TRƯỜNG THPT BẮC NHO QUAN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Vị trí bạc trong bảng tuần hoàn là
A. nhóm IB, chu kỳ 5, ô số 47. B. nhóm IB, chu kỳ 5, ô số 37.
C. nhóm IIB, chu kỳ 5, ô số 48. D. nhóm IIB, chu kỳ 5, ô số 38.
Câu 2: Điều nào sau đây sai khi nói về bạc?
A. Có số oxi hóa 0, +1, +2 ,+3. B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất.
C. Là kim loại nặng hơn đồng. D. Mềm, dẻo, có mầu trắng.
Câu 3: Bạc kim loại có thể tác dụng được với dãy dung dịch nào sau đây?
A. Các dung dịch axit HCl, H2SO4, HNO3 đặc, nóng.
B. Các dung dịch axit HCl, H2SO4, HNO3 để ngoài không khí.
C. Các dung dịch axit H2S, HCl để ngoài không khí, các dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc, nóng.
D. Các dung dịch axit H2SO4, HNO3 đặc, nóng; Các dung dịch axit H2S, HCl để ngoài không khí.
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của bạc?
A. Dùng làm kim loại, trang sức, đồ trang trí.
B. Chế tạo một số linh kiện trong kỹ thuật vô tuyến.
C. Làm một số chi tiết máy cần độ chịu lực cao.
D. Chế tạo ăcquy.
Câu 5: Vị trí của Au và oxi hóa của Au trong hợp chất là
A. nhóm IIB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +1, ngoài ra còn có số oxi hóa +2, +3.
B. nhóm IB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +3, ngoài ra còn có số oxi hóa +1, +2.
C. nhóm IIB, chu kì IV; số oxi hóa phổ biến +2, ngoài ra còn có số oxi hóa +1, +3.
D. nhóm IB, chu kì VI; số oxi hóa phổ biến +3, ngoài ra còn có số oxi hóa +1.
Câu 6: Câu nào đúng khi nói về độ dẫn điện và dẫn nhiệt của vàng?
A. Tốt nhất trong các kim loại. B. Nhỏ hơn bạc và lớn hơn đồng.
C. Lớn hơn bạc và đồng. D. Nhỏ hơn bạc và đồng.
Câu 7: Vàng có thể tan trong một dung dịch bất kì của dãy dung dịch nào dưới đây?
A. Dung dịch hỗn hợp 3 thể tích HNO3 và 1 thể tích HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa
B. Dung dịch hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa
C. Dung dịch hỗn hợp HNO3 và HCl đặc; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa
D. Dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc, nóng; dung dịch KCN có mặt chất oxi hóa
Câu 8: Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng?
A. Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3 + NO + 2H2O
B. Au + 3HNO3 + 3HCl → AuCl3 + 3NO2 + 3H2O
C. 2Na[Au(CN)2] + Zn → Na2[Zn(CN)4] + Au
D. 2[Au(CN)2]- +Zn → [Zn(CN)4]2- + Au
Câu 9: Điều nào sau đây không đúng khi nói về niken?
A. Kim loại mầu trắng bạc, rất cứng, nặng hơn sắt.
B. Kim loại có tính khử yếu hơn sắt.
C. Không tác dụng với không khí, nước và một số dung dịch axit do trên bề mặt niken có lớp màng oxit bảo vệ.
D. Niken tan rất chậm trong dung dịch HNO3 đặc, nóng.
Câu 10: Để điều chế kẽm trong công nghiệp người ta dùng quy trình nào dưới đây?
A. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành kẽm oxit, cùng CO để khử kẽm oxit.
B. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành kẽm oxit, điện phân nóng chảy kẽm oxit.
C. Đốt quặng của kẽm để chuyển thành ZnO, chuyển ZnO thành ZnSO4 rồi điện phân dung dịch này.
D. A hoặc C.
Câu 11: Kẽm không phản ứng được với chất nào dưới đây?
A. Dung dịch HCl loãng. B. Dung dịch NaOH loãng.
C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch CuCl2.
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng khi nói về tính chất hóa học của thiếc?
A. Có tính khử yếu hơn kẽm và niken.
B. Tan được trong axit và kiềm.
C. Tác dụng với dung dịch HNO3 không sinh ra khí H2 và cho Sn(NO3)4.
D. Tác dụng chậm với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sinh ra muối thiếc (II).
Câu 13: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học của chì?
A. Có tính khử mạnh hơn sắt. B. Tác dụng axit loãng giải phóng H2.
C. Tan dễ trong dung dịch HNO3. D. Tan dễ trong HNO3 đặc.
Câu 14: Câu nào sau đây sai khi nói về chì kim loại?
A. Tan chậm trong dung dịch kiềm nóng (NaOH, KOH).
B. Không bị phá hủy trong không khí có lớp màng oxit bảo vệ.
C. Không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
D. Khi có mặt oxi không khí, chì tác dụng với nước tạo thành Pb(OH)2.
Câu 15: Khi cho Al vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Zn(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Al sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:
A. Ag+, Pb2+, Zn2+. B. Pb2+, Ag+, Zn2+. C. Zn2+, Ag+, Pb2+. D. Ag+, Zn2+, Pb2+.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | D | C | D | D | B | B | D | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | C | C | C | A | B | A | B | B | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
|
|
|
|
|
A | C | B | A | D |
|
|
|
|
|
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trùng ngưng m gam glyxin (axit amino etanoic), hiệu suất 80%, thu được 68,4 gam polime và 21,6 gam nước. Trị số của m là
A. 112,5 gam
B. 72 gam
C. 90 gam
D. 85,5 gam
Câu 2: Tơ capron thuộc loại
A. tơ poliamit
B. tơ visco.
C. tơ polieste.
D. tơ axetat
Câu 3: Amin ứng với công thức phân tử C4H11N có mấy đồng phân?
A. 10
B. 9
C. 8
D. 7
Câu 4: Trong công nghiệp, từ etilen để điều chế PVC cần ít nhất mấy phản ứng ?
A. 2 phản ứng
B. 5 phản ứng
C. 3 phản ứng.
D. 4 phản ứng
Câu 5: Cho 0,01 mol một α – aminoaxit A (mạch thẳng và có chứa nhóm amin cuối mạch) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M và thu được dung dịch B. Dung dịch B này phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M và thu được 2,85 gam muối. Công thức cấu tạo của A là
A. H2N –(CH2)2–CH(NH2)–COOH
B. H2N–(CH2)3–CH(NH2)–COOH
C. H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH
D. H2N –(CH2)5– CH(NH2)–COOH
Câu 6: Chỉ ra điều đúng khi nói về da thật và simili (PVC)
A. Đốt hai mẫu, da thật có mùi khét, simili không có mùi khét
B. Da thật là protit, simili là polime tổng hợp
C. Da thật là protit động vật, simili là protit thực vật
D. A, B đều đúng
Câu 7: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 8: Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại:
A. Giữ nguyên mạch polime
B. Giảm mạch polime
C. Đề polime hóa
D. Tăng mạch polime
Câu 9: Cho 1 dung dịch chứa 6,75 gam một amin no đơn chức bậc (I) tác dụng với dung dịch AlCl3 dư thu được 3,9 gam kết tủa. Amin đó có công thức là
A. CH3NH2
B. (CH3)2NH
C. C2H5NH2
D. C3H7NH2
Câu 10: Trong số các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O có bao nhiêu đồng phân X thỏa mãn?
(X) + NaOH → không phản ứng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trimetylamin có nhiệt độ sôi cao hơn đimetylamin
B. Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn anilin
C. o–cresol có nhiệt độ sôi cao hơn p–cresol
D. Cả A, B và C cùng sai
Câu 12: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. poli (ure–fomanđehit).
B. teflon.
C. poli (etylenterephtalat).
D. poli (phenol–fomanđehit).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1A | 2A | 3C | 4C | 5C | 6D | 7D | 8D | 9C | 10B |
11D | 12B | 13A | 14A | 15B | 16D | 17B | 18D | 19C | 20A |
21A | 22A | 23B | 24A | 25A | 26C | 27A | 28A | 29B | 30A |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Khối lượng bột nhôm cần lấy để điều chế được 5,2 g crom bằng phương pháp nhiệt nhôm là:
A. 1,35 B. 2,3 C. 5,4 D. 2,7
Câu 2: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là:
A. 2,24 B. 4,48 C. 3,36 D. 6,72
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là:
A. 21,95% và 0,78 B. 78,05% và 0,78 C. 78,05% và 2,25 D. 21,95% và 2,25
Câu 4: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (spk duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 0,746 B. 0,448 C. 1,792 D. 0,672
Câu 5: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là:
A. 0,015 mol và 0,04 mol
B. 0,015 mol và 0,08 mol
C. 0,03 mol và 0,08 mol
D. 0,03 mol và 0,04 mol
Câu 6: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn hoàn, thu được 23,3 g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp rắn X phản ứng với HCl dư thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít B. 7,84 lít C. 10,08 lít D. 3,36 lít
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (spk duy nhất). Cho V ml dd NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A. 360 B. 240 C. 400 D. 120
Câu 8: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, Cr2O3, và Al2O3 tác dụng với dd NaOH đặc, dư, sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16g. Để khử hoàn toàn 41,4g X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8g Al. % m Cr2O3 trong hỗn hợp X là?
A. 50,76% B. 20,33% C. 66,67% D. 36,71%
Câu 9: Nung nóng 16,8g hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2g chất rắn X. Thể tích dd HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là?
A. 600ml B. 200ml C. 800ml D. 400ml
Câu 10: Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dung dịch NaOH vào sau đó tiếp tục thêm nước Cl2 rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thì thu được 50,6 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu là?
A. 45,7% AlCl3 và 54,3% CrCl3 B. 46,7% AlCl3 và 53,3% CrCl3
C. A. 47,7% AlCl3 và 52,3% CrCl3 D. 48,7% AlCl3 và 51,3% CrCl3
Câu 11: Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dd NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là
A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr
C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
Câu 12: Để thu được 78 g Cr từ Cr2O3 băng phản ứng nhiệt nhôm ( H=90%) thì khối lượng Al tối thiểu là
A. 12,5 g B. 27 g C. 40,5 g D. 45 g
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1D | 2A | 3B | 4D | 5B | 6B | 7A | 8D | 9D | 10A | 11C |
12D | 13D | 14B | 15A | 16A | 17C | 18A | 19C | 20B | 21B | 22A |
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Bắc Nho Quan, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: