TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH2=CHOH. B. CH2=CHCOONa và CH3OH.
C. CH3COONa và CH3CHO. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 2: Thủy phân chất béo luôn luôn thu được sản phẩm:
A. Axit axetic . B. Glixerol. C. Ancol etylic. D. Glucozơ.
Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. glucozơ, ancol etylic. B. glucozơ, anđehit axetic.
C. ancol etylic, anđehit axetic. D. glucozơ, etyl axetat.
Câu 4: Khi cho este của axit aminoaxetic phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được ancol metylic. Công thức phân tử của este trên là?
A. NH2CH(CH3)COOCH3 B. NH2CH2COOC2H5
C. NH2CH2COOH D. NH2CH2COOCH3
Câu 5: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. stearic B. tripanmitin C. triolein D. tristearin
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Saccarozơ là chất rắn kết tinh, có vị ngọt,dễ tan trong nước
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 7: Để phân biệt glixerol, propylamin, lòng trắng trứng ta dùng
A. KOH B. Cu(OH)2. C. HCl. D. dd NaCl.
Câu 8: Phát biểu không đúng là
A. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit
B. Protein là những polopeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu
C. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ
D. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol
Câu 9: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
Câu 10: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. kim loại Na.
C. hiđro hóa. D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
Câu 11: Chất X vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ. Chất X là
A. CH3NH2. B. H2NCH2COOH C. CH3COOH D. CH3CHO.
Câu 12: Chất thuộc loại polisaccarit là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. xenlulozơ.
Câu 13: Nhiệt độ sôi của C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOCH3 giảm dần theo thư tự nào?
A. C2H5OH > CH3CHO > CH3COOCH3 > CH3COOH.
B. CH3COOH > C2H5OH > CH3COOCH3 > CH3CHO.
C. CH3COOH > CH3COOCH3 > C2H5OH > CH3CHO.
D. C2H5OH > CH3COOH > CH3CHO> CH3COOCH3.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam một este X ( tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Số este đồng phân của X là:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 15: Trùng hợp 2 tấn stiren để thu polistiren với hiệu suất 75%. Khối lượng polistiren thu được là:
A. 1 tấn B. 2 tấn C. 1,5 tấn D. 2,5 tấn
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | C | B | A | D | C | A | B | A | B | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | B | D | B | D | C | D | B | A | D | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
ĐA | D | C | A | C | C | A | D | B | C | B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Polietilen có khối lượng phân tử 7000 đvC có hệ số polime hóa là:
A. 250 B. 100 C. 340 D. 1000
Câu 2: Cho 11,25 gam H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl aM. Giá trị của a là
A. 1M. B. 2M. C. 1,5M. D. 0,5M.
Câu 3: Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 32,4. B. 21,6. C. 43,2. D. 16,2.
Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,15 mol một este no, đơn chức X bằng 200 ml dung dịch NaOH 1,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 14,2 gam chất rắn khan. Đốt cháy hết 0,1 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư), thu được 59,1 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC3H7. D. HCOOC3H7.
Câu 6: Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N–R–COOR’ (R, R’ là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là :
A. 2,67. B. 4,45. C. 3,56. D. 5,34.
Câu 7: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC
Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% metan) ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng là
A. 4480 m3 B. 6875 m3. C. 4450 m3 D. 4375 m3
Câu 8: Este X có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH2CH2CH3. Vậy tên gọi của X là
A. metyl butirat. B. propyl axetat.
C. isopropyl axetat. D. etyl propionat.
Câu 9: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Quỳ tím | Chuyển màu xanh |
Y | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Z | Cu(OH)2 | Có màu tím |
T | Nước brom | Kết tủa trắng |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng.
B. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
C. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin.
D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
Câu 10: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:
A. 37,50 gam B. 38,45 gam C. 41,82 gam D. 40,42 gam
Câu 11: Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 12: Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?
(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
A. (1), (2). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 13: Dung dịch X chứa 0,02 mol C1H3NCH2COOH, 0,04 mol CH3CH(NH2)COOH và 0,1 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml dung dịch KOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chắt rắn khan. Giá trị của m là :
A. 27,55 gam. B. 32,67 gam. C. 13,775 gam. D. 34,46 gam.
Câu 14: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?
A. (C6H5COO)3C3H5. B. (C2H5COO)3C3H5.
C. (C2H3COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 15: Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch KOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,92 gam glixerol và 9,58 gam hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic và axit oleic Giá trị của a là :
A. 9,91 gam. B. 8,82 gam. C. 10,90 gam. D. 8,92 gam
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | A | 11 | A | 21 | C |
2 | C | 12 | A | 22 | D |
3 | D | 13 | B | 23 | C |
4 | C | 14 | D | 24 | C |
5 | A | 15 | B | 25 | B |
6 | A | 16 | D | 26 | B |
7 | A | 17 | A | 27 | A |
8 | B | 18 | D | 28 | A |
9 | C | 19 | B | 29 | D |
10 | C | 20 | C | 30 | B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Polime X có phân tử khối M = 625.000 đvC và hệ số polime hóa n = 10.000 . X là (C = 12, H = 1, Cl = 35.5)
A Polistiren (PS). B Polivinylclorua (PVC). C Polietilen (PE). D Polipropilen (PP).
Câu 2: Để chuyển dầu thực vật (chất béo lỏng) thành bơ nhân tạo (chất béo rắn), người ta thực hiện quá trình
A xà phòng hóa chất béo. B hidro hóa chất béo lỏng. C thủy phân chất béo. D đề hidro hóa chất béo.
Câu 3: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A NaCl. B HCl. C CH3OH. D NaOH.
Câu 4: Chất X là một cacbohiđrat có phản ứng thủy phân X + H2O → Y + Z (Y, Z là đồng phân của nhau). Vây X là
A Glucozơ. B Saccarozơ. C Xenlulozơ. D Tinh bột.
Câu 5: Cho các dung dịch: saccarozơ, glixerol, ancol etylic, glucozơ, protein, andehitaxetic. Số dung dịch hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho dung dịch xanh lam là
A 3 B 4 C 1 D 2
Câu 6: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Ycó thể là
A Ag, Mg. B Fe, Cu. C Mg, Ag. D Cu, Fe.
Câu 7: Lên men m gam tinh bột với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 17,6 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 6,6 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là (C = 12, O = 16, H = 1)
A 30,0. B 22,5. C 15,0. D 25,0.
Câu 8: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A H2NCH2COOH. B C6H5NH2. C CH3NH2. D C2H5OH.
Câu 9: Một amin đơn chức chứa 45,16% N về khối lượng. Công thức cấu tạo thu gọn của amin đó là (C = 12, N = 14, H =1)
A CH3NH2. B C6H5NH2. C C2H5NH2. D C4H9N
Câu 10: Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng Ag thu được là ( Biết hiệu suất của cả quá trình là 75%) (C = 12, O = 16, Ag = 108, N = 14)
A 16,2 gam. B 24,3 gam. C 32,4 gam. D 21,6 gam.
Câu 11: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Cu(OH)2 | Tạo dung dịch mà xanh lam |
Y | Dung dịch Br2 | Dung dịch Br2 mất màu |
Z | Dung dịch AgNO3/NH3 | Tạo kết tủa Ag |
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A Saccarozơ, tripanmitin, anđehit axetic. B Saccarozơ, triolein, glucozơ.
C Glixerol, glucozơ, metyl axetat. D Fructozơ, vinyl axetat, saccarozơ.
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 42,96 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit trong môi trường axit thu được 49,44 gam hỗn hợp X gồm các amino axit no mạch hở (chỉ chứa 1 nhóm carboxyl COOH và 1 nhóm Amino NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là (N = 14, C = 12, Cl = 35,5, O = 16)
A 60,48. B 66,96. C 76,16. D 62,58.
Câu 13: Một amin có trong cây thuốc lá rất độc, nó là tác nhân chính gây ra bệnh viêm phổi, ho lao. Amin đó là
A Anilin. B Nicotin. C Benzyl amin. D trimetyl amin.
Câu 14: Amin nào sau đây làm mất màu dung dịch brom, tạo kết tủa trắng?
A C6H5NH2. B C2H5NH2. C CH3)2NH. D NH3.
Câu 15: Phản ứng màu Biure là phản ứng giữa
A Tinh bột với I2 cho phức màu xanh tím. B Tinh bột với I2 cho phức màu xanh lam.
C Protein với Cu(OH)2/OH- cho phức xanh lam. D Protein với Cu(OH)2/OH- cho phức xanh tím.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1B | 2B | 3B | 4B | 5A | 6B | 7B | 8A | 9A | 10B |
11B | 12B | 13B | 14A | 15D | 16A | 17C | 18C | 19C | 20D |
21D | 22C | 23D | 24C | 25A | 26D | 27C | 28C | 29A | 30C |
31D | 32D | 33D | 34A | 35C | 36A | 37C | 38A | 39D | 40D |
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Bắc Yên Thành, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: