Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Hồng Phong

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là

A. Ca.                                   B. Ba.                              C. Mg.                             D. Sr.

Câu 2: Cho 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 12,045 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 300.                                 B. 75.                               C. 200.                             D. 150.

Câu 3: Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO3?

A. Kém bền với nhiệt.                                                  B. Tan nhiều trong nước.

C. Tác dụng với bazơ mạnh.                                        D. Tác dụng với axit mạnh.

Câu 4: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A. Na.                                   B. Al.                               C. Mg.                             D. Cu.

Câu 5: Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là

A. 1,71 gam.                         B. 2,33 gam.                    C. 3,31 gam.                    D. 0,98 gam.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính.                                    B. Nhôm là kim loại lưỡng tính.

C. Al2O3 là oxit trung tính.                                          D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.

Câu 7: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A. điện phân nóng chảy.                                               B. Thủy luyện.

C. điện phân dung dịch.                                               D. nhiệt luyện.

Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

A. 1s22s2 2p6 3s23p1.             B. 1s22s2 2p6 3s2.             C. 1s22s2 2p6 3s1.             D. 1s22s2 2p6.

Câu 9: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4?

A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.

B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.

C. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.

D. Sủi bọt không màu và có kết tủa màu xanh.

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dd HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.                                B. 2,24.                            C. 1,12.                            D. 4,48.

Câu 11: Phèn chua có công thức nào?

A. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O                                  B. CuSO4.5H2O

C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O                                         D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Câu 12: Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng hoá học xảy ra là

A. không có kết tủa.

B. không có hiện tượng gì xảy ra.

C. có kết tủa trắng, kết tủa không tan trong CO2 dư.

D. có kết tủa trắng, kết tủa tan trong CO2 dư.

Câu 13: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây?

A. Cho dư dung dịch NaOH  vào dung dịch AlCl3.

B. Cho Al2O3 tác dụng với nước.

C. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.

D. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.

Câu 14: Cho bột nhôm tác dụng với dd NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là:

A. 10,4 gam.                         B. 16,2 gam.                    C. 5,4 gam.                      D. 2,7 gam.

Câu 15: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 15.                                   B. 13.                               C. 14.                               D. 27.

 

---(Nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 30 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Metyl metacrylat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. C2H5COOCH3.                                                    B. CH2=CH-COOCH3

C. CH2=C(CH3)COOCH3                                        D. CH3COOC2H5.

Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 

 C3H4O2 + NaOH → X + Y

 X + H2SO4 loãng → Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là

A. HCHO, CH3CHO.        B. CH3CHO, HCOOH. C. HCHO, HCOOH.     D. HCOONa, CH3CH

Câu 3: Từ 20 kg gạo nếp (chứa 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được V lít rượu (ancol) etylic . Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 75% và ancol etylic có khối lượng riêng D = 0,8 g/ml. Giá trị của V là

A. 26,56                              B. 30,72                         C. 34,48                         D. 28,40

Câu 4: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là

A. CH3COOH và CH3ONa.                                     B. CH3COONa và CH3OH.

C. CH3COONa và CH3COOH.                               D. CH3OH và CH3COOH.

Câu 5: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch KOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3COOH và C6H5OK.                                      B. CH3COOH và C6H5OH.

C. CH3OH và C6H5OK.                                           D. CH3COOK và C6H5OK.

Câu 6: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong , thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là:

A. 405                                 B. 324                            C. 486                            D. 297

Câu 7: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 85%, khối lượng ancol etylic thu được là

A. 276,6 gam.                     B. 138,2 gam.                C. 92,4 gam.                  D. 156,4 gam.

Câu 8: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 4,8.                                 B. 5,2.                            C. 3,2.                            D. 3,4.

Câu 9: Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là

A. thuận nghịch.                                                        B. một chiều.

C. luôn sinh ra axit và ancol                                      D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.

Câu 10: Khi xà phòng hóa tristearin bằng dung dịch NaOH ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol                                      B. C17H35COOH và glixerol

C. C15H31COOH và glixerol                                     D. 17H35COONa và glixerol

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam este X thu được 22,88 gam CO2 và 9,36 gam H2O. Công thức phân tử của este X  là

A. C2H4O2                          B. C3H6O2                      C. C4H8O2                      D. C4H8O4

Câu 12: Công thức cấu tạo thu gọn của xenlulozơ là

A. (C6H7O3(OH)3)n.            B. (C6H5O2(OH)3)n.       C. (C6H8O2(OH)2)n.       D. [C6H7O2(OH)3]n

Câu 13: Etyl fomat có công thức là

A. CH3COOC2H5.              B. CH3COOCH3           C. HCOOC2H5.             D. HCOOCH3.

Câu 14: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là

A. 18,0.                               B. 9,0.                            C. 36,0.                          D. 16,2.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam este X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là

A. C3H6O2                          B. C2H4O                       C. C4H8O2                      D. C4H6O2

---(Nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 30 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

A. Na, Fe, K.                      B. Na, Cr, K.                 C. Be, Na, Ca.               D. Na, Ba, K.

Câu 2: Cho dãy các chất Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH( đặc, nóng) là

A. 6                                     B. 5                                C. 4                                D. 3

Câu 3: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 24,5                                B. 19,1                           C. 16,4                           D. 29,9

Câu 4: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là

A. NaOH, CO2, H2O.         B. NaOH, CO2, H2.       C. Na2O, CO2, H2O.      D. Na2CO3, CO2, H2O.

Câu 5: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch có CuCl2, FeCl2, AlCl3. Lọc lấy kết tủa, đem nung trong

 không khí đến khối lượng không đổi. Chất rắn thu được gồm:

A. CuO, FeO, Al2O3          B. CuO, Fe2O3, NaCl    C. CuO, Fe2O3               D. Fe2O3, NaCl

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

A. 18,0                                B. 12,6                           C. 23,2                           D. 24,0

Câu 7: Chọn phản ứng sai

A. FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3.                                         B. 3Fe +3Cl2  → 2FeCl3.

C. FeO + 2 HNO3  → Fe(NO3)2 + H2O.                   D. Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3.

Câu 8: Cho các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, MgCl2, AlCl3, và  Fe(NO3)3. Nhôm có thể phản ứng được với bao nhiêu dung dịch?

A. 5                                     B. 4                                C. 3                                D. 2

Câu 9: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước,vậy công thức hóa học của phèn chua là

A. Li2SO­4.Al2(SO4)3.24H2O.                                    B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al­2(SO4)3.24H2O.                              D. (NH4)2SO4.Al­2(SO4)3.24H2O.

Câu 10: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng boxit.                   B. quặng pirit.                .C. quặng manhetit.       D. quặng đôlômit.

Câu 11: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

A. màu vàng sang màu da cam.                                B. không màu sang màu da cam.

C. màu da cam sang màu vàng.                                D. không màu sang màu vàng.

Câu 12: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3?

A. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.

C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.

Câu 13: Một cốc nước có chứa 0,01 mol Mg2+  ; 0,01 mol K+ ;  0.02 mol Ca2+ ; 0,02 mol Cl-; 0,05 mol HCO3-. Nước trong cốc thuộc loại nào sau đây?

A. Nước cứng vĩnh cửu.                                           B. Nước mềm.

C. Nước cứng toàn phần.                                         D. Nước cứng tạm thời

Câu 14: Gang là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác,trong đó C chiếm khoảng

A. 2 → 5%                         B. 0,01% → 2%            C. 0, 2% → 2%            D. 5 → 10%

Câu 15: Sục 6,72 lit CO2 ( ở đktc) vào dd chứa 0,25mol Ca(OH)2. Số gam kết tủa thu được là

A. 12g                             B. 20g                            C. 10g                            D. 40g

---(Nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 30 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Hồng Phong. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?