Bộ 3 đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2019

Bộ 3 đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2019

Đề số 1: Đề thi HK2 môn Hóa 12 tỉnh Bình Dương.

Câu 1: Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là

A. 44%                            B. 56%.                            C. 96%.                           D. 69%.

Câu 2: Phèn chua có công thức hoá học là:

A. K2SO4.Al2(SO4)3 24H2O                                    B. K2SO4.Al2(SO4)3 6H2O

C. K2SO4.Al2(SO4)3 12H2O                                    D. K2SO4.Al2(SO4)3 4H2O

Câu 3: Cho các cặp chất sau: NaHCO3 + NaHSO4(a); NaOH và NaHSO3(b) ; Ca(HCO3)2 và Ca(OH)2(c). Hỏi những cặp chất nào có thể phản ứng với nhau?

A. a,b                               B. a,b,c                            C. b,c                               D. a

Câu 4: Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.                            B. 4,48.                            C. 6,72.                            D. 2,24.

Câu 5: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

A. 3.                                 B. 4                                  C. 2.                                 D. 1.

Câu 6: Cho m gam kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và  NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là           

   A. 1,17                                 B. 1,59                                    C. 1,71g                      D. 1,95

Câu 7: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là

A. Rb.                              B. Li.                               C. K.                                D. Na.

Câu 8: Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Na2Cr2O7 được dung dịch X, sau đó thêm tiếp H2SO4 đến dư vào dung dịch X, ta quan sát được sự chuyển màu của dung dịch

A. từ vàng sang da cam, sau đó chuyển từ da cam sang vàng.

B. từ không màu sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng.

C. từ da cam sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.

D. từ không màu sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.

Câu 9: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16; Al = 27; Cr = 52)

A. 7,84 lít.                       B. 4,48 lít.                        C. 3,36 lít.                       D. 10,08 lít.

Câu 10: Cho sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng thu được

A. dung dịch muối sắt (II)                                             B. dung dịch muối sắt (III)

C. dung dịch muối sắt (III)                                            D. dung dịch muối sắt (II)

Câu 11: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy phản ứng được dung dịch HCl là

     A. 3.                                 B. 2.                              C. 4.                            D. 5.

Câu 12: Để phân biệt 4 dung dịch: AlCl3, FeCl2, MgCl2, CuCl2 có thể dùng dung dịch

A. NaOH                         B. NH3                             C. H2SO4                         D. AgNO3

Câu 13: Cho hỗn hợp bột Cu và Fe vào dung dịch HNO3 thấy còn một lượng Cu không tan hết. Màu của dung dịch thu được là màu            A. vàng.                 B. không màu.                    C. xanh.                     D. đỏ nâu.

Câu 14: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là

A. Ba.                              B. Mg.                             C. Ca.                              D. Sr.

Câu 15: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam (giả sử toàn bộ Cu sinh ra bám hết lên lá sắt). Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?

A. 6,4 gam.                      B. 12,8 gam.                    C. 8,2 gam.                      D. 9,6 gam.

Câu 16: . Để tách Cu ra khỏi hỗn hợp có lẫn Al có thể dùng dung dịch

A. NH3                            B. KOH                           C. HNO3 loãng                D. H2SO4 đặc, nóng

Câu 17: Khử hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là

A. 8,0 gam.                      B. 6,72 gam.                    C. 5,6 gam.                      D. 7,2 gam.

Câu 18: Nung FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Vậy X là:

A. Fe3O4                            B. Fe                                 C. Fe2O3                            D. FeO

Câu 19: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. không có kết tủa, có khí bay lên.                        B. chỉ có kết tủa keo trắng.

C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.             D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

Câu 20: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với khí oxi bằng 1,3125 (giả sử không còn sản phẩm khử khác). Giá trị của m là

A. 1,12 gam.                    B. 11,2 gam.                    C. 0,56 gam.                    D. 5,6 gam.

--- Để xem đầy đủ nội dung vui lòng đăng nhập để tải về máy ---

Đề số 2: Trường THPT Nguyễn Huy Tưởng

Câu 41. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Ca (Z = 20) là

     A. 3s2.                                B. 2s2.                                C. 3d2.                               D. 4s2.

Câu 42. Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?

     A. Fe.                                 B. Mg.                               C. Ag.                                D. Cu.

Câu 43. Hợp chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?

     A. CH3COOCH3.              B. CH3COOC2H5.             C. HCOOC2H5.                 D. C2H5COOCH3.

Câu 44. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

     A. Polietilen.                      B. Polistiren.                      C. Poli(vinyl clorua).        D. Poli(etylen-terephtalat).

Câu 45. Công thức của alanin là

     A. CH3NH2.                       B. H2NCH2COOH.          C. C6H5NH2.                     D. H2NCH(CH3)COOH.

Câu 46. Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là

     A. 1.                                   B. 3.                                   C. 4.                                   D. 2.

Câu 47. Kim loại nhôm tan được trong dung dịch

     A. NaCl.                            B. H2SO4 đặc, nguội.         C. NaOH.                          D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 48. Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

     A. xanh tím.                       B. nâu đỏ.                          C. vàng.                             D. hồng.

Câu 49. Ứng với công thức phân tử C3H7O2N có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau?

     A. 3.                                   B. 2.                                   C. 4.                                   D. 5.

Câu 50. Ở nhiệt độ cao, kim loại nhôm không khử được oxit nào sau đây?

     A. Fe2O3.                           B. CuO.                             C. Cr2O3.                           D. K2O.

Câu 51. Cho dãy các kim loại: Cu, Ag, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là

     A. Fe.                                 B. Cu.                                C. Ag.                                D. Au.

