TRƯỜNG THPT THANH ĐA | BỘ 3 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 41: Etyl fomat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH = CH2.
Câu 42: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 (n ≥ 1). B. CnH2nO2 (n ≥ 2). C. CnH2n+ 2O2 (n ≥ 1). D. CnH2n- 2O2 (n ≥ 2).
Câu 43: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 44: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 45: Triolein có phân tử khối là:
A. 806. B. 890. C. 886. D. 884.
Câu 46: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức.
Câu 47: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein. B. Tristearin. C. Tripanmitin. D. Stearic.
Câu 48: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit. B. nhóm chức xeton. C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit.
Câu 49: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ.
Câu 50: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 51: Chất nào sau đây là amin bậc 2?
A. CH3-NH-CH3. B. (CH3)2CH-NH2. C. H2N-CH2-NH2. D. (CH3)3N.
Câu 52: Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. CH3COOH. B. HCl. C. NaOH. D. FeCl2.
Câu 53: Thủy phân este X trong môi trường axit, thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Từ Y có thể chuyển hóa thành Z bằng một phản ứng. Chất X không thể là
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. isopropyl propionat. D. vinyl axetat.
Câu 54: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là A. 9. B. 4. C. 6. D. 2.
Câu 55: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat). B. CH3COO–[CH2]2–OOCCH2CH3.
C. CH3OOC–COOCH3. D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat).
Câu 56: Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là :
A. 5. B. 4. C.2. D. 3.
Câu 57: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?
A. Thực hiện phản ứng tráng bạc. B. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.
D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 58: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là :
A. glucozơ, etanol. B. glucozơ, saccarozơ. C. glucozơ, fructozơ. D. glucozơ, sobitol.
Câu 59: Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:3?
A. CH3COOC2H5. B. C2H4(OOCCH3)2. C. C6H5OOCCH3. D. CH3OOC-COOC6H5.
Câu 60: Chất X có công thức phân tử là C8H8O2. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được sản phẩm gồm X1 (C7H7ONa); X2 (CHO2Na) và nước. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
....
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Poli acrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 5.376 B. 2,688 C. 1,792 D. 0,896
Câu 3: Một α-amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. CH3-CH(NH2)-COOH B. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-CH2-COOH D. H2N-CH2-COOH
Câu 4: Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?
A. Oxi hóa. B. Hiđro hóa. C. Polime hóa. D. Brom hóa.
Câu 5: Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được 1,344 lít H2 (đo ở đktc). Khối lượng muối khan thu được là
A. 8,16 gam. B. 7,2 gam C. 9,12 gam D. 5,76 gam
Câu 6: Este X có công thức cấu tạo CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của X là
A. Metyl acrylic B. Metyl acrylat C. Metyl metacrylat D. Metyl metacrylic
Câu 7: Thủy phân este X trong môi trường axit, thu được C2H5COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5 B. C2H5OCOCH3 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOCH3
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Để phân biệt Gly-Gly-Ala với albumin có thể dùng Cu(OH2).
(2) Tính bazơ của anilin thể hiện qua phản ứng của aniline với nước brom.
(3) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 5 liên kết peptit.
(4) Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc.
(5) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(6) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.
(7) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các lien kết α-1,4-glicozit.
(8) Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính.
Số phát biểu sai là
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.
(2) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
(3) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.
(4) Dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.
(5) Kim loại cứng nhất là Cr.
Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 10: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh được gọi là
A. sự ăn mòn kim loại B. sự khử kim loại
C. sự ăn mòn điện hóa D. sự ăn mòn hóa học
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng nguội.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng (không có oxi không khí).
(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 12: Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước.
(2) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
(3) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ loãng hoặc các enzim.
(4) Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính.
(5) Anilin tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng.
(6) Tripanmitin và tristearin đều là những chất béo rắn.
(7) Amilozơ thuộc loại polisaccarit.
Số nhận định đúng là
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 13: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. NaNO3 B. CuSO4 C. AgNO3 D. HCl
Câu 14: Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) CH3OOC-COOC2H5; (2) CH3CH2COOCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COOH; (5) CH3OCOC2H3; (6) HOCH2CH2COOH.
Những chất thuộc loại est là:
A. (2), (3), (4), (5) B. (2), (3), (5), (6)
C. (1), (2), (3), (6) D. (1), (2), (3), (5)
Câu 15: Polipeptit NH-CH2-CO là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
A. axit glutamic B. axit β-amino propionic
C. glyxin D. alanin
....
ĐỀ SỐ 3 :
Câu 1: Cho 7,8 gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được V lít khí N2 (đo ở đktc). Hãy tính V ?
Câu 2: Cho 6,75 gam một amin X đơn chức bậc (I) tác dụng vừa đủ với dung dichjHCl thu được 12,225 gam muối khan. Xác định công thức cấu tạo của X.
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3-COOC6H5. B. CH2=CH-COOCH3.
C. CH3-COOCH=CH2. D. CH3-COOC2H5.
Câu 2. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 3. Khi cho dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu
A. xanh tím. B. đỏ gạch.
C. không chuyển màu. D. vàng.
Câu 4. Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói?
A. tơ visco. B. xenlulozơ trinitrat.
C. tơ axetat. D. xenlulozơ.
Câu 5. Số đồng phân cấu tạo amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 6. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?
A. H2NCH2COOH. B. CH3COOC2H5. C. C2H5NH2. D. HCOONH4.
Câu 7. Công thức phân tử của glyxin (axit aminoaxetic) là
A. C3H7O2N. B. C2H5O2N. C. C2H7O2N. D. C4H9O2N.
Câu 8. Số gốc α-amino axit trong phân tử tripeptit mạch hở là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9. Chất nào sau đây không tham gia vào phản ứng màu biure?
A. Ala-Val-Gly-Val. B. Gly-Ala-Ala. C. Val-Gly-Ala. D. Gly-Ala.
Câu 10. Tơ visco thuộc loại polime
A. bán tổng hợp. B. thiên nhiên. C. tổng hợp. D. trùng hợp.
Câu 11. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2 =CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH3COOCH=CH2. D. C6H5CH=CH2.
Câu 12. Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do
A. chúng có chứa nitơ trong phân tử.
B. số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác.
C. chúng được tạo từ amino axit có tính chất lưỡng tính.
D. liên kết -CO-NH- (liên kết amit) phản ứng được với cả axit và kiềm.
Câu 13. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ?
A. glucozơ và fructozơ. B. etylamin và đimetylamin.
C. axit propionic và metyl fomat. D. alanin và amoni acrylat.
Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Cấu tạo của X là
A. Gly-Lys-Val-Ala-Glu. B. Gly-Val-Lys-Ala-Glu.
C. Gly-Lys-Val-Glu-Ala. D. Lys-Gly-Val-Ala-Glu
Câu 15. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Thanh Đa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !