Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Đông Du

TRƯỜNG THPT ĐÔNG DU

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng:

C6H12O6 → X → Y → T (+ CH3COOH) → C6H10O4

Nhận xét nào về các chất X, Y và T trong sơ đồ trên là đúng?

A. Chất X không tan trong H2O.                     

B. Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn nhiệt độ sôi của X.

C. Chất Y phản ứng được với KHCO3 tạo khí CO2

D. Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Câu 2: Cho hỗn hợp Q(0,6 mol Fe; 0,2 mol Mg) vào một dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4(l) thu được dung dịch X. Cho tiếp vào dung dịch X 0,15 mol HNO3và 0,05 mol HCl sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO(là sản phẩm giảm số oxi hóa duy nhất của N). Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa tạo ra có giá trị là:(biết các phản ứng hoàn toàn).

A. 172,3gam                           B. 184gam                               C. 246,4gam                           D. 280,4gam.

Câu 3: Có các nhận xét sau về C và hợp chất của nó:

1; Ở nhiệt độ cao C có thể phản ứng được với CaO, Fe2O3.

2; Ở nhiệt độ cao cả khí CO, NH3 và H2 đều có thể khử CuO về Cu.

3; Có thể thu được khí CO2 bằng cách nung hỗn hợp gồm C6H12O6 và CuO ở nhiệt độ cao.

4; Dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm có môi trường bazơ.

5; BaCO3 có thể hòa tan được vào dung dịch HNO3, dung dịch KOH và dung dịch C2H5OH.

Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:

A. 2                                         B. 3                                         C. 4                                         D. 5

Câu 4: Có các thí nghiệm sau:                       

1; Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3                

2; Cho anilin vào dung dịch Br2                     

3; Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2               

4; Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3          

5; Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng, tạo kết tủa là

 A. 1                                        B. 2                                         C. 3                                         D. 4  

Câu 5: X,Y là hai hợp chất hữu cơ cùng chức. Chất X tan tốt trong H2O, chất Y phản ứng với dung dịch KMnO4(loãng,lạnh) thu được ancol (E). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% đến phản ứng hoàn toàn, thu được a gam kết tủa và x gam dung dịch Q. Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% đến phản ứng hoàn toàn, thu được a gam kết tủa và y gam dung dịch P.

Giá trị tương ứng của x và y là

A. 188,3 và 201,4                   B. 193,2 và 201,4                    C. 193,2 và 198,9                   D. 188,3 và 198,9    

Câu 6: Cho một hỗn hợp gồm 1,2 mol Zn; 0,3 mol Fe vào một dung dịch chứa b mol CuSO4 đến khi phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 94,4 gam kim loại. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH loãng, dư , thu được a gam kết tủa(a>0). Giá trị của a là:

A.18                                        B. 9                                         C. 13,5                                    D. 22,3

Câu 7: Có thể có bao nhiêu hexapeptit mà trong phân tử chứa 3 mắt xích alanin, 2 mắt xích glyxin và 1 mắt xích valin, có đầu N là alanin và đuôi C là valin?

A. 4                                         B. 5                                         C. 6                                         D. 7

Câu 8: Hai chất nào sau phản ứng với dung dịch HCl đặc thu được khí Cl2 ?

A. MnO2; CuO                               B. MnO2; CaOCl2                   C. HNO3; MnO2                     D. Fe2O3; PbO2

Câu 9: Cho khí CO lấy dư đi qua một ống chứa (0,4 mol Fe3O4; 0,2 mol Al2O3; 0,3 mol K2O; 0,4 mol CuO) nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x gam chất rắn trong ống. Giá trị của x là

A. 141,4                                  B.154,6                                   C.166,2                                   D. 173,1

Câu 10: Trong các kim loại Cu; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là:

A. 2                                         B.3                                         C.4                                          D. 6

Câu11: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (màng ngăn điện cực trơ) là

A. Cu, O2 và HNO3                 B. CuO,H2 và NO2                  C. Cu,NO2 và H2                    D. CuO,NO2 và O2

Câu 12: Chất vô cơ X trong thành phần chỉ có 2 nguyên tố. X không tan được vào H2O và dung dịch HCl. Đốt cháy X trong O2 ở nhiệt độ cao được khí Y. Khí Y tác dụng với dung dịch brom được chất Z. Z phản ứng với dung dịch BaCl2 thu được chất Q. Q không tan được vào dung dịch HNO3.

Các chất X,Y,Z theo thứ tự tương ứng là:

A. Fe3C, CO; BaCO3              B. CuS, H2S, H2SO4               C. CuS, SO2, H2SO4               D. MgS, SO2; H2SO4

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Ag bằng dung dịch HNO3, thu được V lít NO2 (đktc) (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là

A. 1,12.                                B. 2,24.                         C. 3,36.                           D. 0,10.

Câu 2: Kim loại Cu không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. H2SO4 đặc.                       B. HCl.                         C. FeCl3.                         D. AgNO3.

Câu 3:  aminoaxit X mạch hở(trong phân tử chỉ chứa nhóm chức - NH2 và nhóm -COOH. 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch HCl 1M. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào 250 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% , sau hấp thụ thu được 27,58 gam kết tủa và 245,82 gam dung dịch Q. Giá trị của a là

A. 11,44                      B. 9,63                          C. 12,35                          D. 10,68             

Câu 4 : Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. Na2S.                               B. SO3.                         C. SO2.                           D. H2S.

Câu 5: Dung dịch X và dung dịchY là các dung dịch HCl với nồng độ mol tương ứng là C1 và C2 (Mol/lít), trong đó C1 > C2. Trộn 150 ml dung dịch X với 500 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Để trung hòa 1/10 dung dịch Z cần 10 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1 M và Ba(OH)2 0,25 M. Mặt khác lấy V1 lít dung dịch X chứa 0,05 mol HCl trộn với V2 lít dung dịch Y chứa 0,15 mol HCl thu được 1,1 lít dung dịch.

Giá trị của C1 và C2 tương ứng là:

A. 0,5 và 0,15                B. 0.6 và 0,25                C. 0.45 và 0,10               D. 1/11 và 3/11

Câu 6: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.                          B. Muối ăn.                   C. Nước.                         D. Xút.

Câu 7: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, K trong công nghiệp là

A. điện phân dung dịch.                                             B. nhiệt luyện.

C. thủy luyện.                                                            D. điện phân nóng chảy.

Câu 8: Hấp thụ hết 8,96 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 400 ml dung dịch X. Lấy 200 ml dung dịch X cho từ từ vào 600 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 5,376 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là

A. 0,3.                         B. 0,2.                           C. 0,1.                              D. 0,12.

Câu 9: Hòa tan hết 2,3 gam Na vào 300 ml dung dịch HCl 0,2 M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,21                      B. 8,61                          C. 13,61                           D. 13,25

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?

A. NaCl được dùng để điều chế NaOH, Cl2 trong công nghiệp.

B. Nước Javen có thành phần là NaCl, NaClO.

C. Trong tự nhiên, các halogen chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.

D. Phương pháp sunfat có thể dùng để điều chế HCl, HNO3.

Câu 11:  Có các thí nghiệm sau:

1: Cho phenol vào dung dịch Br2                             2: Cho anilin vào dung dịch Br2

3: Cho phenol vào dung dịch HCl                            4: Cho axit axetic vào dung dịch KNO3

5: Cho axit axetic vào dung dịch kali phenolat

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là

A. 1                               B. 2                               C.  3                                 D. 4      

Câu 12: Chất nào sau khi phản ứng với dung dịch KOH tạo ra muối và anđehit?

A. etyl fomat                 B. metyl axetat             C. phenyl butirat              D.  vinyl benzoat     

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trong dân gian, người ta sản xuất (nấu) rượu theo phương pháp truyền thống bằng phương pháp lên men tinh bột. Sơ đồ lên men như sau: Tinh bột   → glucozơ   rượu (ancol) etylic

Tính khối lượng rượu nguyên chất thu được khi đi từ 0,81 tấn tinh bột; biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%.

A. 0,23 tấn             B. 0,184 tấn                C. 0,46 tấn                  D. 0,368 tấn

Câu 2: Đây là kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe?

A. đồng                  B. sắt tây                     C. bạc                          D. sắt

Câu 3: X có công thức cấu tạo CH2 = CH - COOCH3. Tên gọi của X là:

A.  metyl acrylat     B.  metyl axetat           C.  vinyl axetat           D.  metyl fomat

Câu 4: Người ta tiến hành điện phân 200ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực Anot làm bằng kim loại Đồng trong thời gian 2 giờ 8 phút 40 giây, với cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5A. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Màu xanh của dung dịch sau điện phân không đổi

B. Màu xanh của dung dịch bị nhạt dần và đến mất màu hoàn toàn

C. Ở điện cực catot đã xảy ra điện phân nước

D. Ion Đồng bị điện phân ở anot

Câu 5: Khi  đun  nóng  chất  X  có  công  thức  phân  tử  C3H6O2   với  dung  dịch  NaOH  thu  được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là:

A.  CH3COOC2H5                         B.  CH3COOCH3

C.  HCOOC2H5                             D.  C2H5COOH

Câu 6: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là:

A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3

B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3

C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2

D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5

Câu 7: Cho các ion sau: Ca2+; Cu2+; Fe2+; Fe3+; Ag+. Tính oxi hóa xếp theo chiều giảm dần là:

A. Ag+; Fe3+ ; Cu2+; Fe2+; Ca2+                   B. Ag+; Cu2+; Fe3+ ; Fe2+; Ca2+ 

C. Ag+; Fe3+ ; Fe2+; Cu2+; Ca2+                   D. Ca2+; Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+ ; Ag+

Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao, khi có mặt không khí thu được chất rắn là:

A.  Fe                     B.  FeO                       C.  Fe2O3                    D.  Fe3O4

Câu 9: Khối lượng dung dịch HCl 7,3% cần để tác dụng hết với 4,5 gam etylamin là:

A. 3,65 gam            B. 36,5 gam                 C. 7,3 gam                  D. 50 gam

Câu 10: Làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 3,52 gam oxi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức thích hợp của X là:

A. C3H4O2             B. C4H8O2                  C. C4H6O2                  D. C3H6O2

Câu 11: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là:

A. FeO                   B. FeCO3                  C. FeS2                       D. FeS

Câu 12: Để sản xuất ra poli(vinyl clorua) hay còn gọi là PVC trong công nghiệp, người ta tiến hành trùng hợp vinyl clorua. Tính khối lượng xấp xỉ của monome ban đầu cần lấy để sản xuất được 10,0 tấn PVC (biết hiệu suất sản xuất đạt 75%)?

A. 7,5 tấn               B. 10,0 tấn                  C. 13,3 tấn                  D. 75 tấn

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Đông Du, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?