Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án Trường THPT Bác Ái

TRƯỜNG THPT BÁC ÁI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Hội nghị Ianta có sự tham gia của các nước 

A. Anh- Pháp- Mĩ.

B. Anh- Mĩ- Liên Xô.

C. Anh- Pháp- Đức.

D. Mĩ- Liên Xô- Trung Quốc.

Câu 2. Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày

A. 14 đến 12-02-1945

B. 02 đến 14-02-1945

C. 02 đến 12-4-1945

D. 12 đến 22-4-1945

Câu 3. Hội nghị Ianta được họp tại nước

A. Ạnh.

B. Pháp.

C. Thụy Sĩ.

D. Liên Xô.

Câu 4 . Nguyên thủ tham gia Hội nghị Ianta gồm

A. Rudơven, Clêmăngxô, Sớcxin.

B. Aixenhao, Xtalin, Clêmăngxô.

C. Aixenhao, Xtalin, Sớcxin.

D. Sớcxin, Rudơven, Xtalin.

Câu 5. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của nước

A. Mĩ

B. Anh

C. Pháp

D. Liên Xô

Câu 6. Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là

A. đàm phán, ký kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.

B. các nước thắng trận thỏa thuận việc chia Đức thành 2 nước Đông Đức và Tây Đức.

C. thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe đồng minh vô điều kiện.

Câu 7. Một trong những cam kết nào sau đây là một trong những điều kiện để Liên Xô tham gia việc chiến tranh chống Nhật

A. Toàn quyền chiếm đóng nước Đức.

B. Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904.

C. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.

D. Mĩ và các nước Đồng minh phải ký cam kết không tấn công Liên Xô.

Câu 8 . Vì sao trật tự Ianta được gọi là trật tự hai cực

A. Phân chia thế giới thành hai hệ thống các nước với chế độ xã hội khác nhau.

B. Phân chia thành hai khu vực với sự phát triển kinh tế xã hội khác nhau

C. tạo ra những vùng ảnh hưởng của hai cường quốc Xô – Mĩ tại các khu vực trên thế giới.

D. hình thành các quốc gia đối lập nhau giữa các khu vực.

Câu 9. Đông Đức và Đông Béclin sau chiến tranh thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào?

A. Mĩ

B. Liên Xô

C. Anh

D. Pháp

Câu 10. Từ vĩ tuyến 38 về phía Nam bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh do lực lượng nào chiếm đóng

A. Quân đội Liên Xô.

B. Quân đội Trung Quốc.

C. Liên quân Anh – Mĩ.

D. Liên quân Anh- Pháp

Câu 11. Hội nghị Ian ta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quóc tế sau chiến tranh

A. làm nảy sinh những mâu thuẫn mới với các nước đế quốc.

B. đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

C. trở thành khuân khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947

D. đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ

Câu 12. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai

A. là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.

B. là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.

C. là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

D. là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.

Câu 13. Vấn đề nước Đức được thỏa thuận tại Hội nghị Ianta như thế nào

A. nước Đức phải chấp nhận tình trạng tồn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

B. nước Đức phải chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài của quân đội đồng minh.

C. nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình.

D. nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập thống nhất dân chủ và tập trung.

Câu 14. Thống nhất nào sau đây giữa các nước ký hiệp định Ianta là cơ sở để tiến tới duy trì một nền hòa bình an ninh thế giới sau chiến tranh?

A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.

C. thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. thực hiện những cam kết để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật.

Câu 15. Hội nghị Pôtxđam có ý nghĩa gì đối với việc hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh

A. góp phần hoàn thiện, bổ sung cho những thỏa thuận của Hội nghị Ianta

B. tạo ra một cơ sở pháp lý để thực hiện phân chia thế giới.

C. là căn cứ để các nước thực hiện việc xây dựng phạm vi ảnh hưởng và phạm vi chiếm đóng

D. là cơ sở để phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ.

Câu 16. Việc phân chia nước Đức sau chiến tranh gây nên hậu quả gì

A. tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Cộng hòa Liên Bang Đức.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1.  Tại sao từ năm 1946- 1950 Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế?

A. Muốn xây dựng nền kinh tế mạnh để cạnh tranh với Mĩ.

B. Liên Xô muốn xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

C. Muốn đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới.

D. Liên Xô phải chịu những tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2. Thắng lợi lớn mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn( 1946- 1950) là

A. chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết.

D. hoàn thành trước thời hạn kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.

Câu 3. Thành tựu nổi bật mà Liên Xô đạt được năm 1949 là

A. phóng thành công  tàu vũ trụ

B. trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới.

C. chế tạo thành công bom nguyên tử.

D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 4. Xác định khó khăn lớn nhất của Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

A. hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.    

B. hơn 7000 làng mạc bi tiêu hủy.

C. hơn 27 triệu người chết.

D. hơn 1710 thành phố bị đổ nát.

Câu 5. Thuận lợi chủ yếu của Liên Xô sau chiến tranh là

A. những thành tựu đạt được trước chiến tranh.

B. lãnh thổ lớn, giàu tài nguyên.

C. do ảnh hưởng của cách mạng thế giới.

D. tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Câu 6. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là

A. chế tạo thành công bom nguyên tử .

B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

D. nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

Câu 7. Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lương nguyên tử của Liên Xô so với Mĩ là?

A. khống chế các nước khác.

B. duy trì nền hòa bình thế giới.

C. mở rộng lãnh thổ.

D. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 8. Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để phát triển đất nước sau chiến tranh

A. phát triển công nghiệp nhẹ.

B. phát triển công- nông- thương nghiệp.

C. phát triển công nghiệp nặng.

D. phát triển công nghiệp truyền thống.

Câu 9. Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì thể hiện việc chinh phục vũ trụ của Liên Xô

A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

C. đưa người lên Mặt trăng.

D. đưa người lên Sao Hỏa.

Câu 10. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ

A. Chậm sửa chữa sai lầm.

B. Sự chống phá của các thế lực thù địch.

C. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp.

D. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại.

Câu 11. Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ

A. Gha- li- lê.

B. Cô- pec-nic.

C. Gagarin.

D. Amstrong.

Câu 12. Hiện nay nền kinh tế Nga đứng hàng thứ mấy trên thế giới

A. đứng thứ 10 thế giới.

B. đứng thứ 11 thế giới.

C. đứng thứ 12 thế giới.

D. đứng thứ 13thế giới.

Câu 13. Hiện nay trên thế giới các nước xã hội chủ nghĩa còn lại là

A. Lào, Triều Tiên, Trung Quốc, Cam pu chia.

B. Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc, Cu Ba.

C. Cu Ba, Cam pu chia, Lào, Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Triều Tiên, Cu ba, Lào.   

Câu 14. Bài học kinh nghiệm mà Đảng ta rút ra từ sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô là

A. thực hiện đường lối trung lập.

B. thực hiện đa nguyên đa đảng.

C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.

D. đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Câu 15. Phạm Tuân bay vào vũ trụ vào năm

A. 1977.

B. 1978.

C. 1979.

D. 1980.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Thời gian thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa?

A. tháng 10/1946

B. tháng 10/1947

C. tháng 10/1948

D. tháng 10/1949

Câu 3 : Những nước nào được mệnh danh là “ 3 con rồng” ở châu Á?

A. Hàn Quốc, Hồng Kong,  Đài Loan

B. Hàn Quốc, Hồng  Kong,  Trung Quốc

C. Hàn Quốc, Việt Nam,  Đài Loan

D. Trung Quốc, Hồng Kong,  Đài Loan

Câu 4 : Nước nào có tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới từ đầu TKXXI

A. Nhật Bản

B. Trung Quốc

C. Hồng Công

D. Đài Loan

Câu 5 : Nhà nước Đại hàn dân quốc được thành lập năm nào?

A. tháng 8/1948

B. tháng 8/1949

C. tháng 8/1950

D. tháng 8/1951

Câu 6: Cuộc nội chiến QDĐ- ĐCS Trung Quốc bắt đầu khi nào?

A. trong chiến tranh thế giới II

B. trước chiến tranh thế giới II

C. sau chiến tranh thế giới II

D. trước và trong chiến tranh thế giới II

Câu 7: Cuộc CM DTDC của ND Trung Quốc hoàn thành đã chấm dứt bao nhiêu năm nô dịch?

A. 50 năm

B. 100 năm

C. 150 năm

D. 200 năm

Câu 8: Cuộc cải cách KT- XH của Trung Quốc bắt đầu vào thời gian nào?

A. 12/1978

B. 12/1979

C. 12/1980

D. 12/1981

Câu 9: Ai là người khởi xướng cuộc cải cách KT- XH ở Trung Quốc?

A. Mao Trạch Đông

B. Đặng Tiểu Bình

C. Lưu Thiếu Kỳ

D. Giang Thanh

Câu 10: Mục tiêu của cuộc cải cách KT- XH năm 1978 ở Trung Quốc là?

A. giàu mạnh, dân chủ, văn minh

B. tự do, bình đẳng, bác ái

C. nâng cao dân trí

D. Độc lập tự chủ

Câu 11: Nhiệm vụ trung tâm của cuộc cải cách 1978 là gì?

A. phát triển kinh tế

B. phát triển văn hoá xã hội

C. cải cách và mở cửa

D. xây dựng quốc gia giàu mạnh

Câu 12: Từ 1978 trở đi trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với các nước nào?

A. Mỹ, Liên Xô, Mông Cổ, In-đô-nê-xi-a

B. Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam

C. Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Cu ba

D. Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Cu ba

Câu 13: Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế Trung Quốc có biến đổi gì?

A. tiến bộ nhanh chóng

B. tiến bộ không đáng kể

C. không có tiến bộ

D. kinh tế đi xuống

Câu 14: Từ năm 2000 cơ cấu thu nhập theo khu vực kinh tế của Trung Quốc từ:

A. công nghiệp và dịch vụ

B. công nghiệp và nông nghiệp

C. nông nghiệp và dịch vụ

D. thủ công và công nghiệp

Câu 15: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay?

A. thực hiện đường lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc

B. bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô

C. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam

D. mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 có đáp án Trường THPT Bác Ái. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?