ĐỀ SỐ 1:
SỞ GD & ĐT …………………. TRƯỜNG THPT ………………………
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn Thi: TIN HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Câu 1: Thuật ngữ “miền” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Cột B. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính.
C. Hàng. D. Bảng.
Câu 2: Cho bảng dữ liệu sau:
Bảng này không là một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ, vì:
A. Có hai bản ghi có cùng giá trị thuộc tính số thẻ là TV – 02.
B. Một thuộc tính có tính đa trị.
C. Ðộ rộng các cột không bằng nhau.
D. Có bản ghi chưa đủ các giá trị thuộc tính.
Câu 3: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải:
A. Nhận dạng người dùng bằng mã hoá.
B. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm.
C. Thường xuyên sao chép dữ liệu.
D. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ.
Câu 4: Chọn đáp án đúng: Trong một quan hệ
A. Các thuộc tính phải khác miền. B. Có thể có các thuộc tính cùng miền.
C. Các thuộc tính có thể trùng tên D. Tất cả đều sai.
Câu 5: Nhận dạng người dùng là chức năng của:
A. Người quản trị. B. Hệ quản trị CSDL.
C. CSDL D. Người đứng đầu tổ chức.
Câu 6: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là :
A. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi. B. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu.
C. Tạo ra một hay nhiều bảng D. Tạo ra một hay nhiều báo cáo
Câu 7: Thao tác nào với báo cáo được thực hiện cuối cùng?
A. Chọn bảng và mẫu hỏi.
B. Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu, thực hiện tổng hợp dữ liệu
C. So sánh đối chiếu dữ liệu.
D. In dữ liệu (in báo cáo).
Câu 8: Trong Access, muốn làm việc với đối tượng bảng, tại cửa sổ cơ sở dữ liệu ta chọn nhãn :
A. Queries. B. Reports. C. Forms D. Tables.
Câu 9: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. B. Bảng. C. Hàng. D. Cột
Câu 10: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải:
A. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán.
B. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu.
C. Phải thường xuyên thay đổi để tăng cường tính bảo mật.
D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên.
Câu 11: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Bảng. B. Hàng. C. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. D. Cột
Câu 12: Người có chức năng phân quyền truy cập là:
A. Người quản trị CSDL. B. Lãnh đạo cơ quan.
C. Người viết chương trình ứng dụng. D. Người dùng.
Câu 13: Bảng phân quyền cho phép :
A. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL.
B. Phân các quyền truy cập đối với người dùng.
C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống.
D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống.
Câu 14: Các trường mà giá trị của chúng được xác định duy nhất mỗi hàng của bảng được gọi là:
A. Khóa chính. B. Bản ghi chính. C. Kiểu dữ liệu. D. Trường chính
Câu 15: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:
A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu
B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản.
C. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
D. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.
Câu 16: Thông thường, người dùng muốn truy cập vào hệ CSDL cần cung cấp:
A. Hình ảnh. B. Họ tên người dùng. C. Tên tài khoản và mật khẩu. D. Chữ ký.
Câu 17: Khi xác nhận các tiêu chí truy vấn thì hệ QTCSDL sẽ không thực hiện công việc:
A. Liệt kê tập con các bản ghi thoả mãn điều kiện.
B. Xoá vĩnh viễn một số bản ghi không thoả mãn điều kiện trong CSDL
C. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng để kết xuất dữ liệu.
D. Định vị các bản ghi thoả mãn điều kiện.
Câu 18: Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định tên trường, ta gõ tên trường tại cột:
A. File Name. B. Field Name. C. Name Field. D. Name
Câu 19: Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là:
A. SQL. B. Foxpro. C. Java D. Access.
Câu 20: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là chức năng của lưu biên bản hệ thống?
A. Lưu lại thông tin của người truy cập vào hệ thống.
B. Lưu lại số lần truy cập vào hệ thống.
C. Lưu lại các yêu cầu tra cứu hệ thống.
D. Nhận diện người dùng để cung cấp dữ liệu mà họ được phân quyền truy cập.
ĐỀ SỐ 2:
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT TRẠI CAU | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: TIN – Lớp 12 (Chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1 (2 điểm) Hãy nêu các công việc cần thực hiện khi tạo một bảng trong CSDL quan hệ?
Câu 2 (2 điểm) Hãy nêu các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ? Nêu các thuật ngữ mới?
Câu 3 (3 điểm) Trong mô hình dữ liệu quan hệ, khoá là gì và tại sao cần có khoá?
Câu 4 (3 điểm) Cho một mẫu hỏi được thiết kế như ở hình dưới đây:
a. Hãy mô tả bằng lời yêu cầu của mẫu hỏi được thiết kế ở hình trên là gì (đưa ra câu truy vấn)?
b. Tạo báo cáo để in danh sách học sinh và đếm số học sinh nam và học sinh nữ. Theo em ta sử dụng hàm nào? Em đưa ra cách thực hiện.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN TIN HỌC LỚP 12
Câu 1 (2 điểm): Các công việc cần thực hiện khi tạo một bảng trong CSDL quan hệ:
Để thực hiện điều đó ta cần phải xác định và khai báo cấu trúc bảng bao gồm:
- Đặt tên trường;
- Chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trườn;
- Khai báo kích thước của mỗi trường;
- Chọn khóa chính;
- Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.
Câu 2 (1 điểm) Các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ:
- Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác.
- Các bộ là phân biệt và thứ tự của các bộ là không quan trọng.
- Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự của các thuộc tính là không quan trọng.
- Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.
* Thuật nghữ mới (1 điểm):
Trong mô hình dữ liệu quan hệ ta dùng thuật nghữ miền để chỉ kiểu dữ liệu của thuộc tính.
Câu 3 (3 điểm): Trong mô hình dữ liệu quan hệ:
- KN Khoá: Là một tập hợp gồm 1 hay một số thuộc tính trong một bảng có tính chất vừa đủ để "Phân biệt được" các bộ hay không thể loại bớt một thuộc tính nào được gọi là khoá của bảng đó (2đ)
- Cần có khoá vì khoá dùng để phân biệt các bộ dữ liệu và phục vụ cho việc tạo mối liên kết giữa các bảng. (1đ)
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Bộ đề thi HK2 môn Tin học lớp 12 năm 2017-2018, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!