TRƯỜNG THPT THANH ĐA | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 81. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ
A. các lợi ích của Nhà nước. B. các giá trị đạo đức.
C. các lợi ích cá nhân. D. các giá trị tinh thần.
Câu 82. A và B là bạn học cùng lớp 12 C, do mâu thuẫn cá nhân nên A đã tính rủ thêm một số bạn bỏ học đánh B để trả thù. Nếu là bạn thân của A, em sẽ làm gì?
A. Khuyên bảo A từ bỏ ý định đánh B.
B. Tham gia đánh B cùng các bạn
C. Chờ các bạn đánh nhau và chụp hình đưa lên Facebook.
D. Mặc kệ, xem như không biết
Câu 83. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là
A. công bằng, hòa bình, tự do, tôn trọng.
B. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
C. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái.
D. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái.
Câu 84. Hành vi nào sau đây vi phạm nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
B. Cha mẹ chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con về mọi mặt.
C. Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, con ruột và con nuôi.
D. Cha mẹ cùng nhau yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và tôn trọng ý kiến của con.
Câu 85. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, công dân không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100.000đ – 200.000đ. Hình thức xử phạt trên thể hiện
A. tính thực tiễn xã hội.
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính quy phạm phổ biến.
D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 86. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ
A. xã hội. B. đạo đức. C. chính trị. D. pháp luật.
Câu 87. Phiên tòa hình sự tuyên phạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng đối với 2 bị cáo X 19 tuổi, Y 17 tuổi cùng tội danh giết người, cướp tài sản, mức tuyên phạt như sau
A. X tử hình, Y tù chung thân. B. X và Y tù chung thân.
C. X tù chung thân, Y tù 18 năm. D. X và Y tử hình.
Câu 88. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm
C. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật.
D. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Câu 89. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có
A. ý thức. B. định hướng. C. mục tiêu. D. mục đích.
Câu 90. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.
D. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 81. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.
C. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.
D. quyền bình đẳng giữa các công dân.
Câu 82. Việc làm nào sao đây thể hiện Nhà nước sử dụng pháp luật là phương tiện quản lí xã hội?
A. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
B. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.
D. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua phương tiện truyền thông.
Câu 83. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. từ 18 tuổi trở lên. B. từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. 18 tuổi trở lên.
Câu 84. Nghĩa vụ mà các cá nhân và tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là trách nhiệm
A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. pháp lí.
Câu 85. Pháp luật gồm những đặc trưng nào?
A. Tính thực tiễn; tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung; tính khoa học, nhân đạo và quần chúng rộng rãi.
D. Tính quy phạm phổ biến; tính nhân đạo, quần chúng và tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 86. Chị Sô Đa người dân tộc Khơme. Vừa qua chị được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy múa cho con em đồng bào dân tộc mình. Việc làmnày thể hiện Nhà nước đang tạo điều kiện cho các dân tộc
A. để phát triển giáo dục. B. để phát triển kinh tế.
C. ổn định chính trị. D. phát triển văn hoá.
Câu 87. Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân?
A. Trêu đùa làm người khác bực mình.
B. Nói xấu, tung tin xấu về người khác
C. Nói những điều không đúng về người khác.
D. Chửi bới, lăng mạ người khác khi họ xúc phạm mình.
Câu 88. Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của
A. giai cấp vô sản. B. đa số nhân dân lao động.
C. giai cấp công nhân. D. đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 89. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 90. Việc giao kết hợp đồng lao động được tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, dân chủ, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
B. Tự do, tự nguyện, công bằng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Tự do, chủ động, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 81. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. 18 tuổi trở lên.
Câu 82. Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp lao động nữ
A. có thai. B. nghỉ việc không lí do.
C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. D. kết hôn.
Câu 83. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.
B. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.
C. Đánh người gây thương tích.
D. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
Câu 84. Phiên tòa hình sự tuyên phạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng đối với 2 bị cáo X 19 tuổi, Y 17 tuổi cùng tội danh giết người, cướp tài sản, mức tuyên phạt như sau
A. X và Y tù chung thân. B. X tử hình, Y tù chung thân.
C. X tù chung thân, Y tù 18 năm. D. X và Y tử hình.
Câu 85. Chị Sô Đa người dân tộc Khơme. Vừa qua chị được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy múa cho con em đồng bào dân tộc mình. Việc làmnày thể hiện Nhà nước đang tạo điều kiện cho các dân tộc
A. để phát triển kinh tế. B. phát triển văn hoá.
C. để phát triển giáo dục. D. ổn định chính trị.
Câu 86. Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của
A. đảng cộng sản Việt Nam. B. giai cấp công nhân.
C. giai cấp vô sản. D. đa số nhân dân lao động.
Câu 87. Việc làm nào sao đây thể hiện Nhà nước sử dụng pháp luật là phương tiện quản lí xã hội?
A. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.
B. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua phương tiện truyền thông.
C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.
D. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 88. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
B. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
C. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
D. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
Câu 89. Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân?
A. Nói những điều không đúng về người khác.
B. Chửi bới, lăng mạ người khác khi họ xúc phạm mình.
C. Trêu đùa làm người khác bực mình.
D. Nói xấu, tung tin xấu về người khác
Câu 90. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là
A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái.
B. công bằng, hòa bình, tự do, tôn trọng.
C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
D. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Thanh Đa. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: