌nở‌ ‌hoa‌ ‌ban‌ ‌hoa‌ ‌gạo‌ ‌tháng‌ ‌hai‌ ‌và‌ ‌cuồn‌ ‌cuộn‌ ‌mù‌ ‌khói‌ ‌núi‌ ‌mèo‌ ‌đốt‌ ‌nương‌ ‌xuân.‌ ‌Tôi‌ ‌đã‌ ‌nhìn‌ ‌say‌ ‌sưa‌ ‌làn‌ ‌mây‌ ‌mùa‌ ‌xuân‌ ‌bay‌ ‌trên‌ ‌Sông‌ ‌Đà,‌ ‌tôi‌ ‌đã‌ ‌xuyên‌ ‌qua‌ ‌đám‌ ‌mây‌ ‌mùa‌ ‌thu‌ ‌mà‌ ‌nhìn‌ ‌xuống‌ ‌dòng‌ ‌nước‌ ‌Sông‌ ‌Đà.‌ ‌Mùa‌ ‌xuân,‌ ‌dòng‌ ‌sông‌ ‌xanh‌ ‌ngọc‌ ‌bích,‌ ‌chứ‌ ‌nước‌ ‌Sông‌ ‌Đà‌ ‌không‌ ‌xanh‌ ‌màu‌ ‌xanh‌ ‌canh‌ ‌hến‌ ‌của‌ ‌sông‌ ‌Gâm,‌ ‌sông‌ ‌Lô.‌ ‌Mùa‌ ‌thu‌ ‌nước‌ ‌Sông‌ ‌Đà‌ ‌lừ‌ ‌lừ‌ ‌chín‌ ‌đỏ‌ ‌như‌ ‌da‌ ‌mặt‌ ‌một‌ ‌người‌ ‌bầm‌ ‌đi‌ ‌vì‌ ‌rượu‌ ‌bữa,‌ ‌lừ‌ ‌lừ‌ ‌cái‌ ‌màu‌ ‌đỏ‌ ‌giận‌ ‌dữ‌ ‌ở‌ ‌một‌ ‌người‌ ‌bất‌ ‌mãn,‌ ‌bưc‌ ‌bội‌ ‌gì‌ ‌mỗi‌ ‌độ‌ ‌thu‌ ‌về.‌ ‌ ‌

(‌Người‌ ‌lái‌ ‌đò‌ ‌Sông‌ ‌Đà,‌ ‌‌Nguyễn‌ ‌Tuân,‌ ‌Ngữ‌ ‌văn‌ ‌lớp‌ ‌12,‌ ‌Tập‌ ‌1,‌ ‌NXB‌ ‌Giáo‌ ‌Dục‌ ‌Việt‌ ‌Nam,‌ ‌2018,‌ ‌T‌ ‌186)‌ ‌

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

1.‌ ‌ ‌

Phương‌ ‌pháp:‌ ‌‌Căn‌ ‌cứ‌ ‌các‌ ‌phương‌ ‌thức‌ ‌biểu‌ ‌đạt‌ ‌đã‌ ‌học‌ ‌ ‌

Cách‌ ‌giải:‌ ‌ ‌

-‌ ‌Phương‌ ‌thức‌ ‌biểu‌ ‌đạt‌ ‌chính:‌ ‌Nghị‌ ‌luận‌ ‌ ‌

2.‌ ‌ ‌

Phương‌ ‌pháp:‌ ‌‌Đọc,‌ ‌phát‌ ‌hiện‌ ‌biện‌ ‌pháp‌ ‌tu‌ ‌từ‌ ‌dựa‌ ‌vào‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌đã‌ ‌học,‌ ‌nêu‌ ‌tác‌ dụng.‌ ‌ ‌

Cách‌ ‌giải:‌ ‌ ‌

-‌ ‌Biện‌ ‌pháp‌ ‌tu‌ ‌từ:‌ ‌Điệp‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌(Hãy….‌ ‌nhưng…)‌ ‌ ‌

-‌ ‌Tác‌ ‌dụng:‌ ‌Nhấn‌ ‌mạnh‌ ‌cần‌ ‌cân‌ ‌bằng‌ ‌giữa‌ ‌việc‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌những‌ ‌vấn‌ ‌đề,‌ ‌những‌ ‌tác‌ ‌động‌ ‌từ‌ ‌bên‌ ‌ngoài‌ ‌với‌ ‌các‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌trong‌ ‌nội‌ ‌tại‌ ‌mỗi‌ ‌cá‌ ‌nhân.‌ ‌ ‌

3.‌ ‌ ‌

Phương‌ ‌pháp:‌ ‌‌Đọc‌ ‌kỹ‌ ‌nỗi‌ ‌dung‌ ‌câu‌ ‌nói,‌ ‌phân‌ ‌tích,‌ ‌lý‌ ‌giải.‌ ‌ ‌

Cách‌ ‌giải:‌ ‌ ‌

Theo‌ ‌tác‌ ‌giả,‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌nhất‌ ‌và‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌nhất‌ ‌là:‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌ngay‌ ‌trong‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌mỗi‌ ‌người.‌ ‌Đó‌ ‌là‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chống‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌thói‌ ‌quen‌ ‌không‌ ‌lành‌ ‌mạnh,‌ ‌những‌ ‌cơn‌ ‌nóng‌ ‌giận‌ ‌sắp‌ ‌bùng‌ ‌phát,‌ ‌những‌ ‌lời‌ ‌gian‌ ‌dối‌ ‌chực‌ ‌trào,‌ ‌những‌ ‌phán‌ ‌xét‌ ‌thiếu‌ ‌cơ‌ ‌sở‌ ‌và‌ ‌cả‌ ‌những‌ ‌căn‌ ‌bệnh‌ ‌hiểm‌ ‌nghèo...‌ ‌ ‌

4.‌ ‌ ‌

Phương‌ ‌pháp:‌ ‌‌phân‌ ‌tích,‌ ‌lí‌ ‌giải‌ ‌ ‌

Cách‌ ‌giải:‌ ‌ ‌

-‌ ‌Nội‌ ‌dung‌ ‌câu‌ ‌nói:‌ ‌‌“Dù‌ ‌có‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌thảm‌ ‌hại‌ ‌đến‌ ‌mấy‌ ‌chăng‌ ‌nữa‌ ‌thì‌ ‌bạn‌ ‌cũng‌ ‌đã‌ ‌học‌ ‌hỏi‌ ‌được‌ ‌một‌ ‌điều‌ ‌gì‌ ‌đó‌ ‌bổ‌ ‌ích‌ ‌cho‌ ‌mình”‌ ‌‌:‌ ‌Mỗi‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌lần‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌rút‌ ‌ra‌ ‌những‌ ‌kinh‌ ‌nghiệm,‌ ‌những‌ ‌bài‌ ‌học‌ ‌xương‌ ‌máu‌ ‌cho‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌trên‌ ‌con‌ ‌đường‌ ‌dẫn‌ ‌đến‌ ‌thành‌ ‌công.‌ ‌Như‌ ‌vậy,‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌còn‌ ‌là‌ ‌nguồn‌ ‌động‌ ‌lực‌ ‌để‌ ‌ta‌ ‌không‌ ‌ngừng‌ ‌nỗ‌ ‌lực,‌ ‌cố‌ ‌gắng,‌ ‌trau‌ ‌dồi‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌trở‌ ‌nên‌ ‌tốt‌ ‌đẹp‌ ‌hơn,‌ ‌hoàn‌ ‌thiện‌ ‌hơn.‌ ‌ ‌

-‌ ‌Nêu‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân:‌ ‌ ‌

+‌ ‌Đừng‌ ‌ngại‌ ‌vấp‌ ‌ngã,‌ ‌đừng‌ ‌sợ‌ ‌thất‌ ‌bại,‌ ‌đừng‌ ‌chán‌ ‌nản‌ ‌bi‌ ‌quan‌ ‌khi‌ ‌gặp‌ ‌phải‌ ‌thất‌ ‌bại.‌ ‌ +‌ ‌Hãy‌ ‌biết‌ ‌cách‌ ‌đứng‌ ‌lên‌ ‌sau‌ ‌mỗi‌ ‌lần‌ ‌vấp‌ ‌ngã‌ ‌bằng‌ ‌chính‌ ‌những‌ ‌kinh‌ ‌nghiệm,‌ ‌bài‌ ‌học‌ ‌đúc‌ ‌kết‌ ‌từ‌ ‌thất‌ ‌bại.‌

II. Làm văn

Câu 1:

1.‌ ‌Giải‌ ‌thích:‌ ‌ ‌

-‌ ‌Số‌ ‌phận:‌ ‌Có‌ ‌thể‌ ‌hiểu‌ ‌một‌ ‌cách‌ ‌đơn‌ ‌giản‌ ‌là‌ ‌sự‌ ‌sắp‌ ‌đặt‌ ‌từ‌ ‌trước‌ ‌của‌ ‌một‌ ‌thế‌ ‌lực‌ ‌siêu‌ ‌nhiên‌ ‌nào‌ ‌đó‌ ‌đối‌ ‌với‌ ‌cuộc‌ ‌đời‌ ‌một‌ ‌người.‌ ‌Theo‌ ‌đó,‌ ‌cuộc‌ ‌đời‌ ‌người‌ ‌này‌ ‌sẽ‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌đúng‌ ‌như‌ ‌sự‌ ‌định‌ ‌đoạt.‌ ‌ ‌

Vui‌ ‌vẻ,‌ ‌hạnh‌ ‌phúc,‌ ‌khổ‌ ‌đau‌ ‌tất‌ ‌cả‌ ‌dều‌ ‌dựa‌ ‌vào‌ ‌sự‌ ‌sắp‌ ‌đặt.‌ ‌ ‌

-‌ ‌Làm‌ ‌chủ:‌ ‌Là‌ ‌tự‌ ‌mình‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌của‌ ‌mình,‌ ‌không‌ ‌dựa‌ ‌dẫm‌ ‌hay‌ ‌bị‌ ‌chi‌ ‌phối‌ ‌bởi‌ ‌bất‌ ‌cứ‌ ‌yếu‌ ‌tố‌ ‌nào.‌ ‌ ‌

=>‌ ‌Số‌ ‌phận‌ ‌mỗi‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌do‌ ‌chính‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌nắm‌ ‌giữ,‌ ‌quyết‌ ‌định.‌ ‌Cuộc‌ ‌đời‌ ‌một‌ ‌người‌ ‌có‌ ‌vui‌ ‌hay‌ ‌buồn,‌ ‌khổ‌ ‌đau‌ ‌hay‌ ‌hạnh‌ ‌phúc‌ ‌là‌ ‌do‌ ‌chính‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌họ‌ ‌tạo‌ ‌ra,‌ ‌nắm‌ ‌bắt‌ ‌và‌ ‌quyết‌ ‌định.‌ ‌ ‌

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

“Giấc mơ của anh hề

Thấy mình thành triệu phú (…)

Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn

Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ

Thằng bé mồ côi lạnh giá

Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ

Trên đá lạnh, người tù

Gặp bầy chim cánh trắng

Kẻ u tối suốt đời cúi mặt

Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.

Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất

Cái không thể nào tới được

Đã giục con người

Vươn đến những điều đạt tới

Những giấc mơ êm đềm

Những giấc mơ nổi loạn

Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…”

(Trích Giấc mơ của anh hề - Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ – Thơ tình, NXB văn học, năm 2002)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ:

Cái không thể nào tới được

Đã giục con người

Vươn đến những điều đạt tới

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý thơ sau của tác giả không? Lý giải vì sao?

Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cách anh/chị thực hiện ước mơ của mình.

Câu 2. (5,0 điểm)

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2007, trang 77-78)

Phân tích cảm nhận của nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét quan niệm nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ: Tự do (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: (Học sinh chỉ cần gọi đúng tên một biện pháp tu từ (0,25 điểm), chỉ ra đúng biện pháp đó (0,25 điểm)

+ Liệt kê: những giấc mơ của anh hề, người hát xẩm, cậu bé mồ côi nghèo khổ, người tù…

+ Đối lập (tương phản): anh hề/ trở thành triệu phú; người hát xẩm/ lâu đài rực rỡ; thằng bé mồ côi/ trong tay chiếc bánh khổng lồ; kẻ u tối/ thảnh thơi dưới mặt trời...

+ Phép điệp ngữ: những giấc mơ

Những giấc mơ êm đềm

Những giấc mơ nổi loạn

+ Phép so sánh:

Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

* Học sinh có thể có phát hiện riêng, nếu chỉ đúng, giáo viên vẫn cho điểm.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ: (1,0 điểm)

Cái không thể nào tới được

Đã giục con người

Vươn đến những điều đạt tới

Học sinh có thể diễn đạt theo cách riêng, nhưng cơ bản hiểu được:

- Ước mơ vẫy gọi, thúc giục con người phấn đấu đạt được điều mình mong mỏi; (0,5 điểm)

- Ước mơ thôi thúc con người nỗ lực hành động để biến điều không thể thành điều có thể.( 0,5 điểm)

Câu 4. HS có thể bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình với ý thơ (0,25 điểm), nhưng lý giải phải thuyết phục (0,75 điểm).

