TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020 - 2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hóa.
Câu 2: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có
A. Cu. B. Cu(OH)2. C. CuO. D. CuS.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không phù hợp với các nguyên tố nhóm IA?
A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
B. Từ Li đến Cs, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần.
C. Đều phản ứng với nước ở điều kiện thường, trừ Li.
D. Mức oxi hóa đặc trưng trong các hợp chất là +1.
Câu 4: Phương pháp nào sau đây không thể làm mềm nước cứng tạm thời?
A. Dùng nhiệt độ. B. Dùng Ca(OH)2 vừa đủ.
C. Dùng Na2CO3. D. Dùng HCl.
Câu 5: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Vật làm bằng nhôm bền trong nước vì
A. nhôm là kim loại không tác dụng với nước.
B. trên bề mặt vật có một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách nhôm với nước.
C. do nhôm tác dụng với nước tạo lớp nhôm hiđroxit không tan bảo vệ cho nhôm.
D. nhôm là kim loại hoạt động yếu.
Câu 7: Công thức của phèn chua là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O.
C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 8: Cho luồng khí CO, H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, K2O, MgO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, K, MgO. B. Cu, Fe, K2O, MgO.
C. Cu, Fe, K, Mg. D. Cu, FeO, K2O, MgO.
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là
A. NaOH và NaClO. B. Na2CO3 và NaClO.
C. NaClO3 và Na2CO3. D. NaOH và Na2CO3.
Câu 10: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dãy chuyển hóa nào sau đây có thể thực hiện được?
A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO. B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3.
C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2. D. CaCO3 → Ca(OH)2 → Ca → CaO.
Câu 11: Cho các chất sau và dung dịch: Cl2, Na2CO3, CO2, HCl, NaHCO3, H2SO4 loãng, NaCl, Ba(HCO3)2, NaHSO4, NH4Cl, MgCO3, SO2. Số trường hợp tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 là
A. 11. B. 12. C. 10. D. 9.
Câu 12: Cho các nhận định sau về nhôm:
a. Có nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp;
b. Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng;
c. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu;
d. Là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660oC;
e. Là nguyên tố s. Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13: Cho các thí nghiệm sau:
1. Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.
2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
3. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
4. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. Số thí nghiệm không thu được kết tủa là
A. 0. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 14: Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại
A. đứng sau hiđro trong dãy điện hoá. B. kiềm, kiểm thổ và nhôm.
C. đứng trước hiđro trong dãy điện hoá. D. kiềm và nhôm.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại kiềm được dùng làm hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Cesi được dùng làm trong tế bào quang điện.
C. Từ Li đến Cs, mức độ hoạt động hóa học giảm dần.
D. Bảo quản kim loại kiềm trong dầu hỏa.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
C | B | C | D | B | B | A | B | D | B | C | B | C |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
|
B | C | C | C | D | A | D | B | D | A | B | D |
|
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Phương pháp thích hợp điều chế Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. D. điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 2: Cấu hình electron của ion Na+ giống cấu hình electron của dãy nào sau đây?
A. Mg2+, Al3+, Ne B. Mg2+, F –, Ar C. Ca2+, Al3+, Ne D. Mg2+, Al3+, Cl–
Câu 3: Dẫn khí CO2 vào dung dịch NaOH dư, khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Y chứa
A. Na2CO3 và NaOH. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 4: Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Be B. Mg C. Ca D. Sr
Câu 5: Nước cứng là nước
A. chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. B. chứa ít Ca2+, Mg2+.
C. không chứa Ca2+, Mg2+. D. chứa nhiều Ba2+, Mg2+, HSO3- .
Câu 6: Chất không có tính lưỡng tính là
A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al2O3. D. Al(OH)3.
Câu 7: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng
A. boxit. B. pirit. C. đolomit. D. manhetit.
Câu 8: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O. B. CaO. C. CuO. D. K2O.
Câu 9: Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là
A. sủi bọt khí. B. xuất hiện kết tủa xanh lam.
C. xuất hiện kết tủa xanh lục. D. sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh lam.
Câu 10: Sự tạo thành thạch nhủ trong hang động là do phản ứng
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
D. CaCO3 → CaO + CO2.
Câu 11: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. BaCl2, Na2CO3, Al. B. CO2, Na2CO3, Ca(HCO3)2.
C. NaCl, Na2CO3, Ca(HCO3)2. D. NaHCO3, NH4NO3, MgCO3.
Câu 12: Một dung dịch chứa x mol KAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. x > y. B. x < y. C. x = y. D. x < 2y.
Câu 13: Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong?
A. Sủi bọt rong dung dịch. B. Dung dich trong suốt từ đầu đến cuối
C. Có kết tủa trắng sau đó tan dần. D. Dung dịch trong suốt sau đó xuất hiện kết tủa.
Câu 14: Cho hỗn hợp gồm Al, Mg, Al(OH)3, Al2O3, MgO vào dung dịch NaOH dư còn lại chất rắn X. X gồm:
A. Mg, MgO. B. Al2O3, Al, Al(OH)3.
C. Al, Mg. D. Al(OH)3, Al2O3, MgO.
Câu 15: Một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,06 mol HCO3 –, và 0,01 mol Cl–. Đun cốc nước đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
A. nước cứng toàn phần. B. nước cứng tạm thời.
C. nước mềm. D. nước cứng vĩnh cửu.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
B | A | A | A | A | B | A | C | D | A | B | C | C |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
|
A | C | A | B | A | A | A | B | D | B | B | C |
|
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của kim loại tương ứng là:
A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Cu. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.
D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
Câu 3: Trong công nghiệp để điều chế NaOH dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho Na tác dụng với nước.
B. Cho Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.
C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. Cho Na2O tác dụng với nước.
Câu 4: Các chất trong dãy nào sau đây đều có thể làm mềm nước cứng tạm thời?
A. Ca(OH)2, HCl, Na2CO3. B. NaHCO3, CaCl2, Ca(OH)2.
C. NaOH, K2CO3, K3PO4. D. Na3PO4, H2SO4.
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại nhóm IIA?
A. Đều có cùng một kiểu mạng tinh thể.
B. Ca, Sr, Ba đều tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
C. Trong các hợp chất thường có số oxi hoá +2.
D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Câu 6: Chất nào sau đây không thể vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. Al2(SO4)3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. NaHCO3.
Câu 7: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng
A. pirit. B. boxit. C. manhetit. D. đolomit.
Câu 8. Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại
A. đứng sau hiđro trong dãy điện hoá. B. kiềm, kiềm thổ và nhôm.
C. đứng trước hiđro trong dãy điện hoá. D. kiềm, nhôm, đồng.
Câu 9: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O. B. Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH.
C. 2NaHCO3→ Na2CO3 + CO2 + H2O. D. 2KOH + BaCl2 → Ba(OH)2 + 2KCl.
Câu 10: Nung hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 có cùng số mol đến khối lượng không đổi thu được khí X và chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước dư, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Z. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào dung dịch T, sản phẩm sau phản ứng là
A. Ba(HCO3)2. B. BaCO3 và Ba(HCO3)2.
C. BaCO3 và Ba(OH)2. D. BaCO3.
Câu 11: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí thoát ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
B. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
C. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ trong cùng chu kì.
D. Nhôm phản ứng được với H2SO4 đặc nguội.
Câu 13: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong X là
A. AlCl3. B. Ca(HCO3)2. C. Al2(SO4)3. D. MgCl2.
Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;
b. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3;
c. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3;
d. Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
Số thí nghiệm có kết tủa trắng sau khi phản ứng kết thúc là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 15: Trong các chất: NaOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, KOH, chất có tính bazơ yếu nhất là
A. KOH. B. Ba(OH)2. C. Mg(OH)2. D. NaOH.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ 3
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
A | C | C | C | A | A | B | B | D | A | C | D | A |
14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
|
B | C | B | B | D | D | A | D | A | C | B | D |
|
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Công Trứ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Thái Bình
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Duy Tân
Chúc các em học tập tốt !