Bộ 3 đề thi chọn HSG tỉnh môn Hóa học 12 có đáp án chi tiết năm 2020 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ THI CHỌN HSG TỈNH

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (4,0 điểm)       

1. Cho các sơ đồ phản ứng: 

a) (A) + H2O → (B) + (X).                                        

b) (A) + NaOH + H2O → (G) + (X).

c) (C) + NaOH → (X) + (E).                            

d) (E) + (D) + H2O → (B) + (H) + (I).

e) (A) + HCl → (D) + (X).                                        

g) (G) + (D) + H2O → (B) + (H).

Biết A là hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố là nhôm và cacbon. Xác định các chất X, A, B, C, D, E, G, H, I và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:

a) FeS2 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

b) FeCO3 + FeS2 + HNO3 →  Fe2(SO4)3 + CO2 + NO + H2O.

3. Cho m gam hỗn hợp gồm bari và hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp tác dụng với 200 ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M, thu được 0,325 mol H2 và 62,7 gam chất rắn khan khi làm bay hơi hết nước. Nếu cho m gam hỗn hợp trên vào nước dư, thu được dung dịch Y, nếu cho 0,195 mol Na2SO4 vào Y thấy còn dư Ba2+, nhưng nếu cho 0,205 mol Na2SO4 vào Y thì SO42- còn dư. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định hai kim loại kiềm.

4. Cho 39,84 gam hỗn hợp X1 gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HNO3 đun nóng, thu được 0,2/3 mol NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y1 và 3,84 gam Cu. Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Y1, không có không khí, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và tìm giá trị của m.

Câu 2. (4,0 điểm)

1. Hoàn thành các phương trình phản ứng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Dẫn khí O3  vào dung dịch KI.                  

b) Dẫn khí H2S vào dung dịch FeCl3.

c) Trộn dung dịch KI với dung dịch FeBr3.  

d) Dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH.

e) Dẫn khí SO2  vào dung dịch KMnO4.       

g) Dẫn khí Cl2  vào dung dịch NaBr.

2. Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn trong mỗi trường hợp sau:

a) Cho Ba vào dung dịch NaHCO3.            

b) Cho từ từ CO2 đến dư qua dung dịch clorua vôi.

c) Cho NaAlO2 vào dung dịch NH4NO3

d) Cho Ba(HSO3)2 vào dung dịch KHSO4.

3. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08 gam muối rắn (N). Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Viết các phương trình phản ứng và xác định công thức của muối rắn (N).

4. Để 26,88 gam phôi Fe ngoài không khí một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit. Hòa tan hết X trong 288 gam dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch Y chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí, trong đó oxi chiếm 61,11% về khối lượng. Cô cạn Y, rồi nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 67,84 gam. Xác định nồng độ % Fe(NO3)3 trong  Y.

Câu 3. (4,0 điểm)

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình ion thu gọn trong các thí nghiệm sau:

a) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa AgNO3.

b) Cho KHS vào dung dịch CuCl2.

c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 1M, đun nóng nhẹ.

d) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và AlCl3.

2. Cho 37,2 gam hỗn hợp X1 gồm R, FeO và CuO  (R là kim loại hóa trị II, R(OH)2 không lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (dùng dư), thu được dung dịch A1, chất rắn B1 chỉ chứa một kim loại nặng 9,6 gam và 6,72 lít H2 (ở đktc). Cho dung dịch A1 tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm hai oxit. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và tìm R.

3. Viết phương trình phản ứng của axit salixilic lần lượt với: dung dịch NaOH; dung dịch NaHCO3; CH3OH, có mặt H2SO4 đặc, nóng; (CH3CO)2O, có mặt H2SO4 đặc, nóng.

4. X và Y là 2 axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MXY). Trộn  X và Y theo tỉ lệ mol 1:1, thu được hỗn hợp A. Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X. Cho Z vào A được hỗn hợp B. Để đốt cháy hoàn toàn 7,616 lít hơi B (ở đktc) phải dùng vừa hết 1,3 mol oxi. Phản ứng tạo thành 58,529 lít hỗn hợp khí K (ở 1270C và 1,2 atm) chỉ gồm khí CO2 và hơi nước. Tỉ khối của K so với metan là 1,9906.

a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên X, Y, Z. Biết rằng các chất này đều có mạch hở và không phân nhánh.

b) Tính khối lượng este tạo thành khi đun nhẹ hỗn hợp B như trên với một ít H2SO4 đậm đặc làm xúc tác, biết rằng hiệu suất của phản ứng là 75% và các este tạo thành có số mol bằng nhau.

Câu 4. (4,0 điểm)

1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

CH4 →  A →  B →  C  →  D →  E →  CH4.

Biết C là hợp chất hữu cơ tạp chức, D hợp chất hữu cơ đa chức.

2. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học: CH2=CH-CHO, C2H5CHO, CH3CH2OH, CH2=CH-CH2-OH, CH2=CH-COOH. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

3. Đốt cháy hết 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng oxi dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m.

4. Cho xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic, thu được axit axetic và 82,2 gam hỗn hợp rắn gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat. Để trung hòa 1/10 lượng axit tạo ra cần dùng 80 ml dung dịch NaOH 1M. Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp rắn thu được.

Câu 5. (4,0 điểm)

1. Ankađien A có công thức phân tử C8H14 tác dụng với dung dịch Br2 theo tỷ lệ mol 1: 1 sinh ra chất B. Khi đun A với dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng, sinh ra ba sản phẩm hữu cơ là CH3COOH, (CH3)2C=O, HOOC-CH2-COOH. Xác định công thức cấu tạo của A, B và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

2. Hỗn hợp R gồm 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp. Cho 20,8 gam R phản ứng tráng bạc, thu được tối đa 2 mol Ag. Nếu hiđro hóa hoàn toàn 10,4 gam R thành 2 ancol tương ứng là N và M (MN < MM), xúc tác H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 3,62 gam hỗn hợp ete. Biết hiệu suất phản ứng ete hóa N là 50%. Tính hiệu suất phản ứng ete hóa M.

3. Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX < MY), Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X, T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần dùng vừa đủ 0,59 mol O2, thu được khí CO2 và 0,52 mol nước. Biết 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Tính khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH.

4. Este A1 tạo bởi 2 axit cacboxylic X1, Y1 đều đơn chức, mạch hở và ancol Z1. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam A1 bằng dung dịch NaOH, thu được dung dịch B1. Cô cạn dung dịch B1, rồi nung trong NaOH khan dư, có xúc tác CaO, thu được chất rắn R1 và hỗn hợp khí K1 gồm 2 hiđrocacbon có tỉ khối so với O2 là 0,625. Dẫn khí K1 lội qua dung dịch nước brom dư thấy có 0,24 mol một chất khí thoát ra. Cho toàn bộ lượng chất rắn R1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,36 mol  khí CO2. Để đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam ancol Z1 cần dùng vừa đủ 0,105 mol O2, thu được CO2 và  nước có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11:6. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và tìm công thức cấu tạo của X1, Y1, Z1 và A1.

---(Nội dung phần đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1(2,0 điểm):

Trong ion Mn+ có tổng các hạt cơ bản là 80. Trong hạt nhân của M, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4.

1. Xác định tên nguyên tố và viết cấu hình electron của ion Mn+.

2. A là oxit của M, trong A tỉ lệ khối lượng giữa M và O là 2,625. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch KHSO4 loãng dư, được dung dịch B. Viết phương trình dạng ion xảy ra khi cho dung dịch B lần lượt tác dụng với các dung dịch và các chất sau: Br2/H2O, dung dịch KOH có mặt không khí, NaNO3, dung dịch KI.

Câu 2(2,0 điểm):

Hoàn thành các phản ứng:

C → A + B + NaCl + H2O

B + O→ C + H2O

C + AgNO3+ NH3 + H2O → D + NH4NO3 + 4Ag

D + NaOH → A + NH3 + H2O

Câu 3(2,0 điểm):

1. Nêu hiện tượng và viết phương  trình hóa học phản ứng xảy ra khi:

a. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.

b. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch KMnO4.

c. Cho đạm ure vào dung dịch nước vôi trong.

d. Sục khí H2S vào dung dịch hỗn hợp gồm (Br2, BaCl2).

2. Ở nhiệt độ không đổi, hằng số phân ly Ka của các chất: phenol, p-crezol, p-nitro phenol; 2,4,6-trinitro phenol (axit picric); glixerol là: 7,0.10-5; 6,7. 10-11; 1,28.10-10; 7,0. 10-8; 4,2.10-4.

a. Hãy viết công thức cấu tạo các chất trên và gán giá trị Ka vào các chất phù hợp?

b. Giải thích vì sao lại gán được như vậy?

Câu 4 (2,0 điểm):

1. Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được chất rắn C màu vàng và dung dịch D. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc.

Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

2. Cho dung dịch chứa 7,77 gam muối của axit cacbonic của kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 gam muối sunfat trung hòa của kim loại N hóa trị II, sau phản ứng hoàn toàn thu được 6,99 gam kết tủa. Hãy xác định công thức hai muối ban đầu (Giả sử sự thủy phân của các muối không đáng kể).

Câu 5 (2,0 điểm):

Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A hoặc B đều tạo CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 1,75 : 1. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam A hoặc B đều thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 1,76 gam O2 trong cùng điều kiện.

1. Xác định CTPT của A, B.

2. Cho 13,8 gam A phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư được 45,9 gam kết tủa. B không cho phản ứng này. A phản ứng với HCl cho sản phẩm trong đó có chất C, B không phản ứng với HCl. Chất C chứa 59,66% clo trong phân tử. C phản ứng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng chỉ thu được 2 dẫn xuất chứa halogen. Chất B làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu (2,0 điểm):

1.Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH

thu được 9,02 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2 (đktc), thu được 4,32 gam H2O. Tìm m?

2. Các chất hữu cơ trong sơ đồ chỉ chứa 2 nguyên tố. Biết khi đốt cháy hoàn toàn một trong các chất đó chỉ thu được khí làm xanh muối CuSO4 khan và đục nước vôi trong. Xác định các chất trong sơđồ, hoàn thành các phản ứng hóa học. Ghi rõ điều kiện nếu có (chỉ lấy sản phẩm chính).

Câu 7 (1,0 điểm):

Từ anđehit no, đơn chức, mạch hở A có thể chuyển trực tiếp thành ancol B và axit D tương ứng, từ B và D điều chế este E.

1.Viết các phương trình phản ứng và tính tỉ số khối lượng mol phân tử của E và A.

2.Đun nóng m gam E với lượng dư dung dịch KOH thì thu được m1 gam muối kali, còn với lượng dư dung dịch Ca(OH)2 sẽ cho m2 gam muối canxi. Biết m21. Tìm công thức A, B, D, E.

Câu 8 (2,0 điểm):

Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2 và Cu2S tan vừa hết trong 0,41 mol H2SO4 đặc nóng, sinh ra 0,365 mol khí SO2 và dung dịch A. Nhúng một thanh Fe nặng 50 gam vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Fe ra làm khô, cân nặng 49,8 gam và còn lại dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch HNO3 đặc dư thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch D. Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong dung dịch có thể thu được.

Câu 9 (3,0 điểm):

Đốt cháy hoàn toàn 1,31gam chất hữu cơ X chứa C, H, O có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, thu được 2,42 gam CO2 và 0,81 gam H2O.

Cho X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được muối natri của axit A và hỗn hợp B gồm hai ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng.Lấy 1,24 gam hỗn hợp B cho hóa hơi hoàn toàn thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,84 gam N2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khi cho cùng một lượng axit A như nhau phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 hoặc với Na thì thể tích khí CO2 thu được luôn luôn gấp 1,5 lần thể tích khí H2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

1. Xác định công thức phân tử của X.

2. Xác định công thức phân tử của các ancol trong B.

3. Giả sử A là hợp chất có thể phân lập được từ nguồn thực vật, A tương đối quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt được dùng trong việc pha chế nước giải khát có vị chua, hãy viết công thức cấu tạo của A, từ đó suy ra cấu tạo của X.

Câu 10 (2,0 điểm):

Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, NH3, SO2, N2. Ban đầu các ống nghiệm được úp trên các chậu nước (hình vẽ).

1. Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích.

2. Mực nước trong ống nghiệm ở chậu B thay đổi như thế nào (so với mực nước trong ống nghiệm của chậu B ban đầu) trong các trường hợp sau, giải thích:

Trường hợp 1: Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B.

Trường hợp 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu B.

Trường hợp 3: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch brom/H2O.

Trường hợp 4: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch brom/CCl4.

---(Nội dung phần đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu I. (1,75 điểm)

1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a. Au + NaCN + H2O + O2                                         

b. Pb + H2SO4 (đặc)

c. Cu2O + H2SO4 loãng                                                  

d. Fe2(SO4)3 + SnSO4

e. Fe3O4 + HI                                                              

f. CrCl3  + Br2 + NaOH  

g. KO2 + CO2                                                              

h. Na[Al(OH)4]    +  NH4Cl  

2. Oxit F (oxit lưỡng tính) có màu lục sẫm, khó nóng chảy, bền với nhiệt. F tác dụng được với H2SO4 (dư) đun nóng, tạo thành dung dịch G có màu xanh lục. Nhỏ dung dịch KOH vào G đến dư, thu được dung dịch H có màu xanh ve, thêm tiếp H2O2 được dung dịch I có màu vàng. Khi cho H2SO4 loãng vào I thu được dung dịch K có màu da cam. Nếu cho dung dịch KOH vào K thì lại thu được dung dịch I. Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra.

Câu II. (2,25 điểm)

1. Sắp xếp các chất sau theo thự tự tăng dần tính bazơ và giải thích:

CH3-CH(NH2)-COOH (I); CH3-CH2-CH2-NH2 (II); CHºC-CH2-NH2 (III); CH2=CH-CH2-NH2 (IV).

2. Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi sau: 

3. Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 chất hữu cơ đơn chức, bậc một (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Tìm giá trị của m?

Câu III. (2,0 điểm)

1. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch chứa x mol H2SO4 và y mol Al2(SO4)3. Khối lượng kết tủa (m gam) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch Ba(OH)2 (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Hãy xác định các giá trị x, y.

2. Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol Alanin, 1 mol Axit glutamic, 1 mol Lysin và 1 mol  Tyrosin. Cho X phản ứng với 1-flo-2,4-đinitrobenzen (kí hiệu ArF) rồi mới thủy phân thì thu được Ala, Glu, Lys và hợp chất p-HOC6H4CH2CH(NHAr)COOH. Mặt khác, nếu thủy phân X nhờ enzim cacboxipeptidaza thì thu được Lys và một tetrapeptit. Ngoài ra khi thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp sản phẩm có chứa các đipeptit Ala-Glu, Ala-Ala và Tyr-Ala.

a. Viết công thức cấu tạo dạng chủ yếu của mỗi amino axit trên ở pH = 1 và pH = 13.

b. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của pentapeptit X.

Câu IV. (2,0 điểm)

1. Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, thu được dung dịch X (không có muối amoni) và hỗn hợp khí B (gồm hai sản phẩm khử N+5). Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính C% mỗi chất tan trong dung dịch X?

2. Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este hai chức A (được tạo thành từ một axit hai chức và một hợp chất đơn chức) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi H2O và hỗn hợp X gồm hai muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối trên cần vừa đủ 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.

Câu V. (2,0 điểm)

1. Cho dung dịch A chứa FeCl3 0,01M. Giả thiết rằng, Fe(H2O)63+ (viết gọn là Fe3+) là axit một nấc với hằng số phân li là Ka=6,3.10-3.

a. Tính pH của dung dịch A.

b. Tính pH cần thiết để bắt đầu xảy ra sự kết tủa Fe(OH)3 từ dung dịch A.  Biết Fe(OH)3 có Ks= 6,3.10-38.

2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 10ml dung dịch axit axetic có pH=3 với 10ml dung dịch axit fomic có pH=3. Biết Ka của axit axetic và axit fomic lần lượt là 10-4,76 và 10-3,75.

---(Nội dung phần đáp án chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi chọn HSG tỉnh môn Hóa học 12 có đáp án chi tiết năm 2020 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, để xem toàn thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?