Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Xuân Yên

TRƯỜNG THPT XUÂN YÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN HÓA HỌC

NĂM HỌC 2019-2020

 

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đimetylamin có công thức CH3CH2NH2

B. Dung dịch amino axit không làm hồng phenolphtalein.

C. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.

D. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.

Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

  A. lysin.                                  B. alanin.                     C. glyxin.                    D. anilin.

Câu 3: Dãy nào sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần?

  A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2                                    B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.

  C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.                                   D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2

Câu 4: Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là

  A. 11.                                     B. 9.                            C. 5.                            D. 7.

Câu 5: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 2,3M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 30,8 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,4 gam một hiđrocacbon. Giá trị của m là

  A. 69,02.                                B. 49,40.                     C. 68,60.                     D. 81,20.

Câu 6: Hỗn hợp X gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan 18,6 gam X trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa 68,88 gam muối và 2,24 lít khí NO (đktc). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 0,98 mol. Phần trăm khối lượng oxi trong X gần nhất với giá trị nào?

  A. 21%.                                  B. 22%.                       C. 30%.                       D. 25%.

Câu 7: Cho các chất: Fe2O3, Cu, CuO, FeCO3, MgCO3, S, FeCl2, Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Số phản ứng oxi hoá khử là:

  A. 6.                                       B. 4.                            C. 5.                            D. 3.

Câu 8: Chất X có công thức C8H8O2 là dẫn xuất của benzen, được tạo bởi axit cacboxylic và ancol tương ứng. Biết X không tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là:

A. CH3COOC6H5                  B. C6H5COOCH3           C. p-HCOO-C6H4-CH3      D. HCOOCH2-C6H5

Câu 9: Cho các phát biểu sau đây:

(1)  Glyxin, alanin là các α–amino axit.

(2)  C4H9N có thể là một amin no, đơn chức, mạch hở.

(3)  Amin bậc II luôn có tính bazơ mạnh hơn amin bậc I.

(4)  CH3NH2 là amin bậc I.

(5)  Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.

(6)  Amin có trong cây thuốc lá là nicotin.

(7)  Ở điều kiện thường, metylamin, etylamin, đimetylamin và trimetylamin là chất khí. Số phát biểu đúng là

  A. 5.                                       B. 4.                            C. 6.                            D. 3.

Câu 10: Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri oleat và 2 mol natri stearat. Có các phát biểu sau:

(1)  Phân tử X có 5 liên kết π.

(2)  Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

(3)  Công thức phân tử chất X là C57H108O6.

(4)  1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.

(5)  Đốt cháy 1 mol X thu được khí CO2 và H2O với số mol CO2 lớn hơn số mol H2O 3 mol.

Số phát biểu đúng là

  A. 1.                                       B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 11: Kim loại nào dưới đây bị thụ động với dung dịch HNO3 đặc, nguội?

  A. Mg.                                   B. Cu.                          C. Ag.                         D. Al.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(1)  Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

(2)  Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.

(3)  Dung dịch fructozơ làm mất màu nước brôm.

(4)  Ở nhiệt độ thường, tinh bột tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím.

(5)  Amilozơ có cấu trúc mạch không nhánh còn amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(6)  Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

(7)  Xenlulozơ triaxetat được dùng làm thuốc súng không khói.

Số phát biểu đúng là

  A. 5.                                       B. 6.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 13: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X, Y mạch hở có cùng chức hoá học (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 21,8 gam hỗn hợp E thu được 24,64 lít CO2 (ở đktc) và 19,8 gam H2O. Mặt khác, cho 21,8 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 12 gam ancol đơn chức, bậc I và hỗn hợp muối của hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. X, Y lần lượt là

A. CH3COOCH2CH2CH3, C2H5COOCH2CH2CH3.

B. HCOOCH2CH2CH3, CH3COOCH2CH2CH3.

C. CH3COOCH(CH3)2, C2H5COOCH(CH3)2.

D. HCOOC2H5, CH3COOC2H5.

Câu 14: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

  A. Xenlulozơ.                        B. Glucozơ.                 C. Saccarozơ.              D. Tinh bột.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

  A. 0,09.                                  B. 0,12.                       C. 0,18.                       D. 0,15.

Câu 16: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

 A. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.                   B. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin.

 C. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin.                   D. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ.

Câu 17: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là

  A. O2                                      B. N2                           C. H2O                        D. CO2

Câu 18: Xà phòng hoá hoàn toàn 35,6 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  A. 38,08.                                B. 29,36.                     C. 36,72.                     D. 38,24.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một amino axit X (phân tử có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm –NH2) X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

  A. C4H11NO2.                        B. C3H9NO2.               C. C4H9NO2.               D. C3H7NO2.

Câu 20: Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là

  A. 36,80                                 B. 10,35                      C. 27,60                      D. 20,70

Câu 21: Khối lượng glucozo tạo thành khi thủy phân hoàn toàn 1kg mùn cưa có 40% xenlulozo, còn lại là tạp chất trơ là

  A. 444,44 gam.                      B. 400,00 gam.            C. 450,00 gam.           D. 420,44 gam

Câu 22: Đun nóng dung dịch chứa 27,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  A. 16,2.                                  B. 10,8.                       C. 21,6.                       D. 32,4.

Câu 23: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức; Z là ancol no; T là este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z có công thức tổng quát dạng CnH2n-6O4. Đốt cháy hoàn toàn 30,61 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T, thu được 1,29 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 30,61 gam E với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 5,89 gam ancol Z và 36,4 gam muối. Phần trăm khối lượng của T có trong hỗn hợp E là

  A. 45,67%.                             B. 53,79%                   C. 44,43%.                  D. 54,78%.

Câu 24: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. C15H31COOCH3.   

B. (C17H33COO)2C2H4.

C. (C16H33COO)3C3H5.

D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 25: Este có mùi thơm của hoa nhài là                

A. etyl axetat.                                                 B. benzyl axetat.

C. geranyl axetat.                                           D. isoamyl axetat.

Câu 26: Metyl fomat có công thức hóa học là                      

A. CH3COOC2H5.                     B. HCOOCH3.             C. CH3COOCH3.                 D. HCOOC2H5.

 

---Xem đầy đủ phần nội dung của Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Xuân Yên, các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1C

2A

3D

4B

5D

6A

7B

8B

9A

10C

11D

12D

13A

14B

15A

16B

17D

18C

19C

20D

21A

22D

23C

24D

25B

26B

27C

28B

29B

30A

31C

32D

33D

34C

35A

36C

37A

38C

39A

40B

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 41: Cặp ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Ca2+, CO32-.                         B. H+, HCO3-.                     C. K+, Cl-.                          D. PO43-,  Ag+          .

Câu 42: Hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế metan trong phòng thí nghiệm:

Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:

(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy nước.

(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.

(c) Ống nghiệm đựng chất rắn X khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.

(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước, sau đó mới tháo ống dẫn khí.

(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.

Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. 1.                                     B. 4.                                 C. 3                                  D. 2.

Câu 43: Cho 9,6 gam Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 24,8.                                B. 28.                               C. 21,6.                            D. 16,2.

Câu 44: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

A. Xenlulozơ.                       B. Polietilen.                    C. Poli (vinyl clorua).      D. Amilopectin.

Câu 45: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Al.                                   B. Cu.                              C. Na.                              D. K.

Câu 46: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 4,8 gam Mg và 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 8,96.                                B. 6,72.                            C. 7,84.                            D. 4,48.

Câu 47: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. NH2CH2CH2CONHCH2COOH là một đipeptit.

B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

C. Trong peptit chỉ có các gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

D. Thủy phân hoàn toàn peptit trong dung dịch axit HCl sẽ thu được muối của b-amino axit.

Câu 48: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOC2H5. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 4.                                     B. 1.                                 C. 2.                                 D. 3.

Câu 49: Khí X cháy trong oxi có thể tạo ngọn lửa có nhiệt độ lên tới 30000C nên được ứng dụng trong hàn cắt kim loại. Khí X là

A. Metan.                             B. Etilen.                         C. Axetilen.                     D. Hidro.

Câu 50: Công thức hoá học nào sau đây là của chất béo?

A. CH3COOC2H5.                                                        B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (CH2=CHCOO)3C3H5.                                            D. (C15H31COO)2C2H4.

Câu 51: Cho 15 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 11,1.                                B. 14,55.                          C. 9,7.                              D. 19,4.

Câu 52: Cho 8,6 gam CH2=CHCOOCH3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 6,8.                                  B. 8,2.                              C. 14,1.                            D. 9,4.

Câu 53: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím ngả màu đỏ?

A. HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH.                              B. NH3.

C. C6H5OH.                                                                 D. HOOCCH2NH2.

Câu 54: Anilin phản ứng với dung dịch chất X tạo kết tủa trắng. Chất X là

A. NaCl.                               B. NaOH.                        C. Br2.                             D. HCl.

Câu 55: Trong các polime sau: polietilen, tơ nitron, xenlulozơ, poli (vinyl clorua), tơ nilon‒6,6. Có bao nhiêu polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp?

A. 4.                                     B. 5.                                 C. 2.                                 D. 3.

Câu 56: Cho chất hữu cơ X có công thức C7H18O2N2 và thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:

(1) X + NaOH → X1 + X2 + H2O                 (2) X1 + 2HCl → X3 + NaCl

(3) X4 + HCl → X3                                        (4) X → tơ nilon‒6 + H2O

Phát biểu đúng

A. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3.                   B. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính.

C. Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4.                 D. X2 làm quỳ tím hóa hồng.

Câu 57: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl.

B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4

C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.

D. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2.

Câu 58: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl, đun nóng.

(b) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

(c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.

(d) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl loãng.

(e) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.

(f) Nung nóng Fe(NO3)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm trên có chất khí sinh ra là

A. 5.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 59: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ?

A. Cu.                                   B. Al.                               C. Fe.                               D. Zn.

Câu 60: Trong các ion sau: Ca2+, Cu2+, Ag+, Fe3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Fe3+.                                 B. Ag+.                            C. Cu2+.                           D. Ca2+.

Câu 61: Cho các chất: NaHCO3, CO2, Al2O3, Fe3O4. Số chất tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 62: Trong các dung dịch sau: metyl amin, anilin, etyl axetat, lysin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 2.                                     B. 4.                                 C. 3.                                 D. 1.

Câu 63: Khi đốt than trong phòng kín sinh ra khí độc nào sau đây?

A. CO2.                                B. H2S.                            C. CO.                             D. NO.

Câu 64: Dãy chất nào sau đây đều tham gia phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Saccarozơ, chất béo, metyl axetat.                          B. Glucozơ, xenlulozơ, tinh bột.

C. Fructozơ, saccarozơ, metyl axetat.                          D. Metyl axetat, glucozơ, chất béo.

Câu 65: Nung nóng a mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm: H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng 18,2 gam và còn lại hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 29,12 lít khí O2 (đktc). Giá trị của a là

A. 0,4.                                  B. 0,2.                              C. 0,5.                              D. 0,3.

 

---Xem đầy đủ phần nội dung của Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Xuân Yên, các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu

ĐA

Câu

ĐA

Câu

ĐA

Câu

ĐA

41

C

51

D

61

C

71

A

42

D

52

D

62

A

72

B

43

A

53

A

63

C

73

A

44

D

54

C

64

A

74

B

45

B

55

D

65

C

75

C

46

B

56

B

66

A

76

D

47

C

57

B

67

B

77

D

48

C

58

D

68

A

78

B

49

C

59

A

69

A

79

D

50

B

60

B

70

C

80

D

 

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 41: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl trong C6H6 (benzen).                          B. CH3COONa trong nước.