Câu 52. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong alanin là

     A. 18,67%.                        B. 15,05%.                         C. 15,73%.                        D. 17,98%.

Câu 53. Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

     A. Cu2+, Fe2+.                    B. Ca2+, Mg2+.                   C. Zn2+, Al3+.                     D. K+, Na+.

Câu 54. Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là

     A. Al2O3.                           B. K2O.                             C. CuO.                             D. MgO.

Câu 55. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

     A. Tơ tằm.                         B. Tơ nilon-6,6.                 C. Tơ visco.                       D. Tơ nitron.

Câu 56. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

     A. xà phòng và glixerol.                                               B. glucozơ và glixerol.     

     C. xà phòng và ancol etylic.                                        D. glucozơ và ancol etylic.

Câu 57. Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

     A. 4.                                   B. 2.                                   C. 3.                                   D. 1.

Câu 58. Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là

     A. 3.                                   B. 1.                                   C. 4.                                   D. 2.

Câu 59. Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra môi trường, người ta dùng bông có tẩm chất X để nút bình chứa khí (như hình vẽ).

Chất X là

     A. nước (H2O).                  B. giấm (CH3COOH).      

     C. xút (NaOH).                   D. muối ăn (NaCl).

Câu 60. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

     A. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2.            B. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.

     C. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe.                                        D. 4Cr + 3O2 2Cr2O3.

--- Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập để tải về máy ---

Đề số 3: Trường THPT Trần Hưng Đạo

Câu 1: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.                     

B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.           

D. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.

Câu 2: Cho 0,25 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào V ml dd H2SO4 0,2M thu được dung dịch X. Cho NaOH vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là 0,65 mol. Vậy giá trị V là:

A. 375 ml                         B. 500 ml                         C. 750 ml                         D. 2000 ml

Câu 3: Biết rằng a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 4a mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 ở đktc. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

A. V = 22,4 (6a - b).        B. V = 22,4 (6a + b).       C. V = 22,4 (7a + b).       D. V = 22,4 (3a + b).

Câu 4: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:

A. Cu(OH)2                     B. Dung dịch NaOH       C. Dung dịch HCl           D. Dung dịch NaCl

Câu 5: Các quá trình sau:      

(a). Cho dung dịch Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

(b). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(c). Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch KAlO2.

(d). Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(e). Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch NH3 dư.

(f). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3.

Số quá trình không thu được kết tủa là :

A. 0                                    B. 2                             C. 1                 D. 3

Câu 6: Cho m gam amin đơn chức bậc một X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được (m+7,3) gam muối. Thể tích dung dịch HCl 2 M đã dùng là:

A. 10 ml                           B. 50 ml                           C. 200 ml                         D. 100 ml

Câu 7: Metyl amin cũng tạo được phức chất với một số ion giống như NH3. Vậy khi cho dung dịch metylamin dư vào các dung dịch: NaCl ; FeCl3; CuCl2; MgCl2; ZnCl2 thì có mấy dung dịch có kết tủa:

A. 2                                  B. 3                                  C. 1                                  D. 4

Câu 8: Công thức hoá học của supephotphat kép là:

A. Ca3(PO4)2.                     B. Ca(H2PO4)2.           C. CaHPO4.                D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

Câu 9: Cho dãy chuyển hóa sau:  .

Các chất X, Y, Z lần lượt là :

A. Na2CrO4,Cr2(SO4)3, Na2CrO2.                            B. Na2Cr2O7, CrSO4, Na2CrO2.

C. Na2Cr2O7, Cr2(SO4)3,Cr(OH)3.                           D. Na2CrO4, CrSO4, Cr(OH)3.

Câu 10: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá kẽm mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào dưới đây?

A. Phương pháp điện hoá.                                       B. Phương pháp phủ.

C. Dùng hợp kim chống gỉ.                                     D. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.

Câu 11: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etylamin, gly-ala, tinh bột. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là:

A. 4.                                 B. 5.                                 C. 3.                                D. 2.

Câu 12: Cho biết câu sai trong các câu sau:

A. Fe có thể tan trong dd FeCl3.                             B. Ag có thể tan trong dd FeCl3.

C. Cu có thể tan trong dd FeCl3.                            D. Dung dịch AgNO3 có thể tác dụng với FeCl2.

Câu 13: Trường hợp nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic

A. CH2=C(CH3)COOH + NaOH                B. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH

C. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH               D. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng?

A. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc a -aminoaxit.

B. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu).

C. Protein tan được vào nước khi đun nóng

D. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.

Câu 15: Glucozơ không thuộc loại:

A. monosaccarit.              B. hợp chất tạp chức.      C. cacbohiđrat.                D. đisaccarit.

Câu 16: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:

A. Polietilen                     B. Poli(vinyl clorua)        C. Amilopectin                D. Nhựa bakelit

Câu 17: Một mẫu nước cứng chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là:

A. NaHCO3                     B. H2SO4                         C. Na2CO3                       D. HCl

Câu 18: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Phương trình hóa học của phản ứng tạo thành khí Z là

A. CuO + H2 → Cu  +  H2O                          B. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

C. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O                      D. CuO + CO → Cu + CO2

Câu 19: Cho: PE; PVC; cao su buna; nilon-6; thuỷ tinh hữu cơ; nilon-6,6; nitron; tơ tằm; bông; tơ axetat; tơ visco. Số polime tổng hợp là:

A. 8.                                 B. 6.                                 C. 5.                                 D. 7.

Câu 20: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra ?

A. sự khử ion Cl-             B. sự oxi hóa ion Cl-        C. sự khử ion Na+           D. sự oxi hóa ion Na+

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung của bộ 3 đề thi HK2 môn Hóa 12, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi.net để xem online hoặc tải về máy.

Hy vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em đạt điểm số thật cao trong kỳ thi sắp tới!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?