TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc
A. cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
B. cách mạng công nghiệp.
C. cách mạng thông tin.
D. cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất.
Câu 2: Quân đội nước nào sẽ chiếm đóng phía Nam vĩ tuyến 38 của Triều Tiên?
A. Quân đội Mĩ.
B. Quân đội Liên Xô.
C. Quân đội Pháp.
D. Quân đội Anh.
Câu 3: Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cu-ba là
A. A-gien-đê.
B. Nen-xơn Man-đê-la.
C. Phi-đen Cát-xtơ-rô.
D. Tút-xanh Lu-véc-tuy-a.
Câu 4: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
B. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
C. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.
Câu 5: Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu
A. phát triển nhanh chóng.
B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển chậm chạp.
D. cơ bản được phục hồi.
Câu 6: Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
B. chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 7: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
A. Bắc Phi.
B. Đông Phi.
C. Đông Bắc Á.
D. Đông Nam Á.
Câu 8: Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô là
A. Góoc-ba-chốp.
B. Khơ-rút-sốp.
C. Pu-tin.
D. En-xin.
Câu 9: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A. Cách mạng công nghiệp.
B. Cách mạng chất xám.
C. Cách mạng công nghệ.
D. Cách mạng xanh.
Câu 10: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
B. Campuchia, Malaixia, Brunây.
C. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.
D. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.
Câu 11: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô là
A. đối đầu.
B. hợp tác.
C. đối tác.
D. đồng minh.
Câu 12: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến
A. không tiếng súng nhưng đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.
B. giành thị trường quyết liệt giữa Mĩ và Liên Xô.
C. với những xung đột trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.
D. không hồi kết về quân sự và ý thức hệ giữa Mĩ và Liên Xô.
Câu 13: Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?
A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản.
B. Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh.
C. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản.
Câu 14: Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới là hệ quả của
A. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
C. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
D. quá trình thống nhất thị trường thế giới.
Câu 15: Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là
A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu.
B. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự.
C. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự.
D. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa.
----(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Nhân vật nào không có mặt tại Hội nghị Ianta?
A. Rudơven
B. Đờgôn
C. Xtalin
D. Sớcsin
Câu 2: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại hội nghị nào?
A. Hội nghị Xan-phran-xi-xco (Mĩ) 4/1945.
B. Hội nghị lanta (Liên Xô) 9/2/1945.
C. Hội nghị Pôt-xơ-đam (Đức) 7/1945.
D. A, B đúng.
Câu 3: Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta"?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
C. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
D. Tất cả các lí do trên
Câu 4: Các nước đã tham gia hội nghị Ianta
A. Anh, Pháp, Mĩ
B. Anh, Liên Xô, Trung Quốc
C. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ
D. Liên Xô, Anh, Mĩ
Câu 5. Địa danh nào được chọn để đặt trụ sở Liên Hợp Quốc:
A. Xan Phơranxixcô.
B. Niu Ióoc.
C. Oasinhtơn.
D. Caliphoócnia.
Câu 6. Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc:
A. Tháng 9 - 1967.
B. Tháng 9 – 1977.
C. Tháng 9 - 1987.
D. Tháng 9 - 1997.
Câu 7. Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là:
A. 24/10/1945.
B. 4/10/1946.
C. 20/11/1945.
D. 27/7/1945.
Câu 8: Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau CTTG II là gì?
A. Các nước châu Á đã giành được độc lập.
B. Là thành viên của tổ chức ASEAN.
C. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
D. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC)
Câu 9. Hãy chọn câu đúng nhất để viết tiếp về Iuri Gagarin: Iuri Gagarin là:
A. Người đầu tiên bay lên sao hỏa
B. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo
C. Người đầu tiên bay vào vũ trụ
D. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Câu 10. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Đứng thứ nhất trên thế giới
B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới
D. Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 11. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
A. Hòa bình, trung lập
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu 12: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô so với Mĩ?
A. Mở rộng lãnh thổ.
B. Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Khống chế các nước khác.
----(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới:
A. Đa cực.
B. Đơn cực.
C. Đa cực nhiều trung tâm.
D. Một cực nhiều trung tâm.
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học hiện đại ngày nay là do
A. bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt thiên nhiên.
B. kế thừa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII.
C. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "chiến tranh lạnh".
D. đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.
Câu 3. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học công nghệ là
A. Mĩ.
B. Liên Xô
C. Nhật Bản.
D. Trung Quốc.
Câu 4. Đặc điểm cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay là gì?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
D. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực với qui mô lớn với tốc độ nhanh.
Câu 5. Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Gây ra tai nạn lao động , tai nạn giao thông.
B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.
C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.
D. Gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.
Câu 6. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Bắc Á đều bị
A. Anh- Pháp chiếm làm thuộc địa.
B. chủ nghĩa thực dân nô dịch.
C. chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
D. Liên Xô- Trung Quốc chiếm đóng.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối đổi mới của Trung Quốc từ 1978?
A. Tiến hành cải cách và mở cửa.
B. Lấy phát triển kinh làm trung tâm.
C. Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”
D. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 8. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là:
A. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.
B. Xu thế toàn cầu hóa.
C. Sự hình thành các liên minh kinh tế.
D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây khẳng định mục đích quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Ngăn chặn và thủ tiêu mọi sự đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới.
C. Áp dụng những biện pháp để trừng trị các hoạt động xâm lược phá hoại hòa bình.
D. Duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.
Câu 10: Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta?
A. Nhanh chóng tiêu diệt chủ Nghĩa phát xít Đức và chủ Nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Thành lập Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.
C. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á.
D. Các nước Đồng minh liên kết với nhau để chống phát xít.
Câu 11. Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là?
A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.
C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.
Câu 12. Sự kiện nào sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau năm1945?
A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.
D. Một số nước đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
----(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Trần Hưng Đạo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !