Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Bùi Thị Xuân

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

 

 

KÌ THI THỬ THPTQG NĂM 202-

LẦN THỨ 1

MÔN LỊCH SỬ LỚP 12

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 của Đảng Cộng sản Đông Dương chứng tỏ điều gì?

A. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hóa kẻ thù.

B. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ.

C. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta.

D. Đường lối chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng ta.

Câu 2: Âm mưu chính của Pháp khi tấn công lên Việt Bắc (1947) nhằm

A. mở rộng phạm vi chiếm đóng.

B. tiêu diệt  lực lượng chủ lực của ta.

C. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

Câu 3: Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc  để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc?

A. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh.

B. Trung Hoa Dân quốc  có nhiều âm mưu chống phá cách mạng

C. Trung Hoa Dân quốc  dùng bọn tay sai để phá ta từ bên trong.

D. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống nhiều kẻ thù mạnh.

Câu 4: Kế hoạch quân sự Nava của Pháp ra đời trong hoàn cảnh

A. quân Pháp trên chiến trường đang phát triển thế chủ động.

B. quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự, bị động.

C. quân Pháp trên chiến trường đang có sự giúp sức của quân Mĩ.

D. quân Pháp trên chiến trường đang giành được những thắng lợi to lớn.

Câu 5: Giai cấp công nhân Việt Nam mang đặc điểm riêng nào?

A. Chịu ba tầng áp bức bóc lột, bó với nông dân, kế thừa truyền thống dân tộc.

B. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, có tinh thần dân tộc.

C. Quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

D. Bị áp bức bóc lột, sống tập trung trong các trung tâm công nghiệp.

Câu 6: Cho các dữ liệu sau:

1. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

2. Mặt trận Việt Minh.

3. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

4. Mặt trận Liên Việt.

 Sắp xếp theo thời gian thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất.

A. 1, 2, 3, 4.                         B. 2, 1, 3, 4.                     C. 1, 3, 2, 4.                     D. 3, 1, 2, 4.

Câu 7: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân

A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.

B. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. hoàn thành cách mạng dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong cả nước.

D. hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.

Câu 8: Từ năm 1945 đến 1950, dựa vào đâu để các nước tư bản Tây Âu cơ bản đạt được sự phục hồi về mọi mặt?

A. Hợp tác thành công với Nhật.

B. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đến các nước thứ 3.

C. Viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mácsan.

D. Mở rộng quan hệ với Liên Xô.

Câu 9: Tại sao nói chiến thắng của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến?

A. Quân đội pháp bỏ chạy khỏi Việt Bắc, căn cứ đại Việt Bắc được mở rộng, ta kiểm soát phần lớn biên giới Việt-Trung.

B. Khai thông biên giới Việt - Trung, đồng thời ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính.

C. Làm cho Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ trong chiến tranh Đông Dương.

D. Vì đã làm phá sản kế hoạch Rơve, đẩy thực dân Pháp lún sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) là do tổ chức cách mạng nào dưới đây lãnh đạo?

A. Tân Việt Cách mạng đảng.                                      B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Việt Nam nghĩa đoàn.                                             D. Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 11: Trong thời gian Mỹ tiến hành chiến lược ”chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) ở Việt Nam, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đang ở trong tình trạng nào?

A. Chuyển sang đối thoại.                                            B. Thế đối đầu căng thẳng.

C. Chấm dứt chiến tranh lạnh.                                     D. Trật tự hai cực Xô - Mĩ sụp đổ.

Câu 12: Thành quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là gì?

A. Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

B. Khối liên minh công nông hình thành.

C. Buộc chính quyền Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách.

D. Quần chúng trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

Câu 13: Đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề cập trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên như thế nào?

A. “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

B. “cách mạng dân tộc và cách mạng ruộng đất”.

C. “tư sản cách mạng và thổ địa cách mạng”.

D. “đánh đổ Pháp và tay sai để giành độc lập dân tộc”.

Câu 14: Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 như thế nào?

