Bộ 3 đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Chuyên Hà Giang

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG

BỘ ĐỀ KIỂM TRA HK2

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: cho 3,42 gam nhôm sunfat tác dụng với 25ml dung dịch KOH thu được 0,78 gam kết tủa. nồng độ mol/l của dung dịch KOH là

A. 2,8M

B. 1M

C. 1,2M

D. 1,4M

Câu 2: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 đ, NH4NO3CuBr2. số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 3: nhôm không tan trong các chất nào sau đây

A. NH3

B. HCl

C. H2SO4

D. HNO3

Câu 4: Hãy chọn phương pháp đúng để điều chế kim loại Ca

A. Điện phân nóng chảy CaCl2

B. Khử CaO bằng H2 ở nhiệt độ cao

C. Nhiệt phân CaCO3 ở nhiệt độ cao

D. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn

Câu 5: Dãy các chất tác dụng với HCl là

A. Mg3(PO4)2, ZnS, Ag, Na2SO3, CuS

B. Mg3(PO4)2, ZnS, Na2SO3

C. Mg3(PO4)2, ZnS, CuS, NaHSO4

D. Mg3(PO4)2, NaHSO4, Na2SO3

Câu 6: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu

A. NaCl

B. Na2CO3

C. H2SO4

D. HCl

Câu 7: hòa tan 8,1 gam kim loại X bằng dung dịch HNO3 loãng, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO. Kim loại X là

A. Fe

B. Ca

C. Mg

D. Al

Câu 8: Cho 4,48 lít CO2 hấp thụ hết vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa. giá trị của m là

A. 9,85

B. 15,2

C. 19,7

D. 20,4

Câu 9: Hòa tan hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí. Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối

A. 12,78

B. 16,5

C. 10,33

D. 10,9

Câu 10: Cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch

A. Na2S và AgNO3

B. NaHSO4 và BaCl2

C. NaHCO3 và CaCl2

D. AlCl3 và NH3

Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                 

B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.   

D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 12: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

A. Fe, Cu, Ag.

B. Al, Cu, Ag.            

C. Al, Fe, Cu.             

D. Al, Fe, Ag

Câu 13: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 2.                            B. 3.                            C. 5.                                        D. 4.

Câu 14: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 2,16.                       B. 5,04.                       C. 4,32.                                   D. 2,88.

Câu 15: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Sn.             

B. Al, Fe, CuO.                      

C. Zn, Cu, Mg.                                   

D. Hg, Na, Ca

Câu 16: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,44.                                

B. 47,4.                                  

C. 30,18.                                

D. 12,96

Câu 17: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:

A. Zn, Ag+.                            

B. Ag, Cu2+.                           

C. Ag, Fe3+.                            

D. Zn, Cu2+.

Câu 18: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là

A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.                                                         B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.                                                         D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

A. 2,24.                                   B. 4,48.                                   C. 5,60.                       D. 3,36.

Câu 20: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. 8.                                        B. 5.                                        C. 7.                            D. 6.

Câu 21: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.               

B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.

C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.                            

D. 0,12 mol FeSO4.

Câu 22: Nung 96,6g hỗn hợp gồm Al và một oxit Fe đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn, cho chất rắn đó tác dụng với NaOH dư thu được 6,72l khí. Mặt khác, nếu hòa tan chất rắn đó bằng dung dịch HCl dư thì thu được 26,88l khí. Công thức của oxit sắt là.

A. FeO                        B. Fe2O3                     C. Fe3O4             D. Chưa xác định

Câu 23: Trộn 6,48g Al với 16g Fe2O3, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 1,344l H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.

A. 100%                      B.85%                         C. 80%                        D. 75%

Câu 24: Một hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 có khối lượng 26,8g. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn  thu được chất rắn A. Chia A làm 2 phần bằng nhau.

- 1/2A tác dụng với NaOH tạo ra khí.

-  1/2A còn lại tác dụng với HCl dư thu được 5,6l khí H2

Tính khối lượng của Al và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu.

A. 5,4g và 11,4g.        B. 10,8g và 16g           C. 2,7g và 14,1g         D. 7,1g và 9,7g

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: cấu hình elecron nào dưới đây viết đúng?