C. Ca(OH)2 trong nước.                                 D. NaHSO4 trong nước.

Câu 42: CH3COOC2H5 thuộc loại chất

A. amin.                      B. axit cacboxylic.      C. este.                        D. chất béo.

Câu 43: Tinh bột và xenlulozơ đều không thuộc loại

A. gluxit.                     B. polisaccarit.            C. monosaccarit.         D. cacbohiđrat.

Câu 44: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. Axit axetic.            B. Axit iso-butylic.     C. Axit propionic.       D. Axit fomic.

Câu 45: Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức là:

A. ROH.                     B. CnH2n + 1OH.         C. CnH2n + 2O.           D. R(OH)2.

Câu 46: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH3. Tên gọi của X là:

A. propyl axetat.         B. metyl axetat.           C. etyl axetat.                         D. metyl propionat.

Câu 47: Công thức nào sau đây là của fructozơ ở dạng mạch hở?

A. CH2OH–(CHOH)3–COCH2OH.              

B. CH2OH–(CHOH)4–CHO.

C. CH2OH–CO–CHOH–CO–CHOH–CHOH.

D. CH2OH–(CHOH)2–CO–CHOH–CH2OH.

Câu 48: Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?

A. Mantozơ.                B. Glucozơ.                 C. Saccarozơ.              D. Fructozơ.

Câu 49: Chất nào dưới đây không phải là este?

A. HCOOCH3.           B. CH3COOCH3.        C. CH3COOH.           D. HCOOC6H5.

Câu 50: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

A. chuyển thành màu xanh.                            B. không đổi màu.

C. mất màu.                                                    D. chuyển thành màu đỏ.

Câu 51: Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Công thức phân tử của benzyl axetat là

A. C9H8O2.                  B. C8H10O2.                 C. C9H10O2.                D. C9H10O4.

Câu 52: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là:

A. thuận nghịch.                                             B. luôn sinh ra axit và ancol.

C. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.                D. không thuận nghịch.

Câu 53: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 3.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 1.

Câu 54: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?

A. Al4C3.                     B. Ag2C2.                    C. CaC2.                      D. CH4.

Câu 55: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

A. Tinh bột và xenlulozo                                B. Fructozo và glucozo

C. Metyl fomat và axit axetic                          D. Mantozo và saccarozo

Câu 56: Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?

A. HCOOCH=CH2.  

B. CH2=CHCOOH.   

C. CH3COOCH3.      

D. HOCH2CH2OH.

Câu 57: Để rửa sạch lọ đã chứa anilin người ta dùng

A. dung dịch NaCl và nước.                          B. dung dịch NaOH và nước.

C. dung dịch amoniac và nước.                      D. dung dịch HCl và nước.

Câu 58: Kim loại nào dưới đây không tan trong nước ở điều kiện thường?

A. Ca.                          B. Cu.                          C. K.                           D. Na.

Câu 59: Phản ứng CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2 thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.         B. Phản ứng cộng.      C. Phản ứng trao đổi   D. Phản ứng tách.

Câu 60: Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:

A. Oxit cacbon                                                B. Oxit nitơ.               

C. Không có khí gì sinh ra                              D. Nước.

Câu 61: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Amilopectin.          B. Amilozơ.                C. Xenlulozơ.                         D. Polietilen.

Câu 62: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A. CH3CH(CH3)NH2                                      B. (CH3)2NCH3

C. CH3NHCH3                                               D. H2NCH2NH2

Câu 63: Muối nào sau đây là muối axit?

A. CH3COOK.           B. NH4NO3.                C. Na2HPO3.               D. Ca(HCO3)2.

Câu 64: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được

A. cacbohidrat            B. lipit.                        C. este.                        D. amin.

 

---Xem đầy đủ phần nội dung của Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Xuân Yên, các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

41A

42C

43C

44D

45B

46B

47A

48B

49C

50A

51C

52D

53A

54A

55A

56A

57D

58B

59B

60B

61A

62C

63D

64D

65D

66D

67C

68A

69C

70D

71B

72B

73B

74D

75C

76A

77C

78C

79D

80B


 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG lần 1 có đáp án môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Xuân Yên. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?