A. Phát triển mạnh mẽ.                                                 B. Bước vào thời kỳ suy thoái.

C. Bước đầu phát triển.                                                D. Khủng hoảng trầm trọng.

Câu 15: Để vươn lên trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải làm gì?

A. Mở cửa để hội nhập sâu rộng với bên ngoài.

B. Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ.

C. Hoàn thành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

D. Tận dụng các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Trật tự hai cực Ianta được hình thành trong thời gian

A. những năm 1945-1949.

B. hội nghị quốc tế tháng 2/1945.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

Câu 2: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

D. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.

Câu 3: Tại sao ngày 24/10 hằng năm được coi là “Ngày Liên hợp quốc”?

A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.

B. Ngày thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

C. Vào ngày 31/10/1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định chọn ngày này.

D. Diễn ra Hội nghị quốc tế tại Xan Phranxixcô (Mĩ) tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.

Câu 4: Về đối nội, hai thách thức lớn mà nước Nga phải đối mặt trong thập niên 90 của thế kỉ XX là

A. sự nổi dậy của các thế lực phản động và phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân

B. sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc

C. sự suy thoái của nền kinh tế và  tình trạng mất an ninh trật tự

D. sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng sản và và các cuộc biểu tình của công nhân.

Câu 5: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa  thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc năm 1949?

A. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

B. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Giải phóng đất nước  Trung Quốc thu hồi các vùng lãnh thổ bị chia cắt trước đây.

Câu 6: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là

A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Singapo. 

B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Singapo.

C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia. 

D. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.

Câu 7: Ngày 26/1/1950 đánh dấu sự kiện gì ở Ấn Độ?

A. M.Ganđi, lãnh tụ của Đảng Quốc đại bị ám sát.

B. Thành lập hai nhà nước tự trị ở Ấn Độ.

C. Thực dân Anh thực hiện “phương án Maobattơn”.

D. Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa.

Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Đông Nam Á có cơ hội thuận lợi nào trong cuộc đấu tranh giành độc lập? 

A. Liên Xô giúp đỡ phong trào đấu tranh của các nước Đông Nam Á.

B. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á.

D. Quân Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản.

Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực nào sau đây?

A. Kinh tế.

B. Quân sự.

C. Khoa học-kỹ thuật.

D. Giáo dục.

Câu 10: Đến đầu thập kỉ 70, các nước Tây Âu đã trở thành

A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

B. khối kinh tế tư bản, đứng thứ hai thế giới.

C. tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh.

D. trung tâm công nghiệp – quốc phòng lớn của thế giới.

Câu 11: Vai trò của các  nước trong thế giới thứ ba đã góp một phần trong sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm 1950 -1973 như thế nào ?

A. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước Tây Âu.

B. Nơi cung cấp nguyên liệu giá rẻ cho các nước Tây Âu.

C. Nơi cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt cho các nước Tây Âu.

D. Nơi thí điểm các mặt hàng của các nước Tây Âu.

Câu 12: Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ sử dụng khẩu hiệu nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước?

A. Tự do tín ngưỡng.

B. Thúc đẩy dân chủ.

C. Ủng hộ độc lập dân tộc.

D.Chống chủ nghĩa khủng bố.

Câu 13: Sau chiến tranh thế giới II, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển sang thế đối đầu là vì

A. cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.

B. hai nước đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.

C. Liên Xô làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Mĩ.

D. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử.

Câu 14: Tác động tiêu cực nào sau đây không phải của xu thế toàn cầu hóa?

A. chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức hủy diệt lớn.

B. làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo.

C. làm cho mọi mặt của đời sống con người kém an toàn.

D. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, xâm phạm độc lập tự chủ của các nước.

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất của Cách mạng Việt Nam là

A. giai cấp công nhân.                                                                        B. giai cấp nông dân.

C.  giai cấp tiểu tư sản.                                                           D. giai cấp tư sản dân tộc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: “ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp…”. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào dưới đây?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.                        B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.                            D. Cuộc kháng chiến kiến quốc.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta khi bước sang năm 1950?

A. Mĩ từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

B. cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời (1949).

C. Trung Quốc, Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

D. các nước trong phe XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

Câu 3: Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945?

A. Các lực lượng phản cách mạng trong nước.           B. Đế quốc Anh.

C. Bọn Việt quốc, Việt cách.                                       D. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.

Câu 4: Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam song chưa trọn vẹn vì

A. Hiệp định không công nhận quyền tự do của Việt Nam.

B. ba nước Đông Dương chỉ được hưởng qui chế tự trị.

C. các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương chưa được đảm bảo.

D. Việt Nam chỉ được giải phóng Bắc vĩ tuyến 17.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam?

A. Có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp.

B. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, có tinh thần dân tộc.

C. Quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

D. Bị áp bức bóc lột, sống tập trung trong các trung tâm công nghiệp.

Câu 6: Để mở đầu cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã tấn công vào nơi nào?

A. Tây Nguyên.                    B. Đông Nam Bộ.           C. Nam Trung Bộ.           D. Quảng Trị.

Câu 7: Nội dung nào không phải là nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khi thực hiện đường lối đổi mới (12-1986)?

A. Đổi mới về kinh tế phải gắn liền về chính trị.         B. Đổi mới kinh tế là trọng tâm.

C. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ.                        D. Đổi mới chính trị là trọng tâm.

Câu 8: Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90 (thế kỉ XX), kinh tế nhiều nước tư bản Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, phát triển không ổn định vì nguyên nhân nào?

A. Do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới.

B. Do sự cạnh tranh khốc liệt của Mĩ và Nhật Bản.

C. Do không còn nhận được sự viện trợ kinh tế của Mĩ.

D. Do sự hợp tác không hiệu quả trong khuôn khổ các nước Tây Âu.

Câu 9: Việc Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương đã chứng tỏ điều gì?

A. Mĩ hất cảng Pháp độc chiếm Đông Dương.            B. Mĩ đã bước đầu nhòm ngó Đông Dương.

C. Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.      D. Mĩ chính thức xâm lược Đông Dương.

Câu 10: Bài học chủ yếu được rút ra từ thất bại của từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) cho cách mạng Việt Nam là gì?

A. Phải đoàn kết.                                                          B. Có sự chuẩn bị chu đáo.

C. Phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn.                     D. Tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân.

Câu 11: Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang một giai đoạn mới vì

A. đã tạo cơ sở để Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Huế-Đà Nẵng.

B. đã chuyển từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam Việt Nam.

C. sau chiến dịch, quân dân ta đồng loạt tiến công và nổi dậy trên khắp miền Nam Việt Nam.

D. đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 12: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939) đã tác động đến tình hình Đông Dương như thế nào?

A. Pháp ở Đông Dương ra sức vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh.

B. Pháp tiếp tục thực hiện một số chính sách tiến bộ ở Đông Dương.

C. Pháp và Nhật câu kết cai trị, bóc lột nhân dân Đông Dương.

D. Toàn quyền mới ở Đông Dương nới lỏng một số quyền tự do, dân chủ.

Câu 13: Điểm giống  nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị (10/1930) do Trần Phú soạn thảo là

A. cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn, nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng là Đảng cộng sản.

B. nhiệm vụ của cách mạng là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau.

C. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.

D. lực lượng cách mạng là công-nông-binh.

Câu 14: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933 bắt đầu từ ngành nào?

A. Công nghiệp.                   B. Thương nghiệp.          C. Nông nghiệp.              D. Thủ công nghiệp.

Câu 15: Cơ hội lớn nhất của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Nhập khẩu hàng hóa với giá thấp.

B. Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài.

C. Tiếp thu thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ.

D. Xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm học 2019-2020 Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?