A. 26Fe [Ar] 4s13d7

B. 26Fe [Ar] 4s13d4

C. 26Fe2+ [Ar] 3d44s2

D. 26Fe3+ [Ar] 3d5

Câu 2: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn

A. Fe

B. K

C. Na

D. Ca

Câu 3: kim loại M phản ứng được với: dd HCl, dd Cu(NO3)2, dd HNO3 đặc nguội. kim loại M là

A. Al

B. Zn

C. Fe

D. Ag

Câu 4: cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dd HNO3 loãng dư, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất. kim loại M là

A. Mg

B. Cu

C. Fe

D. Zn

Câu 5: hòa tan 1,84 hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất. số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,01 và 0,01

B. 0,02 và 0,03

C. 0,03 và 0,02

D. 0,03 và 0,03

Câu 6: Thêm dung dịch NaOH dư vào dd chứa 0,015 mol FeCl2 trong không khí. Tính khối lượng kết tủa thu được

A. 1,095

B. 1,35

C. 1,605

D. 13,05

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp Fe và Al bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được 5,6 lít khí và dd A. thể tích dd NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để phản ứng hết với dd A trên được lượng kết tủa nhỏ nhất là

A. 0,3 lít

B. 0,6 lít

C. 1,8 lít

D. 1,2 lít

Câu 8: Hòa tan 9,14 gam hỗn hợp Cu, Mg và Al bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được  7,84 lít khí X và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dd Z thu được bao nhiêu gam muối khan

A. 31,45

B. 33,25

C. 33,99

D. 35,58

Câu 9: Cho Fe dư vào dd HNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì dd sau phản ứng chứa chất tan nào

A. Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

D. Fe(NO3)3 và HNO3

Câu 10: nếu cho dd NaOH vào dung dịch FeCl2 thì xuất hiện

A.kết tủa màu trắng hơi xanh

B. kết tủa màu trắng hơi xanh sau đó chuyển sang nâu đỏ

C. kết tủa màu xanh lam

D. kết tủa màu nâu đỏ

Câu 11: có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO­3)2, Fe(NO­3)2, AgNO­3. kim loại tác dụng được với 3 dung dịch trên là

A. Fe

B. Fe, Cu

C. Cu

D. Al

Câu 12: cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Fe và Zn vào dung dịch HCl 1M dư thấy thoát ra 448ml khí. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Gía trị của m là

A. 2,95

B. 3,9

C. 2,24

D. 1,85

Câu 13: Chọn phản ứng điều chế FeCl2 đúng

A. Fe + Cl2 → FeCl2

B. Fe + 2NaCl → FeCl2 + 2Na

C. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

D. FeSO4 + 2KCl → FeCl2 + K2SO4

Câu 14: đồng tác dụng được với dung dịch

A. H2SOđặc nóng

B. H2SOloãng

C. FeSO4

D. HC

Câu 15: có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, BaCl2, AlCl3. nếu thêm dung dịch KOH dư vào 4 dung dịch trên thì số kết tủa tạo thành là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 16: Tất cả các kim loại Fe, Cu, Zn, Ag đều tác dụng được với dung dịch

A. HCl

B. H2SOđặc nóng

C. H2SOloãng

D. KOH

Câu 17: Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 là

A. H2SOđặc nóng

B. KOH

C. HCl

D. H2SOloãng

Câu 18: cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước vào lắc đều để K2Cr2Otan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dd KOH vào dd X, thu được dd Y. Màu sắc của dd X và Y lần lượt là

A. màu vàng và màu nâu đỏ

B. màu vàng và màu da cam

C. màu đỏ và màu vàng

D. màu da cam và màu vàng

Câu 19: chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao

A. H2

B. Al

C. CO

D. Na

Câu 20: cho 2,8 gam bột Sắt vào 200ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. giá trị của m là

A. 4,72

B. 4,08

C. 4.48

D. 3,2

Câu 21: Cho 42,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn. giá trị của m là

A. 12,8

B. 19,2

C. 9,6

D. 6,4

Câu 22: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Mg.                                                     B. kim loại Cu.     

C. kim loại Ba.                                                     D. kim loại Ag.

Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,52.                                                                       B. 10,27.                    

C. 8,98.                                                                       D. 7,25.

Câu 24: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.                                      B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.

C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.                                       D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 25: cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,32 gam chất rắn và có 448ml khí thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO­3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích NO (sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là

A. 0,224 lít và 3,75g

B. 0,112 lít và 3,75g

C. 0,224 lít và 3,865g

D. 0,112 lít và 3,865g


ĐỀ SỐ 3

Câu 1: những kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện đi từ oxit kim loại tương ứng

A. Fe, Ni, Ag

B. Ca, Cu, Zn

C. Mg, Fe,Cu

D. Al, Cu, Ni

Câu 2: khử hoàn toàn 6,64 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng 2,24 lít khí CO. Khối lượng Fe thu được là

A. 5,04 gam

B. 5,06 gam

C. 5,05 gam

D. 5,4 gam

Câu 3: dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4 phương pháp loại bỏ tạp chất là

A. dùng Fe dư

B. dùng Zn dư

C. dùng Na dư

D. dùng Cu dư

Câu 4: nhóm kim loại nào sau đây tan trong nước ở nhiệt độ thường

A. K, Na, Cu, Ca

B. K, Na, Sr, Ba

C. Fe, Al, K, Ca

D. Al, Na, Ba, Ca

Câu 5: cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy không tác dụng với HCl là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 6: cho 5.4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khi thu được là

A. 3,36 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít

D. 6,72 lít

Câu 7: cho dãy các chất: FeCl2, CuSO­4, BaCl2, KNO3Al(OH)3, Ca(HCO3)2 số chất trong dãy tác dụng được với dd NaOH là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 5,376 lít khí CO2 vào 200ml dd Ca(OH)2 nồng độ 1M, thu được a gam kết tủa. giá trị của a là

A. 16

B. 20

C. 24

D. 21

Câu 9: cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO­3 đặc nóng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10: cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư Ba(OH)2 tạo thành kết của  là

A.1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 11: cho dãy các chất: AlCl3, NaHCO3, Al(OH)3, Na2CO3, Al. Số chất trong dãy đều tác dụng với HCl và dd NaOH là

A.1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 12: Công thức nào sau đây không phải của thạch cao

A. CaCO3.MgCO3

B. CaSO4.H2O

C. CaSO4

D. CaSO4.2H2O

Câu 13: để làm mềm một loại nước cứng chứa Ca(HCO3)2, MgCl2 có thể dùng hóa chất

A. NaOH

B. Na2CO3

C. Ca(OH)2

D. HCl

Câu 14: hòa tan 34,8 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 trong lượng dư dd HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất. phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp là

A. 50% và 50%

B. 40% và 60%

C. 25,5% và 74,5%

D. 31,03% và 68,97%

Câu 15: hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dd HCl dư thu được 4.48 lít khí thoát ra. Cô cạn dd sau phản ứng thu được m gam muối. giá trị của m là

A. 21,22 gam

B. 12,2 gam

C. 22,7 gam

D. 2,22 gam

Câu 16: Hãy chọn nguyên nhân đúng tạo thành thạch nhũ trong các hang động ở các núi đá vôi

A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3

B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4

C. Do sự phân hủy Ca(HCO32→ CaCO3 + H2O + CO2

D. Do phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO32

Câu 17: cho 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong 3 lọ riêng biệt. thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết mỗi chất là

A. HCl

B. H2SO4 đặc nguội

C. dung dịch amoniac

D. dd NaOH

Câu 18: Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dd muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, AgNO3. kim loại nào không tác dụng được với 3 dd muối

A. Fe

B. Fe, Cu

C. Cu

D. Ag

Câu 19: dãy ion nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính oxi hóa tăng dần

A. Fe2+, Cu2+, Fe3+

B. Cu2+, Fe2+, Fe3+

C. Fe3+, Cu2+, Fe2+

D. Fe3+ Fe2+, Cu2+,

Câu 20: Trộn 5,4g Al với 4,8  gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn. giá trị của m

A. 8,02

B. 9,02

C. 10,02

D. 11,2

Câu 21: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm thu được 3,037 lít khí ở anot và 6,21 gam kim loại ở catot. Công thức của muối đem điện phân là

A. KCl

B. LiCl

C. NaCl

D. RbCl

Câu 22: Phèn chua có công thức nào  sau đây

A. K2SO­4­­.Al2(SO4)3.12H­2O

B. Al2(SO4)3

C. (NH4)2 SO­4­­.Al2(SO4)3.24H­2O

D. K2SO­4­­.Al2(SO4)3.24H­2O

Câu 23: Y là kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng, X là kim loại phản ứng được với dd Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Cu, Fe

B. Fe, Cu

C. Ag, Mg

D. Mg, Ag

Câu 24: tính chất hóa học chung của kim loại là

A. tính dễ nhận electron

B. tính dễ bị khử

C. tính dễ bị oxi hóa

D. tính dễ tạo liên kết kim loại

Câu 25: cho 2,52g một kim loại tác dụng với H2SO4 loãng tạo ra 12,6 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg

B. Fe

C. Cr

D. Mn

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Chuyên Hà Giang. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?