TRƯỜNG THPT BẮC QUỲNH LƯU | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1:Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim. B. Tính dẻo. C. Tính cứng. D. Tính dẫn điện và nhiệt.
Câu 2: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng?
A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe B. Tỉ khối Li < Fe < Os.
C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W D. Tính cứng Cs < Fe < Al ~ Cu < Cr Câu 3: Liên kết tạo thành trong mạng tinh thể kim loại là
A. liên kết kim loại. B. liên kết ion C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết hidro.
Câu 4 :Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là : A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB. B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB
Câu 5: Tính chất vật lý chung của kim loại là
A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
Câu 6: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:
A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.
D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.
Câu 7:: Cho các kim loại Fe , Al , Mg , Cr , K , có bao nhiêu nguyên tố kim loại trong các phản ứng hóa học chỉ thể hiện một hóa trị duy nhất ?
A.3 B.5 C.2 D.4
Câu 8: Trường hợp nào xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
B. Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt CuSO4.
C. Tôn lợp nhà xây sát tiếp xúc với không khí ẩm .
D. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH tiếp xúc với Cl2 ở nhiệt độ cao.
Câu 9:Dãy các kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:
- Na, Mg, Al. B. Cu, Na, Mg. C. Mg, Al, Cu. D. Al, Cu, Na.
Câu 10:: Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy sau
A. Cu2+ ; Fe3+ ; Fe2+. B. Fe3+ ; Cu2+ ; Fe2+. C. Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+. D. Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+.
Câu 11: Hợp kim có
A. tính cứng hơn kim loại nguyên chất.
B. tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao hơn kim loại nguyên chất.
C. tính dẻo hơn kim loại nguyên chất.
D. nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại nguyên chất.
Câu 12: Thành phần chính của gang , thép là nguyên tố nào cho sau đây
A. nhôm B. sắt C. kẽm D. natri
Câu 13: Để bảo vệ vỏ tàu biển ( bằng thép ) theo phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) khối kim loại nào sau đây?
A. Zn. B. Fe. C. Ag. D.Cu.
Câu 14: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hiđro ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 15: Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là
A. X ( Ag); Y ( Cu2+, Fe2+). B. X ( Ag, Cu); Y ( Cu2+, Fe2+).
C. X ( Ag); Y (Cu2+). D. X (Fe); Y (Cu2+).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Cho Fe tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao hơn 5700C thì thu được sản phẩm là
A. Fe2O3 và Fe3O4. B. Fe2O3 và H2. C. Fe3O4 và H2. D. FeO và H2.
Câu 2: Hai chất chỉ có tính oxi hóa là
A. Fe2O3, FeCl3. B. FeO, Fe2O3. C. Fe2O3, FeCl2. D. FeO, FeCl3.
Câu 3: Để tạo men màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh người ta dùng
A. K2CrO4. B. CrO3. C. Cr2O3. D. Cr(OH)3.
Câu 4: Chất nào dưới đây là chất khử các sắt oxit trong lò cao?
A. CO. B. CO2. C. Al. D. H2.
Câu 5: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 rất cao (20500C), vì vậy để hạ nhiệt độ nóng chảy xuống, phải hòa tan Al2O3 trong:
A. criolit nóng chảy. B. đất sét nóng chảy. C. boxit nóng chảy. D. mica nóng chảy.
Câu 6: Có các dung dịch: AlCl3, FeCl3, CuCl2, FeCl2. Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH làm thuốc thử thì có thể phân biệt được
A. 2 dung dịch. B. 4 dung dịch. C. 1 dung dịch. D. 3 dung dịch.
Câu 7: Hòa tan 16,8 gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch K2Cr2O7 0,5M. Giá trị của V là
A. 150 ml. B. 50 ml. C. 100 ml. D. 200 ml
Câu 8: Cho dung dịch chứa FeCl2 và AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm
A. Fe2O3. B. FeO. C. FeO, ZnO. D. Fe2O3, ZnO.
Câu 9: Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là
A. 0,26 gam. B. 1,04 gam. C. 0,056 gam D. 0,52 gam.
Câu 10: Để chế tạo thép không gỉ, người ta thêm vào thành phần của thép thường kim loại
A. Mn. B. W, Cr. C. Cr, Ni. D. Si.
Câu 11: Hai kim loại đều phản ứng được với dung dịch CuSO4 giải phóng Cu là
A. Al và Ag B. Fe và Cu. C. Fe và Ag. D. Al và Fe.
Câu 12: Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất trong sự hình thành mưa axit?
A. Cacbon đioxit. B. Lưu huỳnh đioxit.
C. Dẫn xuất flo của hiđrocacbon. D. Ozon.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác ?
A. Nhôm là kim loại màu trắng bạc.
B. Nhôm là kim loại nhẹ.
C. Nhôm có khả năng dẫn điện tốt hơn Cu nhưng kém hơn Fe.
D. Nhôm khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
Câu 14: Cho từ từ 2ml dung dịch FeCl2 vào ống nghiệm chứa 3 ml dung dịch NaOH, hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, một lúc sau chuyển sang màu trắng xanh.
B. xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh và có khí thoát ra.
C. xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, một lúc sau chuyển sang màu nâu đỏ.
D. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 15: : Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là
A. 8,0 gam. B. 16,0 gam. C. 24,0 gam. D. 32,0 gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại bám vào catot là:
A. 6,24 gam. B. 3,12 gam. C. 6,5 gam. D. 7,24 gam.
Câu 2. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Al, Mg. B. Cu, Al, MgO. C. Cu, Al2O3, MgO. D. Cu, Al2O3, Mg.
Câu 3. Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị của V là:
A. 1,344lit. B. 2,24 lit.
C. 3,136lit. D. 3,136lit hoặc 1,344 lit.
Câu 4. Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:
A. 28 gam. B. 26 gam. C. 22 gam. D. 24 gam.
Câu 5. Để làm sạch loại thủy ngân có lẫn tạp chất là Zn,Sn,Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong:
A. Dung dịch Sn(NO3)2. B. Dung dịch HgNO3)2.
C. Dung dịch Zn(NO3)2. D. Dung dịch Pb(NO3)2.
Câu 6. Al2O3, Al(OH)3 bền trong:
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. H2O. D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 7. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?
A. Ozon. B. Dẫn xuất flo của hidrocacbon.
C. Cacbon dioxit. D. Lưu huỳnh dioxit.
Câu 8. Để phân biệt các khí CO CO2 O2 và SO2 có thể dùng
A. tàn đóm cháy dở và nước brom.
B. dung dịch Na2CO3 và nước brom.
C. tàn đóm cháy dở nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
D. tàn đóm cháy dở nước vôi trong và nước brom.
Câu 9. Hòa tan hết 9,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại kiềm đó là:
A. K, Rb. B. Rb, Cs. C. Li, Na. D. Na, K.
Câu 10. Cho 50 gam hỗn hợp X gồm bột Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là:
A. 53,6%. B. 40,8%. C. 20,4%. D. 40,0 %.
Câu 11. Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, thấy hiện tượng:
A. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
B. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
C. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
D. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
Câu 12. Hòa tan hết 0,56 gam Fe trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2 (đktc) ?
A. 0,56 lit. B. 0,336 lit. C. 0,448 lit. D. 0,224 lit.
Câu 13. Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất:
A. SiO2 và C. B. MnO2 và CaO. C. MnSiO3. D. CaSiO3.
Câu 14. Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
A. Chất thải CFC do con người gây ra. B. Các hợp chất hữu cơ.
C. Sự thay đổi của khí hậu. D. Chất thải CO2 .
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Bắc Quỳnh Lưu. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: