TRƯỜNG THPT TIÊN DU 1 | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. hidro hóa (có xúc tác Ni , t0 )
B. cô cạn ở nhiệt độ cao
C. làm lạnh
D. xà phòng hóa
Câu 2: Muốn chuyển hóa triolein thành tristearin cần cho chất béo tác dụng với chất nào sau đây?
A. dung dịch H2SO4 loãng
B. H2 ở nhiệt độ phòng
C. H2 ở nhiệt độ, áp suất cao, Ni làm xúc tác
D. dung dịch NaOH đun nóng
Câu 3: Triolein không phản ứng với chất nào?
A. H2 (Ni, to).
B. dd NaOH (to).
C. dd NaCl (to).
D. dd brom.
Câu 4: Chất béo để lâu bị ôi thiu là do thành phần nào bị oxi hóa bởi oxi không khí?
A. Gốc glixerol
B. Gốc axit no
C. Liên kết đôi trong chất béo
D. Gốc axit không no (nối đôi C=C)
Câu 5: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. glucozơ và glixetol.
B. xà phòng và glixetol.
C. xà phòng và ancol etylic.
D. glucozơ và ancol etylic.
Câu 6: Để điều chế xà phòng, người ta có thể thực hiện phản ứng
A. phân hủy mỡ.
B. đehiđro hóa mỡ tự nhiên.
C. axit béo tác dụng với kim loại.
D. thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở trong dung dịch kiềm thu được muối và ancol.
(2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và etanol (H2SO4 đặc), nguyên tử O của phân tử H2O có nguồn gốc từ axit.
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?
A. mở động vật chủ yếu chứa các axit béo no, tồn tại ở trạng thái rắn
B. dầu thực vật chủ yếu chứa các axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng
C. hiđro hóa dầu thực vật lỏng sẻ tạo thành các mở động vật rắn
D. chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. (C17H35COO)3C3H5 , (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi lần lượt là tristearin và triolein.
B. (C15H31COO)3C3H5 , (CH3COO)3C3H5 đều là chất béo.
C. Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
D. Trong công nghiệp, phần lớn chất béo được dùng để sản xuất xà phòng.
Câu 10: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 11: Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit béo C17H35COOH và C17H33COOH để thu chất béo có thành phần chứa hai gốc axit của hai axit trên. Số công thưc cấu tạo có thể có của chất béo:
A. 2
B. 3
C. 4
D.5
Câu 12. Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên ?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính khử.
B. tính oxi hoá và tính khử.
C. tính oxi hoá.
D. tính bazơ.
Câu 2: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+, K+.
B. Ca2+, Mg2+.
C. HCO3-, Cl-.
D. SO42-, Cl-.
Câu 3: Khí X thoát ra khi đốt than trong lò, đốt xăng dầu trong động cơ, gây ngộ độc hô hấp cho người và vật nuôi, do làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. X là
A. CO2.
B. SO2.
C. CO.
D. Cl2.
Câu 4: Mỗi este thường có mùi thơm đặc trưng, este isoamyl axetat có mùi
A. Chuối chín.
B. Hoa nhài.
C. Hoa hồng.
D. Dứa chín.
Câu 5: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe2O3.
B. Fe(OH)2.
C. FeO.
D. Fe3O4.
Câu 6: Cặp chất nào sau đây tác dụng dung dịch Br2, tạo kết tủa trắng?
A. Metyl amin và phenol
B. Anilin và glucozơ.
C. Metyl etyl amin và anilin.
D. Anilin và phenol.
Câu 7: Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất kết tủa. Chất Z là
A. NaHCO3.
B. CaCO3.
C. Ba(NO3)2.
D. AlCl3.
Câu 8: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III) ?
A. HNO3.
B. H2SO4.
C. FeCl3.
D. HCl.
Câu 9: Loại tơ thường để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là
A. Tơ capron
B. Tơ nilon-6,6
C. Tơ axetat
D. Tơ nitron.
Câu 10: Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây bệnh loãng xương?
A. Sắt.
B. Kẽm.
C. Canxi.
D. Photpho.
Câu 11: Trong y học, glucozơ là "biệt dược" có tên gọi là
A. Huyết thanh ngọt
B. Đường máu
C. Huyết thanh
D. Huyết tương
Câu 12: Thành phần chính của bột tecmit dùng để hàn đường ray xe hỏa gồm Al và chất nào sau đây?
A. Fe
B. Cu
C. Fe3O4
D. MgO
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,09.
B. 0,12.
C. 0,15.
D. 0,18.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
A. 25,86.
B. 26,40.
C. 27,70.
D. 27,30.
Câu 3. Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit cần dùng 0,1 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y gồm các triglixerit. Thủy phân hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và a gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 3,725 mol O2, thu được H2O và 2,65 mol CO2. Giá trị của a là
A. 40,84.
B. 42,16.
C. 44,20.
D. 43,10.
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 7,155 mol O2, thu được 4,710 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 118,35 gam X (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 150.
B. 135.
C. 120.
D. 240.
Câu 5: Trong các công thức sau, công thức nào không phải là công thức của chất béo ?
A. (C4H9COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C15H31COO)3C3H5
D. (C17H33COO)3C3H5
Câu 6: Axit nào sau đây là axit béo không no?
A. Axit stearic.
B. Axit axetic.
C. Axit acrylic.
D. Axit oleic.
Câu 7: Axit béo X có công thức phân tử là C18H36O2. Tên gọi của X là
A. Axit stearic.
B. Axit fomic.
C. Axit axetic.
D. Axit oleic.
Câu 8: Chất béo là sau đây là chất béo không no?
A. tripanmitin.
B. triolein.
C. tristearin.
D. triglixerit.
Câu 9: Tổng số liên kết trong một phân tử triolein
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 10. Mỡ động vật thường ở trạng thái rắn vì:
A. Chứa chủ yếu các gốc axit thơm
B. Chứa chủ yếu các gốc axit béo không no
C. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no
D. Không chứa gốc axit
Câu 11: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol.
B. glixerol.
C. ancol đơn chức.
D. este đơn chức.
Câu 12: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Tiên Du 1. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thêm tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: