TRƯỜNG THPT THẢO NGUYÊN | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3.
B. HCOOC2H5.
C. HCOOCH=CH2.
D. HCOOCH3.
Câu 2: Este metyl acrilat có công thức là
A. CH3COOCH3.
B. CH3COOCH=CH2
C. CH2=CHCOOCH3.
D. HCOOCH3.
Câu 3: Este benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài là este nào sau đây?
A. C6H5CH2COOCH3
B. C6H5COOCH3
C. CH3COOC6H5
D. CH3COOCH2C6H5
Câu 4: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein
B. tristearin
C. tripanmitin
D. stearic
Câu 5: Chất nào dưới đây không phải là este ?
A. HCOOC6H5.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOH.
D. CH3COOCH3.
Câu 6: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường axit.
A. Phản ứng thuận nghịch
B. Phản ứng xà phòng hoá
C. Phản ứng không thuận nghịch
D. Phản ứng cho nhận electron
Câu 7: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 8: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 9: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
B. Dung dịch NaOH (đun nóng).
C. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
D.Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
Câu 10: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 11: Có bao nhiêu chất hữu cơ đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH?
A.5
B.3
C.4
D.6
Câu 12: Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dd NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. CTCT của X là:
A. HCOOC3H7
B. C2H5COOCH3
C. CH3COOC2H5
D. HCOOC3H5
Câu 13: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. hidro hóa (có xúc tác Ni , t0 )
B. cô cạn ở nhiệt độ cao
C. làm lạnh
D. xà phòng hóa
Câu 14: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. CH3COOC2H5.
B. C4H9OH.
C. C6H5OH.
D. C3H7COOH.
Câu 15: Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm:
A. 2 muối và 2 ancol
B. 2 muối và 1 ancol
C. 1 muối và 2 ancol
D. 1 muối và 1 ancol
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Phản ứng với chất nào sau đây có thể chuyển hoá glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau?
A. Phản ứng H2 /Ni,t0.
B. Phản ứng với Cu(OH)2.
C. Phản ứng với dd AgNO3.
D. Phản ứng với Na.
Câu 2: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. tinh bột.
B. saccarozơ.
C. xenlulozơ.
D. protein.
Câu 3: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
A. với axit H2SO4.
B. với kiềm.
C. với dd iôt.
D. thuỷ phân.
Câu 4: Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là
A. cấu trúc mạch phân tử.
B. phản ứng thuỷ phân.
C. độ tan trong nước.
D.phản ứng este hóa.
Câu 5: Trong phân tử của các gluxit luôn có
A. nhóm chức ancol.
B. nhóm chức anđehit.
C. nhóm chức axit.
D. nhóm chức xeton.
Câu 6: Saccarozơ có thể tác dụng được với chất nào sau đây?N(1) H2/Ni, t0; (2) Cu(OH)2; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) CH3COOH (H2SO4 đặc). Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án sau
A. (1), (2).
B. (2), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (4).
Câu 7: Cặp dung dịch nào sau đây có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ?
A. Glucozơ và ancol etylic
B. Anđehit axetic và glixerol
C. Axit axetic và saccarozơ
D. Glixerol và propan-1,3-điol
Câu 8: Đun nóng dd chứa 27g glucozơ với dd AgNO3/NH3 dư thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 g.
B. 10,8 g.
C. 21,6 g.
D. 32,4 g.
Câu 9: Đem 2 kg glucozơ có lẫn 10% tạp chất, lên men ancol, hiệu suất 70%. Cho biết etanol có khối lượng riêng là 0,79 g/ml. Thể tích ancol 400 có thể điều chế được do sự lên men trên là
A. 0,33 lít.
B. 1,23 lít.
C. 2,04 lít.
D. 2,50 lít.
Câu 10: Tráng bạc hoàn toàn một dd chứa 54 g glucozơ bằng dd AgNO3 /NH3 có đun nóng nhẹ. Lượng Ag phủ lên gương có giá trị
A. 64,8 g.
B. 70,2 g.
C. 54,0 g.
D. 92,5 g.
Câu 11: Bằng phương pháp lên men ancol từ glucozơ ta thu được 0,1 lít ancol êtylic (khối lượng riêng 0,8g/ml). Biết hiệu suất lên men 80%. Khối lượng glucozơ đã dùng là
A. 185,60 g.
B. 190,50 g.
C.195,65 g.
D. 198,50 g.
Câu 12: Cho m g glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dd nước vôi trong dư thì thu được 20g kết tủa. Giá trị của m là
A. 22,5
B. 45
C. 25,5
D. 45,5
Câu 13: Thể tích dd HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)
A. 70 lít.
B. 49 lít.
C. 81 lít.
D. 55 lít.
Câu 14: Lên men m g glucozơ với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dd Ca(OH)2 thu được 10 g kết tủa và khối lượng dd giảm 3,4 g. Giá trị của m là
A. 30.
B. 15.
C. 17.
D. 34.
Câu 15: Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 200 gam kết tủa, đun nóng dung dịch nước lọc thu được thêm 200 gam kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 75%. Khối lượng m đã dùng là
A. 860 gam
B. 880 gam
C. 869 gam
D. 864 gam
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Chất hữu cơ X mạch hở có dạng (R, R’là các gốc hidrocacbon), thành phần % về khối lượng của Nito trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được andehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành andehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch trong thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:
A. 5,34
B. 2,67
C. 3,56
D. 4,45
Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có công thức . Khi cho 12,4 gam X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,48 lít (đktc) khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 13,4
B. 17,4
C. 17,2
D. 16,2
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 3 peptit A,B,C đều mạch hở có tổng khối lượng là m và có tỷ lệ số mol là . Thủy phân hoàn toàn X thu được 60 gam Glyxin; 80,1 gam Alanin và 117 gam Valin. Biết số liên kết peptit trong C, B, A theo thứ tự tạo nên 1 cấp số cộng có tổng là 6. Giá trị của m là:
A. 256,2
B. 262,5
C. 252,2
D. 226,5
Câu 4: Chất A có phần trăm các nguyên tố C, H, N, O lần lượt là còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 100g/mol. A vừa tác dụng với dd NaOH vừa tác dụng với dd HCl, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Công thức cấu tạo của A là
Câu 5: Cho các chất: glucozo; saccarozo; tinh bột; metyl fomat; xenlulozo; fructozo. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo sản phẩm tác dụng với Cu(OH)2 và tráng bạc là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 6: Thực hiện lên men ancol từ glucozo (H = 80%) được etanol và khí CO2. Dẫn khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40g kết tủa. Lượng glucozo ban đầu là:
A. 45g
B. 36g
C. 28,8g
D. 43,2g
Câu 7: Chất hữu cơ X có công thức phân tử tác dụng với dung dịch NaOH (đung nóng) theo phương trình phản ứng:
Để oxi hóa hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đung nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là:
A. 118 đvC
B. 44 đvC
C. 58 đvC
D. 82 đvC
Câu 8: Để đốt cháy hết 1,62 gam hỗn hợp hai este mạch hở, đơn chức, no đồng đẳng kế tiếp cần vừa đủ 1,904 lít Oxi (đktc). CTPT hai este là
Câu 9: E là este mạch không nhánh chỉ chứa C, H, O, không chứa nhóm chức nào khác. Đun nóng một lượng E với 150ml dung dịch NaOH 1M đến kết thúc phản ứng. Để trung hòa dung dịch được cần 60ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa được 11,475 gam hỗn hợp hai muối khan và 5,52 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Công thức cấu tạo của este là
A. \({C_2}{H_5} - COO - {C_2}{H_5}\)
B. \(C{H_3}C{H_2}C{H_2} - OOC - C{H_2}C{H_2}COOC{H_3}\)
C. \(HCOOC{H_3}\;va \,C{H_3}COO{C_2}{H_5}\)
D. \(C{H_3} - C{H_2} - OOC - C{H_2}COOC{H_3}\)
Câu 10: Tính thể tích dung dịch cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozo tạo 29,7 kg xenlulozo trinitrat.
A. 15,00 lít
B. 1,439 lít
C. 24,39 lít
D. 12,952 lít
Câu 11: Nhúng quỳ tím vào dung dịch nào sau đây, quỳ tím có màu hồng:
A. ClH3N-CH2-CH2-COOH
B. H2N-CH2-COONa
C. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH
D. CH3-CH(NH2)-COOH
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một α - aminoaxit thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 8 : 9. Công thức cấu tạo có thể có của X là :
A. CH3CH(NH2)COOH
B. CH3CH2CH(NH2)COOH
C. H2N[CH2]3COOH
D. CH3[CH2]3CH(NH2)COOH
Câu 13: Cho 10,3 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của aminoaxit là:
A. H2N-C3H6-COOH
B. H2N-(CH2)4CH(NH2)-COOH
C. H2N-C2H4-COOH
D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH
Câu 14: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
A. 43,00 gam.
B. 44,00 gam.
C. 11,05 gam.
D. 11,15 gam.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Chất béo
B. Tinh bột
C. Xenlulozơ
D. Protein
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn Bộ 3 đề kiểm tra 45 phút lần 1 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Thảo Nguyên, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể thử sức với hình thức trắc nghiệm online tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!