BỘ 3 ĐỀ THI THỬ THPT QG CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT MÔN HÓA HỌC NĂM 2019-2020
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch ZnCl2.
B. Cho kim loại Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.
C. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
1) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
2) Phân tử khối của một amino axit (1 nhóm - NH2, 1 nhóm - COOH) luôn luôn là một số lẻ.
3) Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư thu được kim loại sau phản ứng.
5) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 3. Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được glixerol; 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
A. 886. B. 888. C. 890. D. 884.
Câu 4. Nguyên tử hay ion nào sau đây có số electron nhiểu hơn số proton?
A. K+ B. Ba C. S D. Cr
Câu 5. Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và propyl amin (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 36,2 gam. B. 39,12 gam. C. 43,5gam. D. 40,58 gam.
Câu 6. Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là
A. Ba(OH)2. B. Ca(OH)2. C. NaOH. D. Na2CO3.
Câu 7. Chất có phản ứng màu biure là
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Protein. D. Chất béo.
Câu 8. Cho dung dịch chứa 27 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?
A. 21,6. B. 10,8. C. 16,2. D. 32,4.
Câu 9. Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được đung dich X và một lượng chất rắn không tan. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây?
A. AgNO3 B. Cu C. Fe D. Cl2
Câu 10. Cho các chất: isopren, stiren, cumen, ancol allylic, anđehít acrylic, axit acrylic, triolein. Số chất khi cho tác dụng với H2 dư trong Ni, t° thu được sản phẩm hữu cơ, nếu đốt cháy sản phẩm này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2 là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 11. Cho 0,15 mol alanin vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 30,90. B. 17,55. C. 18,825. D. 36,375.
Câu 12. Chất hữu cơ chủ yếu dùng điều chế trực tiếp axit axetic trong công nghiệp hiện nay là:
A. axetanđehit. B. etyl axetat. C. ancol etyliC. D. ancol metylic.
Câu 13. Cho các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch NaHCO3 là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 14. Tơ visco không thuộc loại
A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ hóa học. D. tơ tổng hợp.
Câu 15. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
B. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
C. Fe + Cl2 → FeCl2
D. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Câu 16. Hợp chất X có công thức: CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là
A. vinyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl acrylat. D. etyl acrylat.
Câu 17. Nếu cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. nâu đỏ. B. xanh lam. C. vàng nhạt. D. trắng.
Câu 18. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NH4Cl, MgCl2, AlCl3, NaNO3 có thể dùng dung dịch
A. HCl. B. HNO3. C. Na2SO4. D. NaOH.
Câu 19. Số amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 20. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 11,2. B. 8,4. C. 16,8. D. 5,6.
...
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Este CH3COOCH=CH2 có tên gọi là
A. metyl vinylat. B. etyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl acrylat.
Câu 2. Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?
A. K. B. Ag. C. Fe. D. Cu.
Câu 3. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A. CH3COOC2H5. B. H2NCH2COOH. C. HCOONH4. D. C2H5NH2.
Câu 4. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 5. Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc, nóng. C. HNO3 loãng. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 6. Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 7. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ag+. B. Cu2+. C. Zn2+. D. Ca2+.
Câu 8. Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Glucoza. B. Xenluloza. C. Saccaroza. D. Tinh bột.
Câu 9. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenluloza. B. Saccaroza. C. Glucoza. D. Tinh bột.
Câu 10. Cho 0,46 gam kim loại Na tác dụng hết với H2O (dư), thu được X mol khí H2. Giá trị của x là
A. 0,04. B. 0,02. C. 0,01. D. 0,03.
Câu 11. Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Fe. B. Cu. C. Au. D. Al.
Câu 12. Công thức của alanin là
A. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH. B. HOOC-CH(NH2)CH2-COOH.
C. H2N-CH(CH3)COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 13. Trong các kim loại sau đây, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Cu. B. Ag. C. Mg. D. Fe.
Câu 14. Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh?
A. Anilin. B. Glyxin. C. Metylamin. D. Alanin.
Câu 15. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5. B. C15H31COOCH3.
C. CH3COOCH2C6H5. D. (C17H33COO)2C2H4.
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 5,60. B. 4,48. C. 3,36. D. 2,24.
Câu 17. Este X được điều chế từ một amino axit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 20,6 gam X thu được 16,20 gam H2O; 17,92 lít CO2 và 2,24 lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NCH(CH3)COOC2H5. B. H2N[CH2]2COOC2H5.
