Bộ 3 đề thi HSG môn Hóa học 12 năm 2019-2020

BỘ 3 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu I.  

1.  Có các kim loại sau: Cu, Al, Fe, Au. Hãy lựa chọn  kim loại nào có tính chất hóa học phù hợp vơi dữ kiện cho dưới đây, viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có:

a. Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với dd NaOH

b. Tác dung với dung dịch  H2SO4 và tác dụng với dung dịch NaOH

c. Không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng tác dụng với H2SO4 đặc,nóng.

d. Đẩy được Kim loại Cu  ra khỏi dung dịch CuSO4 .

2. Trộn V1 lít dung dịch HCl 0,6M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2 biết 0,6 lít dung dịch A có thể hòa tan 1,02g Al2O3.

Câu II.  Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí Clor thu được 14,7994 gam muối  clorua. Biết kim loại X có 2 đồng vị A và B có đặc điểm:

- Tổng số hạt cơ bản trong 2 nguyên tử A và B bằng 186

- Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng 2

- Một hổn hợp có 360 nguyên tử A và B. Nếu ta thêm vào hổn hợp này 40 nguyên tử A thì hàm lượng % của nguyên tử B trong hổn hợp sau it hơn trong hổn hợp đầu là 7,3%

1.  Xác định giá trị m và tính khối lượng nguyên tử trung bình của kim loại X.

2.  Xác định số khối của đồng vị A, B và số proton của X.

Câu III. Dung dịch A  (dd NaOH ) ; dung dịch B ( dd H2SO4 )

  - Trộn 0,3 lít dd A với 0,2 lít dd B thu đựơc dung dịch C. Trích 20ml dung dịch C ( thêm vào 1 ít quì tím thấy có màu xanh) phải dùng 40ml dd HCl 0,05M cho vào để màu xanh trở lại tím.

  - Nếu trộn 0,2 lít dd A với 0,3 lít dd B thu được dung dịch D. Trích 20ml dung dịch D (thêm vào 1 ít quì tím thấy có màu đỏ) phải dùng 80ml dd NaOH 0,1M cho vào để màu đỏ trở lại tím.

Tính nồng độ mol/ lit  của dd A và dd B.

Câu IV.  

 1.  Đốt hoàn toàn một hỗn hợp khí A ( gồm C2H2, C2H4, CH4, C2H6 ) thì thu được 8,96 lít khí CO2  và 9 gam nước.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính thể tích khí Oxi cần dùng ( các khí đo ở đktc)

b) Tính khối lượng của hỗn hợp A.

2.  Đốt hoàn toàn m gam một hyđrocacbon X, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình I (chứa dd H2SO4 đ,dư), bình II (chứa dd Ca(OH)2 dư), sau khi phản ứng xảy ra, người ta thấy khối lượng bình I  tăng thêm 21,6 gam,  trong bình II  tạo 100 gam kết tủa trắng.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra,  tính giá trị m.

   b) Xác định công thức phân tử của X biết rằng tỷ khối hơi của X so với oxi là 2,25.

c) Viết công thức cấu tạo có thể có của X.

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu  I.

1) Hãy cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng elec tron :

a.  Al   +   HNO3   →   Al(NO3)3   +   NO   +   N2O   +   H2O    

  ( biết tỉ khối hơi hh NO, N2O so với hydro là 16,75 )

b.   KMnO4  +  C6H12O6  +  H2SO4  →  CO2  +  K2SO4  + MnSO4 +  H2O

2) Ở toC có phản ứng hóa học sau đây ở trạng thái cân bằng hóa học :

2SO2  +  O2  ↔   2SO3                

Nồng độ lúc cân bằng của từng chất là : [SO2] = 0,2 mol/lít; [O2] = 0,1 mol/lít; [SO3] = 1,8 mol/lít. Hỏi cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía nào khi nén để thể tích của hỗn hợp giảm xuống 3 lần.

Câu II.  Hỗn hợp X gồm các kim loại Ba, Al, Fe. Chia X làm 3 phần bằng nhau :

- Phần 1 : tác dụng với nước có dư thu được 0,896 lít H2.

- Phần 2 : tác dụng với 500ml dd NaOH dư có pH=13, thu được 1,568 lít khí H2 , chất rắn A và dung dịch B.

- Phần 3 : tác dụng với dd HCl dư thu được 2,24 lít khí. (các khí đo ở ÑKC)

  a. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

  b. Tính thể tích dung dịch Y (chứa hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M ) cần thêm vào dd B để thu được:   a- Kết tủa lớn nhất.

b- 1,56g kết tủa.

Câu III. 

1- Một hợp chất cấu tạo từ cation M+ và anion X2. Trong phân tử M2X có tổng số hạt p, n, e là 140. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn tổng số hạt trong ion X2- là 31.

a) Viết cấu hình electron các ion M+ và X2-.

b) Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần tuần hoàn.

2- Hợp chất A tạo thành từ cation R+ và anion Q2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong R+ là 11, tổng số electron trong Q2- là 50. Xác định công thức phân tử và gọi tên A, biết hai nguyên tố trong Q2- thuộc cùng  phân nhóm, ở hai chu kỳ liên tiếp.

Câu IV. 

Cho 15,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và một kim loại X có hóa trị II đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với dd HCl  loãng, dư thu được 2,24lit khí (đktc). Nếu hòa tan khối lượng hh X trên vào dd H2SO4 đ, dư;  phản ứng tạo thành 6,72 lit SO2 (đktc)

a) Xác định tên kim loại X và tính % khối lượng mỗi kim loại  trong hỗn hợp đầu

b) Tính thể tích dd H2SO4 42% lúc đầu,  biết lượng axit dư 12% so với nhu cầu.

c) Cho lượng SO2 trên vào 200ml dd NaOH 21M. Tính khối lượng muối sinh ra.

                                  

ĐỀ SỐ 3:

 Câu I. Hổn hợp X chứa 2 chất hữu cơ A,B đơn chức ,mạch hở là đồng phân của nhau ,đều có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH. Cho 1,72g hổn hợp ( X) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y.

a. Tìm CTPT & CTCT của A & B?

b. TH1: Viết CTCT đúng của A; B và phản ứng của A & B với dd NaOH đun nóng.( Biết A có nhánh và làm đổi màu quì ; Sản phảm xà phòng hóa của B đều tham gia phản ứng tráng gương )

TH2 : Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau :

* PHẦN I : cô cạn thu được 0,68g muối khan .

* PHẦN II: Cho tác dụng hoàn toàn với Cu(OH)2/NaOH đun nóng, thu được 1,44g kết tủa có màu nâu đỏ. Xác định CTCT đúng của A, B ?

Câu II. Cho hổn hợp G dạng bột gồm 3 kim loại : Al ,Cu, Zn chia thành 2 phần A ,B bằng nhau :

*  Phần A cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 có dư thu được dung dịch X và V lit NO (đkc)

Chia dung dịch X thành 3 phần bằng nhau :

PHẦN I: đem cô cạn và nung muối thu được đến khối lượng không đổi thu được 2,12g chất rắn

PHẦN II : cho tác dụng dung dịch NH3 dư thu được 0,78g kết tủa .

PHẦN III : cho tác dụng dung dịch NaOH dư thu được 0,98g kết tủa .

Xác định thể tích khí NO sinh ra (ở đkc) ?

* Phần B cho vào 200ml dd AgNO3 0,3M .Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được  (g) hổn hợp rắn C . Tìm %khối lượng từng kim loại có trong (C ) ?

Câu III. Cho 10,24g hỗn hợp X (gồm 3 kim loại Cu, Mg, Fe dạng bột) tác dụng với 150ml dd 2 Axít HCl 2M, H2SO4 2M loãng, phản ứng giải phóng 3,584 lít H2 (ĐKC) thì hết bọt khí thoát ra. Đem lọc rửa thu được dd A và chất rắn B. Hòa tan hết B trong H2SO4  (đặc, to) ta thu được V lít  SO2 ĐKC).  Thêm vào dd A 125ml NaOH 25% (d = 1,28g/ml)  khuấy đều hỗn hợp rửa sạch và nung (ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi  thu được 9,6g chất rắn C. TÍnh % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và V khí SO2 đktc.

 Câu IV.  Đốt cháy 5,6 lít hỗn hợp 2 HidroCacbon A và B ( ở ĐKC, 2 chất trong số Ankan, Anken, Ankin)  rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm 23,9g và tạo thành 40 gam kết tủa trong bình.

a. Định CTPT A, B biết A chứa ít Cácbon hơn B.

b. Trộn lượng hỗn hợp A và B nói trên với 0,25 mol Hidro Cacbon C được hỗn hợp D có tỉ khối so với Hidro là 16. Định CTPT của C.

c. Oxi hóa hoàn toàn C bằng dd KMnO4 trong môi trường H2SO4 thu được sản phẩm hữu cơ E duy nhất (không có sự  giải phóng khí). Xác định công thức cấu tạo có thể có của  C và E.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HSG môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?