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Đảm bảo cấu trúc và dung lượng đoạn nghị luận (khoảng 200 chữ). Có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (0,25 điểm)

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chia sẻ cách anh/chị thực hiện ước mơ của mình. (0,25 điểm)

Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có những ý kiến chia sẻ riêng, nhưng cơ bản đảm bảo một số ý sau: (1,5 điểm)

- Ước mơ: điều tốt đẹp mà con người mong mỏi đạt được, là cái mục tiêu/ mục đích để cho ta phấn đấu, nỗ lực vươn tới.

- Cách để thực hiện ước mơ:

+ Trước hết phải lắng nghe chính mình, xác định được ước mơ của bản thân là gì.

+ Nuôi dưỡng ước mơ.

+ Nỗ lực hành động bằng cách tu dưỡng, học tập, rèn luyện…

+ Quyết tâm theo đuổi mục tiêu.

* Hoc sinh có thể chia sẻ về ước mơ cụ thể, và những cảm nhận từ việc theo đuổi và thực hiện ước mơ đem lại (khuyến khích cho điểm)

Câu 2.

2.1. Kĩ năng

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.( 0,5 điểm)

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)

2.2. Nội dung

Giới thiệu (0,5 điểm)

- Những nét khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

- Nêu được vấn đề: cảm nhận của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về bức ảnh chụp và nhận xét quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm.

Học sinh có thể phân tích, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đảm bảo được các ý sau:

Phân tích cảm nhận của nghệ sĩ Phùng : (1,5 điểm)

+ Tấm ảnh là hiện thân của nghệ thuật, cái đẹp, và là kết quả của lao động sáng tạo của nghệ sĩ. Cái đẹp được tôn vinh, và có giá trị lâu dài (mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật).

+ Màu hồng của ánh sương mai biểu hiện cho cái đẹp thi vị, lãng mạn, dễ thấy nên thấy trước, còn hình ảnh người đàn bà hàng chài với đời sống vất vả lam lũ thì khó thấy nên thấy sau, nhưng khi đã phát hiện ra thì không thể quên và không được phép quên.

+ Bức ảnh thể hiện sự ám ảnh của người nghệ sĩ về hiện thực cuộc đời qua hình ảnh và số phận người đàn bà hàng chài. Đó không phải là hiện tượng cá biệt, mà nó đã trở thành biểu tượng cho số phận chung của người lao động nghèo khổ.

Nhận xét quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm: (1,0 điểm)

+ Quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời.

+ Nhà văn phải có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về cuộc đời và con người, phải quan tâm đến số phận con người.

+ Nhắc nhở người nghệ sĩ về điều cốt lõi cho mọi sáng tạo nghệ thuật là số phận con người và sự thật cuộc đời.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên… Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối thời gian đã qua.

Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".

Những ai kia đang mười tám đôi mươi, ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng”. Tìm lại cho mình những đam mê, những sở thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.

(Nguồn: Người lao động, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoi-gian-cuoc-doi.html)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, tiếc nuối thời gian là suy nghĩ cảm thán của những ai?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như”.

Câu 4. Lời khuyên Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho dù đôi khi là dại khờ, gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu

1.

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2.

- Theo đoạn trích, tiếc nuối thời gian là suy nghĩ cảm thán của những người tuổi

xế chiều và cả người trẻ cũng vậy

3.

Có thể hiểu:

+ Con người cần phát huy cao nhất năng lực của bản thân cho cuộc sống hiện tại, bằng những việc làm có ích; để không phải hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí, vì lẽ thời gian một đi không trở lại.

+ Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại cũng là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai

4.

Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ riêng, song cần lí giải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là vài gợi ý:

- Dám mơ ước và thực hiện mơ ước bằng hành động cụ thể, con người mới có cơ hội chạm đến thành công, cho dù đôi khi là dại khờ (…)

- Suy nghĩ của bản thân…

II. Làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. Có thể triển khai theo hướng:

- Thời gian một đi không trở lại. Mỗi người chỉ có một quĩ đời ngắn ngủi; vì vậy thời gian càng quí giá, càng có ý nghĩa trong đời sống con người...

-Với thời gian, con người có thể lao động để sinh tồn, để yêu thương...; đóng góp tích cực cho cộng đồng…

- Phê phán những người lãng phí thời gian

d. Chính tả , ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ; cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

c/1. Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ “Tây Tiến” và đoạn

trích… :

c/2. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính:

* Về nội dung:

- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây: hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình

- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn, đa tình

- Thiên nhiên là nền cảnh làm nổi bật hình ảnh người lính. Qua đó, nhà thơ thể hiện nỗi nhớ, sự đồng cảm, niềm kiêu hãnh, tự hào về đồng đội.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Tiểu La. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?