C. H2NCH2COOC2H5. D. H2NC(CH3)2COOC2H5.
Câu 18. Phưong trình hóa học nào sau đây sai?
A. Fe(OH)3+3HCl → FeCl3 + 3H2O. B. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.
C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
Câu 19. Trong các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực baza mạnh nhất trong dãy trên là
A. NH3 B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. CH3NHCH3.
Câu 20. Cho 0,12 mol tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 11,04. B. 5,52. C. 33,12. D. 17,28.
....
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Saccarozo. B. Amilozo. C. Glucozo. D. Xenlulozo.
Câu 2. Số nhóm chức este có trong mỗi phân tử chất béo là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 3. Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. phân đạm. B. phân NPK. C. phân lân. D. phân kali.
Câu 4. Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?
A. CH3COOH. B. C6H12O6 (glucozo). C. NaOH. D. HCl.
Câu 5. Trùng hợp chất nào sau đây thu được poli (vinyl clorua)?
A. CH2=CHCl. B. CH2=CH-CH2Cl. C. ClCH-CHCl. D. Cl2C=CCl2.
Câu 6. Dung dịch amin nào sau đây không đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. Benzylamin. B. Metylamin. C. Anilin. D. Đimetylamin.
Câu 7. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit. B. tính oxi hóa. C. tính khử. D. tính bazo.
Câu 8. Kim loại nào sau đây tác dụng rõ rệt với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe. B. Ag. C. Na. D. Cu.
Câu 9. Giấm ăn là một chất lỏng có vị chua và có thành phần chính là dung dịch axit axetic nồng độ 5%. Công thức hóa học của axit axetic là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. CH3CH2OH. D. CH3CH2COOH.
Câu 10. Để hiđrat hóa etanol (xúc tác H2SO4 đặc, 170°C), thu được sản phẩm hữu cơ chủ yếu nào sau đây?
A. CH3COOH. B. CH3CH2OCH2CH3. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=CH2.
Câu 11. Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A. Ankan. B. Ankin. C. Aren. D. Anken.
Câu 12. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tố kim loại?
A. 3s1. B. 2s22p6. C. 3s23p3. D. 4s24p5.
Câu 13. Trong phòng thí nghiệm, isoamyl axetat (dầu chuối) đuợc điều chế từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol tuơng ứng. Nguyên liệu để điều chế isoamyl axetat là
A. axit axetic và ancol isoamylic (xúc tác H2SO4 loãng).
B. axit axetic và ancol isoamylic (xúc tác H2SO4 đặc).
C. giấm ăn và ancol isoamylic (xúc tác H2SO4 đặc).
D. natri axetat và ancol isoamylic (xúc tác H2SO4 loãng).
Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thủy phân saccarozo trong môi trường axit, thu được glucozo và fructozo.
B. Trong nước, brom khử glucozo thành axit gluconic.
C. Trong phân tử cacbohiđrat, nhất thiết phải có nhóm chức hiđroxyl (-OH).
D. Glucozo và fructozo là đồng phân cấu tạo của nhau.
Câu 15. Cho các miếng sắt nhỏ vào dung dịch sau: (1) HCl; (2) NaOH; (3) NaNO3; (4) FeCl3. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 2. C. 1. D.3.
Câu 16. Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Ala-Ala và Gly-Gly-Ala. Công thức cấu tạo của X là
A. Ala-Ala-Ala-Gly-Gly. B. Gly-Gly-Ala-Ala-Gly.
C. Ala-Gly-Gly-Ala-Ala-Ala. D. Ala-Gly-Gly-Ala-Ala.
Câu 17. Cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 18. Cho dãy các chất sau: CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường là
A. 3. B. 2. C. 4 D. 5.
Câu 19. Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat trong 100ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 12,6. B. 10,2. C. 9,8. D. 17,2.
Câu 20. Cho dãy các chất sau: (1) glucozo, (2) metyl fomat, (3) vinyl axetat, (4) axetanđehit. Số chất trong dãy có phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 4. C. 1 D. 2.
...
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Hương Phố
- Bộ 3 đề luyện thi THPT QG có đáp án môn Hóa học năm 2019-2020
- Đề và đáp án chi tiết thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020 Trường THPT Quốc Oai
Chúc các em học tập tốt !