Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Cao bá Quát

TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Tên thay thế của an kan  2,2,4-trimetylpentan ứng với công thức cấu tạo là

A. (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2.                                      

B. (CH3)2CH-CH2-CH(CH3)2.

C. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3.  

D. (CH3)3C-CH2- CH2-CH3.

Câu 2: Công thức phân tử của STIREN là

A. C8H8.                      B. C6H6.                      C.C8H10.                      D.C8H16.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?

A. Axetanđehit phản ứng được với nước brom.

B. dung dịch axetanđehit, không làm mất màu dung dịch kali pemanganat.

C. Axeton không phản ứng được với nước brom.

D. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bền.

Câu 4: Hợp chất X  có công thức cấu tạo: CH3OCOCH2CH3. Tên goại của x là

A.Etyl axetat.              B. metyl propionat.          C.Metyl axetat .         D.propyl axetat.      

Câu 5: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A.C6H5-COO-CH3.                 B.CH3-COO-CH2-C6H5.

C.CH3-COO-C6H5.                 D.C6H5-CH2-COO-CH3.

Câu 6: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là  

A. saccarozơ .             B. mantozơ.                            C. xenlulozơ.               D. glucozơ .

Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?

A. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.

B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.

C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.

D. Thực hiện phản ứng tráng bạc.

Câu 8: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A. glyxin.               B. metylamin.                               C. axit axetic.                 D. alanin.

Câu 9: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng hợp metyl metacrylat.

B. Trùng hợp vinyl xianua.

C. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.

D. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

Câu 11: Các chất vừa tác dụng  được với dung dịch HCl vừa tác dụng  được với dung dịch AgNO3

A. Zn, Cu, Fe.    

B. CuO, Al, Mg.    

C. Zn, Ni, Sn.     

D. MgO, Na, Ba.

Câu 12: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).      B. Đá vôi (CaCO3).

C. Vôi sống (CaO).                             D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

Câu 13: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?

A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4đặc nguội.

B. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.

C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.

D. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.

Câu 15: Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng

A. Dung dịch HCl.                                         B. nước brom.     

C. dung dịch nước vôi.                                   D.dung dịch H2SO4.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2

A. 2,2,4-trimetylpentan      B. 2,2,4,4-tetrametylbutan

C. 2,4,4,4-tetrametylbutan D. 2,4,4-trimetylpentan.

Câu 2: Công thức tổng quát dãy đồng đẵng của benzen là

A. CnH2n+2 (n≥1).            B. CnH 2n­-6(n≥4).      C. CnH2n(n≥6).       D. CnH 2n­-6(n≥6).

Câu 3: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na, NaCl, CuO.             B. Na, CuO, HCl.   

C. NaOH, Na, CaCO3.       D. NaOH, Cu, NaCl.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

Câu 5.Hợp chất CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOCH3 có tên gọi là

A.Metyl oleat.       B. Metyl panmitat.       C. Metyl stearat.       D. Metyl acrylat.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. 

B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 7: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Mantozơ.    B. Fructozơ.    C. Saccarozơ. D. Glucozơ. 

Câu 8: Phát biểu SAI là

A. đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

B. anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.

C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

D. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

Câu 9: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của

A. etylen glicol và hexametylenđiamin.  B. axit ađipic và glixerol

C. axit ađipic và etylen glicol.                D. axit ađipic và hexametylenđiamin.

Câu 10: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.

D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được.

Câu 12: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                         B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                    D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

B. Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh.

C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.

D. Nhôm là kim loại có tính khử yếu hơn crom.

Câu 14: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

A. FeCO3.       B. Fe2O3.         C. Fe3O4.         D. FeS2.

Câu 15:Để phân biệt hai khí CO2 và SO2 có thể chỉ cần dùng

A.Dung dịch HCl.                              B. nước brom.     

C. dung dịch nước vôi.                     D.dung dịch H2SO4

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

Câu 41: Cặp ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Ca2+, CO32-.                         B. H+, HCO3-.                     C. K+, Cl-.                          D. PO43-,  Ag+          .

Câu 42: Hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế metan trong phòng thí nghiệm:

Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:

  (a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy nước.

  (b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.

  (c) Ống nghiệm đựng chất rắn X khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.

  (d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước, sau đó mới tháo ống dẫn khí.

  (e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.

Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. 1.                                     B. 4.                                 C. 3                                  D. 2.

Câu 43: Cho 9,6 gam Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 24,8.                                B. 28.                               C. 21,6.                            D. 16,2.

Câu 44: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

A. Xenlulozơ.                       B. Polietilen.                    C. Poli (vinyl clorua).      D. Amilopectin.

Câu 45: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Al.                                   B. Cu.                              C. Na.                              D. K.

Câu 46: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 4,8 gam Mg và 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 8,96.                                B. 6,72.                            C. 7,84.                            D. 4,48.

Câu 47: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. NH2CH2CH2CONHCH2COOH là một đipeptit.

B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

C. Trong peptit chỉ có các gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

D. Thủy phân hoàn toàn peptit trong dung dịch axit HCl sẽ thu được muối của b-amino axit.

Câu 48: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOC2H5. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 4.                                     B. 1.                                 C. 2.                                 D. 3.

Câu 49: Khí X cháy trong oxi có thể tạo ngọn lửa có nhiệt độ lên tới 30000C nên được ứng dụng trong hàn cắt kim loại. Khí X là

A. Metan.                             B. Etilen.                         C. Axetilen.                     D. Hidro.

Câu 50: Công thức hoá học nào sau đây là của chất béo?

A. CH3COOC2H5.                                                        B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (CH2=CHCOO)3C3H5.                                            D. (C15H31COO)2C2H4.

Câu 51: Cho 15 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 11,1.                                B. 14,55.                          C. 9,7.                              D. 19,4.

Câu 52: Cho 8,6 gam CH2=CHCOOCH3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 6,8.                                  B. 8,2.                              C. 14,1.                            D. 9,4.

Câu 53: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím ngả màu đỏ?

A. HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH.                              B. NH3.

C. C6H5OH.                                                                 D. HOOCCH2NH2.

Câu 54: Anilin phản ứng với dung dịch chất X tạo kết tủa trắng. Chất X là

A. NaCl.                               B. NaOH.                        C. Br2.                             D. HCl.

Câu 55: Trong các polime sau: polietilen, tơ nitron, xenlulozơ, poli (vinyl clorua), tơ nilon‒6,6. Có bao nhiêu polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp?

A. 4.                                     B. 5.                                 C. 2.                                 D. 3.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Cao bá Quát. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?