Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng

TRƯỜNG THPT NGUYỄN NGỌC THĂNG

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Để hòa tan 7,2 gam một oxit sắt FexOy cần dùng 0,2 lít dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của oxit sắt là

A. FeO hay Fe3O4.               B. Fe3O4.                         C. Fe2O3.                         D. FeO.

Câu 2: Khối lượng bột nhôm cần dùng để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm là

A. 20,250 gam.                     B. 35,695 gam.                C. 40,500 gam.                D. 81,000 gam.

Câu 3: Cho Fe phản ứng với 400 ml HNO3 1M sinh ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối tạo thành sau khi phản ứng hoàn toàn là

A. 27,0 gam.                         B. 24,2 gam.                    C. 36,3 gam.                    D. 18,0 gam.

Câu 4: Cho 5,2 gam Cr tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là

A. 3,36.                                B. 6,72.                            C. 4,48.                            D. 2,24.

Câu 5: Phương pháp phân biệt mỗi cặp chất nào dưới đây là đúng ?

A. Phân biệt AlCl3 và  ZnCl2 bằng dung dịch NaOH

B. Phân biệt dung dịch BaCl2 và dung dịch CaCl2 bằng Na2CO3

C. Phân biệt khí CO2 và SO2 bằng nước brom

D. Phân biệt khí CO2 và SO2 bằng nước vôi trong dư.

Câu 6: Hoà tan 6,72 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì được 0,18 mol SO2 . Kim loại M là

A. Cu                                    B. Fe                                C. Zn                               D. Al

Câu 7: Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi có chứa 0,05 mol Ca(OH)2, thu được 4 gam kết tủa. Số mol CO2 cần dùng là

A. 0,04 mol                                                              B. 0,05 mol

C. 0,04 mol hoặc  0,06 mol                                     D. 0,05 mol  hoặc 0,04 mol

Câu 8: Cho Fe vào dung dịch AgNO3 , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có chứa

A. Fe(NO3)2, AgNO3.                                                  B. Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.                                 D. Fe(NO3)3, AgNO3.

Câu 9: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi sục không khí vào cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 1,72 gam.                         B. 2,06 gam.                   C. 1,03 gam.                   D. 0,86 gam.

Câu 10: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, FeCl3, AlCl3, CrCl3. Nếu thêm dung dịch NaOH loãng dư vào 4 dung dịch trên, rồi sau đó thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào nữa thì sau cùng số kết tủa thu được là:

A. 0.                                     B. 1.                                 C. 2.                                 D. 3.

Câu 11: Cho 9,6 gam Cu vào dung dịch chứa 0,5 mol KNO3 và 0,2 mol H2SO4. Số mol khí thoát ra là:

A. 0,5 mol                            B. 0,2 mol                        C. 0,15 mol                      D. 0,1 mol

Câu 12: Kim loại được dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng thép, vỏ đồ hộp đựng thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp và không độc hại là

A. Zn.                                  B. Ni.                               C. Sn.                              D. Pb.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Quá trình nào sau đây , ion Na+ không bị khử?        

A. Điện phân NaCl nóng chảy                                C. Điện phân dung dịch NaCl

B. Điện phân NaOH nóng chảy                              D. Điện phân  Na2O nóng chảy

Câu 2: Câu nào sau đây nói về nước cứng là không đúng ?

A. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ , Mg2+

B. Nước không chứa hoặc chứa rất ít ion Ca2+ , Mg2+ là nước mềm

C. Nước cứng có chứa một trong hai ion Cl- và SO42- là nước cứng tạm thời

D. Nước cứng có chứa đồng thời HCO3- và SO42- hoặc Cl- là nước cứng toàn phần

Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là cấu hình electron của nhôm ?

A. 1s22s22p63s3                                                    B. 1s22s22p63s23p1         

C. 1s22s22p63s23p2                                               D. 1s22s22p63s2    

Câu 4: Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội ?

A. Al, Fe, Cr                    B. Al, Cu, Zn                      C. Al, Fe, Cu                     D. Al, Fe, Mg

Câu 5: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ ?

A. Al                                B. Fe                                  C. Cu                                D. Zn

Câu 6: Để bảo quản kim loại kiềm cần :

A. Ngâm chúng vào nước                        

B. Ngâm chúng trong dầu hỏa

C. Giữ chúng trong lọ đậy nắp kín           

D. Ngâm chúng trong ancol  

Câu 7: Cho 13,5 g nhôm tác dụng với dung dịch NaOH dư , thể tích khí thoát ra ( đktc) ?         

A. 11,2 lít                          B. 22,4lít                        C. 16,8 lít                          D. 33,6 lít

Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron lớp ngoài cùng là

A. 1                                  B. 3                                C. 2                                   D. 2 và 3

Câu 9: Fe có số hiệu là 26 , ion Fe3+ có cấu hình e là :

A. [Ar]3d64s2                  B. [Ar]3d6                        C. [Ar]3d34s2                   D. [Ar]3d5

Câu 10: Sắt có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây ?

A. AlCl3                                  B. FeCl3                                  C.FeCl2                                    D. MgCl2

Câu 11: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng toàn phần?

A.NaCl                          B.H2SO4                                 C.Na2CO3                               D.KNO3

Câu 12: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do :

A. Nhôm là kim loại kém hoạt động     

B. Có màng nhôm oxit bền bảo vệ

C. Có màng nhôm hidroxit bền bảo vệ  

D. có tính thụ động với không khí và nước

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần của tính khử ?

A. Al, Mg, Ca, K        B. K, Ca, Mg, Al              C.Al, Mg, K,Ca        D. Ca, K, Mg, Al

Câu 2: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại kiềm , thu được 0,896 lít khí ( đktc) và 3,12 g kim loại . Công thức của muối là :

A. LiCl                      B. NaCl                         C. KCl                         D. RbCl

Câu 3: Kim loại nào sau đây cứng nhất ?

A. Fe                       B. Cr                                C. Cu                         D. Zn

Câu 4: Fe có số hiệu là 26 , ion Fe3+ có cấu hình e là :

A.[Ar]3d64s2                 B.[Ar]3d6                            C.[Ar]3d34s2                      D.[Ar]3d5

Câu 5: Sắt có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây ?

A. AlCl3                      B. FeCl3                       C. FeCl2                     D. MgCl2

Câu 6: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước cứng toàn phần ?

A. NaCl                      B. H2SO4                    C. Na2CO3                   D. KNO3

Câu 7: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do :

A. Nhôm là kim loại kém hoạt động     

B. Có màng nhôm oxit bền bảo vệ

C. Có màng nhôm hidroxit bền bảo vệ  

D. có tính thụ động với không khí và nước

Câu 8: Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2 . Khối lượng kết tủa thu được là :

A. 10g                     B. 15g                     C. 20g                         D. 25 g

Câu 9:Cách nào sau đây thường dùng điều chế kim loại Ca

A. Điện phân dung dịch CaCl2                  C. Cho Ba tác dụng với dung dịch CaCl2

B. Điện phân CaCl2 nóng chảy                 D. Dùng Al khử CaO ở nhiệt độ cao

Câu 10: Trong những chất sau , chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính ?

A. Al(OH)3             B. Zn(OH)2                C.Cr(OH)3              D. Fe(OH)3

Câu 11: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ :

A. Có kết tủa trắng                                           C. Có kết tủa trắng và bọt khí

B. Có bọt khí thoát ra                                       D. Không có hiện tượng gì

Câu 12: Cation M+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2p6 . Vậy M là :  

A. Na                         B. K                             C. Cu               D. Ag

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể thử sức với hình thức trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?