TRƯỜNG THPT YÊN HƯNG | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 2 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Phân tử khối trung bình một đoạn mạch PVC là 15200. Số mắc xích gần đúng trong đoạn mạch PVC đó là
A. 240 B. 323 C. 260 D. 243
Câu 2: Số đồng phân amin bậc II có công thức phân tử C4H11N là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 3: Đun nóng 21,7 gam tripeptit Ala – Gly – Ala với 500 ml dung dịch KOH 1M đến hoàn toàn thu được ddA. Cô cạn dd A, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 47,9 gam B. 49,7 gam C. 40,5 gam D. 36,7 gam
Câu 4: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. nilon-6,6. B. polistiren. C. polietilen. D. poli(vinyl clorua).
Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây là quỳ tím chuyển sang màu xanh ?
A. glyxin B. alanin C. valin D. lysin
Câu 6: Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu
A. đỏ. B. đen. C. tím. D. vàng.
Câu 7: Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm cacboxyl ?
A. Lysin. B. Axit Glutamic. C. Alanin. D. Valin.
Câu 8: Cho 15 gam axit aminoaxetic tác dụng vừa đủ với dd NaOH. Khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14, Na= 23)
A. 16,3 gam. B. 19,4 gam. C. 15,3 gam. D. 17,2 gam.
Câu 9: Hợp chất CH3 – NH – CH3 có tên gọi là
A. metylamin B. etylamin C. đimetylamin D. propylamin
Câu 10: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin.
Câu 11: Số đồng phân amino axit ứng với CTPT C3H7O2N là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin A (chứa C, H, N) bằng một lượng không khí vừa đủ (giả thiết trong không khí có 80% thể tích N2 , còn lại là O2) thu được 17,6 gam CO2; 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2(đktc). Giá trị của m là
A. 6 gam B. 15 gam C. 12 gam D. 9 gam
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Este metyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. CH2=CHCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 2: Chất X có CTPT C4H8O2. Khi cho X tác dụng với ddKOH (to) thì thu được chất Y có công thức C3H5O2K. Công thức cấu tạo của chất X là
A. HCOOC3H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H7.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ X , Y (MX < My) tác dụng vừa đủ với 150 ml NaOH 1M đun nóng thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối (R1COONa và R2COONa) và ancol R’OH (trong đó R1, R2, R’ là các gốc hidrocacbon, tổng số cacbon trong R1 và R’ bằng số cacbon trong R2). Cho ancol thu được tác dụng với K dư thu được 1,68 lit H2 (đktc).
Đốt cháy hoàn toàn 5,42 gam A trong oxi vừa đủ rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua: bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2, thấy khối lượng bình 1 tăng 4,14 gam; bình 2 có 16 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm đi 3,68 gam. Mặt khác, cho 10,84 gam A tác dụng với lượng KOH vừa đủ thu được 10,64 gam hỗn hợp muối. Số chất Y thỏa mãn là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Este và axit là đồng phân nhóm chức của nhau.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
Câu 5: Triolein có công thức là
A. (C15H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H33OOC)3C3H5.
Câu 6: Hỗn hợp Y gồm etyl axetat, metyl fomat, đimetyl oxalat. m gam Y phản ứng vừa đủ với 200 KOH 3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam Y cần dùng 30,24 lit khí oxi (đktc), thu được x mol CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của x là:
A. 1,35 B. 0,5 C. 0,6 D. 0,9
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 17,6 gam este X (tạo ra từ axit và ancol đều đơn chức, mạch hở) cần100 ml ddKOH 2M thu được 9,2 gam một ancol Y. Tên gọi của X là
A. etyl propionat. B. etyl axetat. C. propyl axetat. D. etyl fomat.
Câu 8: Cho 10,4 gam một hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 168 gam ddKOH 5%. %m của etyl axetat trong X là
A. 88%. B. 57,7%. C. 42,3%. D. 22%.
Câu 9: Chất có phản ứng tráng gương (tráng bạc) là
A. Glucozơ. B. CH3COOH. C. Tinh bột. D. Sobitol.
Câu 10: Chất nào sau đây không có trong lipit?
A. Chất béo. B. Steroit. C. Dầu hỏa. D. Sáp.
Câu 11: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 3,64 gam sobitol với hiệu suất 100% là
A. 2,88 gam. B. 3,64gam. C. 4,5 gam. D. 3,60 gam.
Câu 12: Để chứng minh trong phân tử của fructozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. H2 (Ni, to).
C. kim loại Na.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
A. Manhetit chứa Fe2O3. B. Pirit sắt chứa FeS2 .
C. Hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O D. Xiđerit chứa FeCO3.
Câu 2: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 108,0. B. 67,5. C. 54,0. D. 75,6.
Câu 3: Để luyện được 500 tấn thép cacbon (thành phần gồm Fe và C) chứa 1,4% C, cần dùng x tấn quặng hematit đỏ chứa 0% tạp chất trơ. Hiệu suất quá trình là 75%. Giá trị của x là
A. 939,05. B. 528,21. C. 1878,10. D. 1056,43
Câu 4: Hỗn hợp X gồm: Al, Al2O3, Al(OH)3. X tan hoàn toàn trong
A. H2SO4 đặc, nguội, dư B. dd NaOH dư. C. dd CuCl2 dư. D. HNO3 đặc, nguội
Câu 5: Cho phản ứng sau : a Al + b HNO3 ® c Al(NO3)3 + d N2O + e H2O. Sau khi cân bằng, tổng giá trị của (a+b+d) là
A. 41. B. 23. C. 25. D. 14.
Câu 6: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43.
Câu 7: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. Nhôm là kim loại thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội.
B. Nhôm có tính dẫn điện tốt.
C. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
D. Có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
Câu 8: Công thức hoá học của phèn Fe - Na là
A. Na2SO4.2Fe2(SO4)3.24H2O. B. 2Na2SO4.FeSO4.24H2O.
C. NaFe(SO4)2.12H2O. D. K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O.
Câu 9: Fe phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NaOH; C; CuCl2; Cl2. B. H2SO4 (đặc, nguội); FeCl3. C. HNO3; S. D. Al2O3; HNO3 đặc
Câu 10: Quặng nào sau đây là tốt nhất để luyện Gang?
A. Fe2O3. B. FeS2. C. Fe2O3.nH2O . D. Fe3O4.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính. B. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
C. AlCl3, Al2O3 đều là chất lưỡng tính. D. Al(OH)3 tan trong dung dịch NH3 dư.
Câu 12: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. 2K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút lần 2 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Yên Hưng, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các em cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: