Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Mạc Đĩnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…

(Trích “Giăng sáng”, Nam Cao)

Câu 1: Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. (0,5đ)

Câu 2: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn trích? Nêu tác dụng. (0,75đ)

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật Điền được thể hiện qua những chi tiết nào? (0,75đ)

Câu 4: Anh/chị rút ra được thông điệp gì thông qua đoạn trích? (1đ)

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: Trong tác phẩm “Giăng sáng”, nhân vật Điền đã thốt lên: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ.”

Anh/chị nêu cảm nhận của mình từ câu nói trên bằng một bài văn ngắn (200 chữ) (2đ)

Câu 2: Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (trích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài) (5đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Các phương thức biểu đạt của đoạn trích: Biểu cảm, nghị luận

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật: Điệp cấu trúc câu: "biết bao…”; Câu cảm thán

→ Giúp cho bạn đọc hình dung ra sự thống khổ, những khó khăn đến cùng cực mà Điền cũng như người thân trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ đang phải trải qua.

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật Điền:

  • Khi ngắm trăng, Điền cảm nhận được vẻ đẹp của trăng, nhưng đằng sau vẻ đẹp tinh túy đó là những nỗ lo về cuộc sống gia đình mà mình đang phải gánh chịu.
  • Điền muốn né tránh sự thật tàn nhẫn đó, tuy nhiên không có cách nào thoát ra, buộc Điền phải chấp nhận nó.

Câu 4:

Thông điệp được rút ra từ đoạn trích: mỗi người sẽ có những ước mơ và hoài bão của riêng mình, khi chúng ta đam mê với điều đó sẽ thấy nó vô cùng đẹp đẽ, cao cả. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có những khó khăn, những nỗi lo là rào cản để chúng ta thực hiện đam mê đó → cần phải biết cân bằng giữa thực tại cuộc sống và giấc mơ, đam mê của mình để có thể đạt được cuộc sống ổn định, cân bằng nhất.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: (2đ)

Dàn ý nghị luận xã hội

- Nghệ thuật chân chính nên được được toát ra từ những giá trị thực của cuộc sống, từ những điều gần gũi, nhỏ bé nhất trong cuộc sống. Văn chương phải gắn liền với thực tại và chỉ có giá trị khi nó phản ánh thực tại.

- Văn chương góp một phần vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, giá trị con người. Qua tác phẩm văn chương, mỗi người tự rút ra bài học cho bản thân và đúc kết ý nghĩa, bài học riêng cho mình.

- Để làm nên một tác phẩm hay, ý nghĩa, cuốn hút độc giả cũng cần những sự kết hợp hài hòa giữa thực tế và ảo mộng. Thực tại tạo nên giá trị cốt lõi cho tác phẩm văn chương còn những yếu tố ảo mộng là phần gia vị làm cho tác phẩm cuốn hút hơn.

- Câu nói của Điền không chỉ mang ý nghĩa sâu xa về giá trị của văn chương mà nó còn giúp độc giả phần nào hiểu được đúng đắn bản chất của nghề làm văn.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát đào chua…

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

Câu 1 (0,5 điểm): Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?

Câu 2 (0,75 điểm): Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?

Câu 3 (0,75 điểm): Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản?

Câu 4 (1,0 điểm): Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. (2đ)

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" (5đ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”.

Câu 2 (0,75 điểm):

Trước sự vất vả, khổ cực của mẹ, tác giả thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.

Câu 3 (0, 75 điểm):

Tác giả đã vận hình ảnh cánh cò vào đời mẹ như một niềm tri ân thành kính trong nỗi xót xa, thương cảm vô bờ. Nhờ đó hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ hiện lên càng thấm thía và cảm động hơn.

Câu 4 (1 điểm):

Lời ru của mẹ sẽ theo con lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn con, cùng con đi đến hết cuộc đời. Những lời ru đó là kết tinh văn hóa dân gian mà bao thế hệ đi trước dày công gây dựng. Lời ru và tình mẹ là những giá trị tinh thần lớn lao không có thiên nhiên hay không gian nào sánh kịp. Dù con có đi bốn bể năm châu thì những giá trị đó vẫn sẽ theo con đi, là động lực trên con đường đời của con.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: (2đ)

Dàn ý: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”.

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”.

- Giải thích: Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người.

- Phân tích

  • Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó sẽ làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ.
  • Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

- Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

- Phản đề: Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…

- Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2: (5đ)

Dàn ý Cảm nhận về vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật bà cụ Tứ.

2. Thân bài

a. Sự ngạc nhiên của cụ khi anh Tràng dắt vợ về

  • Khi làm về, thấy một người phụ nữ ngồi trong nhà mà còn thưa u. Bà cụ ngạc nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn.
  • Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u”… “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra

b. Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ

  • Khi biết rằng con bà “ nhặt” được vợ: bà vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con và bà nghĩ đến chồng, đến con gái lại càng trở nên buồn hơn.
  • Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn: Bà không biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng con đã có vợ. Bà khóc vì thương con không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này.

c. Nỗi lo của bà cụ Tứ

Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn này như thế nào. → Khuyên con, khuyên dâu thương nhau, cố gắng vươn lên.

→ Nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời.

d. Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ

  • Bà suy nghĩ vui trong những điều tốt đẹp tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”
  • Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu.
  • Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn để con đâu đỡ tủi.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. (…)

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống giàu bền, còn việc nước việc đời thì không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà điều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể tự lập được.

Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

Câu 1: Văn bản trên sử dụng tao tác lập luận chính là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. (1,0 điểm)

Câu 3: Anh/ chị hiểu câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” như thế nào? 0,5 điểm)

Câu 4: Ngày nay, có rất nhiều người chọn cách sống “an nhàn, vô sự”. Anh/chị nhận xét gì về cách sống ấy? (Trình bày bằng một đoạn văn 5 - 7 dòng). (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về “tinh thần mạo hiểm”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:

“Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không thể giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”

Phân tích nhân vật Mị (Vợ chồng A phủ - Tô Hoài) để làm sáng tỏ nhận định trên và nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1:

- Thao tác lập luận chính: bình luận.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: phép liệt kê, điệp.

+ Liệt kê: phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm
nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.

+ Điệp từ: phải

+ Điệp ngữ: ...+ cũng không lấy làm +...

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh điều học trò ngày nay cần phải rèn luyện, tu dưỡng để trưởng thành.

+ Giúp lời văn nhịp nhàng, cân đối.

Câu 3:

HS thể hiện suy nghĩ cá nhân sao cho hợp lí thuyết phục.

- Giải thích cách nói hình ảnh: đường đi chỉ hành trình cuộc đời; sông núi: chỉ những khó khan khách quan; lòng người ngại núi e sông: chỉ sự thiếu ý chí, sợi khó khăn.

- Câu nói bàn về ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm dám đương đầu trước khó khăn thử thách để vượt qua và tới đích.

Câu 4:

- HS viết đoạn văn 5 – 7 dòng.

- Nêu quan điểm, thể hiện thái độ đồng tình/ phản đối và lí giải:

+ Đồng tình: vì đó là sự lựa chọn cách sống của cá nhân, miễn không ảnh hưởng đến tập thể.

+ Phản đối: vì cách sống an nhàn không phù hợp với thời đại, giết chết sự năng động, khả năng cạnh tranh,...

II. Làm văn

Câu 1:

* Giải thích vấn đề:

- Tinh thần mạo hiểm là thái độ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dũng cảm đương đầu với các thử thách, hiểm nguy, dù biết đó là nghiệt ngã, dù biết có khi phải trả rất đắt, kể cả sinh mạng...

- Tinh thần mạo hiểm có khi rất cần thiết trong cuộc sống.

* Bàn luận vấn đề:

- Người có tinh thần mạo hiểm luôn có nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, và là người dễ thành công, dễ tạo nên kì tích cuộc sống, sống có ý nghĩa và nhiều cảm hứng.

- Người có tinh thần mạo hiểm sẽ chiến thắng tâm lí, tự tin đứng dậy và tiếp tục phấn đấu.

- Người có tinh thần mạo hiểm thường mạnh mẽ, không biết sợ hãi, không
lùi bước trước những khó khan, dám đối mặt với tình hình nghiêm trọng, dám chấp nhận thất bại.

* Phản biện:

- Tinh thần mạo hiểm khác với liều lĩnh một cách vội vàng, nôn nóng.

- Tinh thần mạo hiểm cần đi liền với thực lực, không bảo thủ, duy ý chí, đi liền với nỗ lực, quyết tâm thực sự

- Phê phán những người yếu đuối, lười vận động, lười suy nghĩ, tìm hiểu, không dám nghĩ, dám làm, không dám phiêu lưu mạo hiểm...

* Bài học nhận thức và hành động:

- Dám thử thách, vượt qua giới hạn bản thân từ những việc nhỏ.

- Nhiều bạn học sinh THPT chấp nhận mạo hiểm thi vào những trường tốt nhất theo đúng đam mê, sau đó bằng nỗ lực để thi đỗ.

Câu 2:

2.1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài nêu vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khẳng định lại vấn đề.

2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý kiến bàn về Mị, nhân vật chính trong Vợ chồng A phủ - Tô Hoài với số phận bất hạnh nhưng có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Qua nhân vật, nhà văn gửi tới bạn đọc tư tưởng nhân văn sâu sắc.

2.3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

a. Giới thiệu vấn đề.

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A phủ

- Giới thiệu nhân vật Mị

- Trích dẫn lời tâm sự của Tô Hoài..

b. Giải quyết vấn đề.

* Giải thích ý kiến:

- Ý kiến của Tô Hoài là lời tâm sự về nhân vật Mị - nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ của ông. Qua lời tâm sự của Tô Hoài, người đọc thấy nhà văn muốn khẳng đinh dẫu phải sống một cuộc đời “cùng cực” bị mọi thế lực của tội ác chà đạp, sống lay lắt, đói khổ, nhục nhã nhưng Mị vẫn có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không chịu đầu hàng số phận. Đó là một điều kì diệu.

- Ở đây ta cần hiểu sức sống tiềm tàng là sức sống tiềm ẩn bên trong con người. Nó được biểu hiện ở khả năng phản kháng, chống lại hoàn cảnh bị vùi dập để đòi quyền sống, quyền tự do.

* Phân tích, chứng minh:

* Mị có cuộc sống cùng cực, lay lắt, đói khổ nhục nhã:

- Mị vốn là một cô gái nhà nghèo, trẻ, đẹp và nhất là Mị rất giàu lòng yêu đời, ham sống, lại thêm tài thổi sáo nữa.

- Một cô gái chăm làm (“Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm ngô trả nợ cho bố” - lời Mị nói với bố).

- Mị cũng thật là một đứa con hiếu thảo (khi bị ép về nhà Pá Tra, Mị muốn quyên sinh, nhưng nghĩ đến bố sẽ khổ hơn, nên không đành lòng chết nữa).

=> Tóm lại, đấy là một cô gái rất xứng đáng để hưởng hạnh phúc và đang sống những ngày tươi đẹp của tuổi trăng tròn, dù trong cảnh nghèo khó - Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

- Mị bị đày đoạ về thể xác:

- Bị đày đoạ về tinh thần quá nặng nề khiến Mị trở nên vô cảm.

=> Cuộc đời và số phận bất hạnh của Mị điển hình cho số phận ngục tù, tăm tối của người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến thực dân trước CMT8 - 1945.

* Mọi thế lực của tội ác cũng không thể giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt:

- Phản ứng của Mị khi Pá Tra đến xin cô về làm dâu gạt nợ: Mị khước từ, cầu xin cha “... Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Câu nói cho thấy Mị là con người mạnh mẽ, biết trọng danh dự và cuộc sống của chính mình.

- Mị phản kháng, không chấp nhận thân phận nô lệ khi bị A Sử bắt. Mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc rồi Mị trốn về nhà cầm nắm lá ngón từ biệt cha quyên sinh. Hành động của Mị mang tính tự phát nhưng đó là sự phản kháng mạnh mẽ. Mị không muốn sống cuộc đời vô nghĩa.

- Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua diễn biến tâm trạng trong đêm tình mùa xuân.
- Mùa xuân về, thiên nhiên đất trời thay đổi, không khí đón tết náo nức (đối lập với không gian sống và tâm trạng của Mị) khiến sức sống trong Mị trỗi dậy.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?