SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ TRƯỜNG THPT PHƯƠNG XÁ
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021
|
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Saccarozơ thuộc loại
A. polisaccarit. B. đissaccarit. C. ancol đa chức. D. monosaccarit.
Câu 2: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng manhetit. B. quặng pirit. C. quặng đôlômit. D. quặng boxit.
Câu 3: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra
A. sự khử ion Cl-. B. sự khử ion Na+ C. sự oxi hoá ion Cl-. D. sự oxi hoá ion Na+
Câu 4 : etilen không tác dụng với chất nào sau đây
A. nước brom B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
C. H2O (xúc tác H+, đun nóng) D. NaOH
Câu 5 : Sắt bị thụ động hóa bởi
A. axit HCl đặc
B. axit H2SO4 đặc nóng
C. axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội
D. HNO3 loãng nguội
Câu 6: Cho anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, to) thu được
A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2CHO. C. CH3CH2COOH. D. CH2=CH-COOH.
Câu 7: poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=CH-COO-C2H5. B. C2H5COO-CH=CH2.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 8: Cho các phản ứng sau:
H2S + O2 dư → khí X + H2O
NH3 + O2 → khí Y + H2O
NH4HCO3 + HClloãng → khí Z + ...
Các khí X, Y, Z lần lượt là
A. SO2, NO, CO2. B. SO2, N2, CO2. C. SO2, N2, NH3. D. SO2, NO, NH3.
Câu 9 : Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa học là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 10: Cho 2,8 gam bột Fe và 2,7 gam bột Al vào 350 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc hoàn toàn thu được m gam chắt rắn. Giá trị m là
A. 5,6 gam. B. 21,8 gam C. 32,4 gam D. 39,2 gam
Câu 11: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong BTH là:
A. X ở ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA ; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X ở ô 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA ; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X ở ô 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA ; Y ở ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X ở ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA ;Y ở ô 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, etylamin và trimetylamin là những chất khí
B. Anilin có phản ứng cộng brom tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromanilin
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
D. Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 cho sản phẩm màu tím
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
1. B | 11. C | 21. D | 31. C |
2. D | 12. A | 22. C | 32. D |
3. B | 13. C | 23. B | 33. B |
4. D | 14. A | 24. B | 34. C |
5. C | 15. D | 25. B | 35. D |
6. A | 16. B | 26. B | 36. A |
7. C | 17. D | 27. A | 37. C |
8. A | 18. D | 28. A | 38. C |
9. D | 19. A | 29. B | 39. A |
10. D | 20. A | 30. B | 40. D |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở là chất khí ở điều kiện thường, phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 2: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z được tạo bởi X, Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 40,32 lít O2 (đktc), thu được 31,36 lít CO2 (đktc). Đun nóng m gam E với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A. C3H7COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. CH3COOH.
Câu 3: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành các thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch | (1) | (2) | (4) | (5) |
(1) |
| khí thoát ra | có kết tủa |
|
(2) | khí thoát ra |
| có kết tủa | có kết tủa |
(4) | có kết tủa | có kết tủa |
|
|
(5) |
| có kết tủa |
|
|
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
A. H2SO4, MgCl2, BaCl2. B. H2SO4, NaOH, MgCl2.
C. Na2CO3, BaCl2, BaCl2. D. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 16,9. B. 15,6. C. 19,5. D. 27,3.
Câu 5: Cho một hỗn hợp chứa benzen, toluen, stiren với nhiệt độ sôi tương ứng là 800C, 1100C, 1460C. Để tách riêng các chất trên người ta dùng phương pháp
A. sắc ký. B. chiết. C. chưng cất. D. kết tinh.
Câu 6: Hòa tan hết m gam FeS bằng một lượng tối thiểu dung dịch HNO3 (dung dịch X), thu được dung dịch Y và khí NO. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,84 gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Số mol HNO3 trong X là
A. 0,48. B. 0,12. C. 0,36. D. 0,24.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
(b) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%.
(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(d) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để chế tạo thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 7. C. 9. D. 5.
Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm:
Phản ứng xảy ra trong bình đựng dung dịch Br2 là
A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.
C. 2SO2 + O2 → 2SO3.
D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr.
Câu 9: Cho phản ứng sau: CnH2n + KMnO4 + H2O → CnH2n(OH)2 + KOH + MnO2.
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình phản ứng trên là
A. 16. B. 18. C. 14. D. 12.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm 25% số mol hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 dư, khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa (m + 284,4) gam muối và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 18. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 151,2. B. 102,8. C. 78,6. D. 199,6.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | B | 11 | C | 21 | D | 31 | A |
2 | C | 12 | C | 22 | B | 32 | A |
3 | B | 13 | B | 23 | C | 33 | D |
4 | A | 14 | A | 24 | B | 34 | C |
5 | C | 15 | C | 25 | C | 35 | D |
6 | A | 16 | B | 26 | D | 36 | B |
7 | B | 17 | D | 27 | D | 37 | D |
8 | A | 18 | A | 28 | C | 38 | B |
9 | A | 19 | A | 29 | D | 39 | C |
10 | A | 20 | B | 30 | B | 40 | A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cho cân bằng (trong bình kín) sau CO + H2O ⇔ CO2 + H2
Phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi
A.Thêm một lượng CO2. B. Tăng áp suất.
C. Tăng nhiệt độ. D. Thêm một lượng H2O.
Câu 2: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol ; 0,15 mol và 0,05 mol . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 33,8 gam B. 28,5 gam C. 29,5 gam D. 31,3 gam
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.
C. chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. chu kỳ 2, nhóm VA.
Câu 4: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm ?
A. Na+ B. Mg2+ C. Al3+ D. Fe2+
Câu 5: Cho Zn vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và phần không tan Y . Hai kim loại trong Y và muối trong X là
A. Ag và Zn(NO3)2 B. Zn và AgNO3
C. Zn, Ag và AgNO3 D. Ag và Zn(NO3)2, AgNO3
Câu 6: Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Na B. K C. Li D. Rb
Câu 7: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 8 và 1,5. B. 7 và 1,5. C. 7 và 1,0. D. 8 và 1,0.
Câu 8: Hệ số trùng hợp của poli(etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng
120 000 đvC?
A. 4280 B. 4286 C. 4281 D. 4627
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?
A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa
C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức
D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng
Câu 10: Tên thay thế của CH3-CH=O là
A. metanal B. metanol C. etanol D. etanal
Câu 11: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2. B. SO2. C. CO2. D. H2.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,22. B. 34,10. C. 33,70. D. 34,32.
Câu 13: Cho các chất và ion sau: Al2O3, Fe2+, CuO, CO32-, HS-, Na+, Cl-, H+ . Số chất và ion phản ứng với KOH là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 14: Phương trình H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng
A. FeS + HCl → FeCl2 + H2S B. H2SO4 đặc + Mg → MgSO4 + H2S + H2O
C. K2S + HCl → H2S + KCl D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S
Câu 15: Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là
A. 66,67%. B. 25,00%. C. 50,00%. D. 33,33%.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | D | 11 | B | 21 | B | 31 | B |
2 | A | 12 | B | 22 | D | 32 | C |
3 | B | 13 | D | 23 | C | 33 | D |
4 | D | 14 | C | 24 | C | 34 | D |
5 | D | 15 | C | 25 | A | 35 | B |
6 | B | 16 | B | 26 | B | 36 | D |
7 | C | 17 | B | 27 | A | 37 | A |
8 | B | 18 | C | 28 | A | 38 | A |
9 | C | 19 | A | 29 | C | 39 | A |
10 | D | 20 | A | 30 | C | 40 | D |
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Phương Xá, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao!