Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

TỔ SỬ - GDCD

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019 – 2020

Môn: Giáo dục công dân 12

 

 

MÃ ĐỀ 173:

Câu 1.  Người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại nhằm mục đích

     A.  phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp.                    B.  chia sẻ quyền và lợi ích hợp pháp.

     C.  khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp.                  D.  bù đắp quyền và lợi ích hợp pháp.

Câu 2.  Nhà nước quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, một mặt nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác, mặt khác, cho phép những cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở của người khác theo

     A.  trình tự, thủ tục nhất định.                                    B.  thủ tục nhất định.

     C.  trình tự nhất định.                                                 D.  quy định cụ thể.

Câu 3.  Đã quá thời hạn cam kết nhưng bà A vẫn chưa trả được 200 triệu đồng cho ông . Ngày 20/5/2016, ông B đã cho người đến đuổi bà A và chiếm dụng ngôi nhà để trừ nợ. Hành động này của ông B phải xử lí như thế nào?

     A.  Ông B vi phạm hành vi đuổi trái pháp luật người khác (bà A) khỏi chỗ ở của họ

     B.  Ông B không có lỗi vì bà B đã mắc nợ ông quá hạn.

     C.  Ông A không có lỗi vì việc chiếm dụng ngôi nhà là để trừ nợ.

     D.  Ông B không có lỗi vì ngôi nhà bà A vừa đủ bằng số tiền 200 triệu đồng.

Câu 4.  Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Vì đó là tin thông báo khuyến mại của tổng đài nên nội dung không có gì bí mật. Theo em, T đã vi phạm quyền nào của công dân?

     A.  Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

     B.  Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

     C.  Tự do dân chủ.

     D.  Tự do ngôn luận.

Câu 5.  Nhận định nào sai: Chỗ ở của một người sẽ bị khám xét khi:

     A.  Nghi ngờ trong đó có công cụ, phương tiện…liên quan đến vụ án.

     B.  Có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

     C.  Có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm.

     D.  Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn.

Câu 6.  Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong những lĩnh vực nào?

     A.  Xã hội.                                                                  B.  Kinh tế.

     C.  Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.              D.  Chính trị.

Câu 7.  Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây?

     A.  Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

     B.  Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.

     C.  Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

     D.  Vận động người khác giới thiệu mình.

Câu 8.  Chị A thường xuyên yêu cầu được trang bị bảo hộ lao động theo quy định nên ông T giám đốc doanh nghiệp nơi chị làm việc cắt giảm phụ cấp chức vụ trưởng phòng của chị. Chị A cần vận dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

     A.  Tố cáo.                        B.  Khiếu nại.                   C.  Khởi tố.                       D.  Tranh tụng.

Câu 9.  Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?

     A.  Im lặng vì nể nang.                                              B.  Nhờ phóng viên viết bài.

     C.  Làm đơn khiếu nại.                                              D.  Gửi đơn tố cáo.

Câu 10.  A là một tên trộm chuyên nghiệp. Hắn đã lấy cắp đồ của B và nhiều người trong xóm. Được biết A và đồng bọn đã sa lưới pháp luật, B và mọi người bàn nhau và đã đến nhà A để tìm đồ của mình. Em có nhận xét gì về hành động của B và mọi người?

     A.  B và mọi người mắc lỗi tùy tiện vào và khám xét trái pháp luật nhà ở người khác.

     B.  B và mọi người không có lỗi vì A đã là tên tội phạm.

     C.  B và mọi người không có lỗi vì trước sau gì nhà A cũng bị khám xét.

     D.  B và mọi người không có lỗi vì họ đến nhà A chỉ để tìm đồ của mình.

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 173

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

C

A

A

B

A

C

A

B

D

A

B

D

B

D

C

C

A

C

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

C

A

A

B

B

B

C

D

D

A

C

D

D

C

C

C

C

A

 

MÃ ĐỀ 214:

Câu 1.  Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?

     A.  Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.

     B.  Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ nhà mình.

     C.  Bắt người không có lí do.

     D.  Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng.

Câu 2.  Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Q đã thực hiện quyền nào của công dân?

     A.  Tố cáo.                                                                  B.  Khiếu nại.

     C.  Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.                  D.  Tự do ngôn luận.

Câu 3.  Người nào tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị

     A.  xử lí kỉ luật.

     B.  xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     C.  truy cứu trách nhiệm hình sự.

     D.  xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 4.  Công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung, học ban ngày hay buổi tối thể hiện nội dung nào của quyền học tập?

     A. Được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

     B. Học thường xuyên, học suốt đời.

     C. Học bất cứ ngành nghề nào.

     D. Học tập không hạn chế.

Câu 5.  Nhà nước quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, một mặt nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác, mặt khác, cho phép những cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở của người khác theo

     A.  trình tự nhất định.                                                 B.  quy định cụ thể.

     C.  thủ tục nhất định.                                                  D. trình tự, thủ tục nhất định.

Câu 6.  Đâu không phải là nguyên tắc quyền bầu cử?

     A.  Công khai.                   B.  Phổ thông.                  C.  Trực tiếp                     D.  Bình đẳng.

Câu 7.  Nhận định nào sai: Chỗ ở của một người sẽ bị khám xét khi:

     A.  Có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm.

     B.  Có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

     C.  Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn.

     D.  Nghi ngờ trong đó có công cụ, phương tiện…liên quan đến vụ án.

Câu 8.  Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?

     A.  Góp ý kiến xây dựng các dự thảo luật liên quan đến học sinh.

     B.  Các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức.

     C.  Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

     D.  Các hoạt động bảo vệ môi trường.

Câu 9.  Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi

     A.  cơ sở và địa phương                                             B.  địa phương.

     C.  cả nước.                                                                D.  cơ sở.

Câu 10.  Ngày 22/5/2016, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016-2021. Công dân có ngày sinh nào đủ điều kiện được bầu cử?

     A.  21/5/1999.                   B.  21/4/2000                    C.  21/5/2001                    D.  21/5/1998

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 214

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

A

A

B

D

D

A

D

A

C

D

C

A

A

D

C

B

A

A

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

B

A

B

D

C

B

C

C

A

A

C

C

A

D

B

B

B

A

 

 

MÃ ĐỀ 346:

Câu 1.  Ngày 22/5/2016, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016-2021. Công dân có ngày sinh nào đủ điều kiện được bầu cử?

     A.  21/4/2000                    B.  21/5/2001                    C.  21/5/1999.                   D.  21/5/1998

Câu 2.  Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Q đã thực hiện quyền nào của công dân?

     A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.                   B.  Khiếu nại.

     C. Tự do ngôn luận.                                                   D.  Tố cáo.

Câu 3.  Khi điện thoại nhận được tin nhắn với nội dung không lành mạnh, kích động, tốt nhất ta nên làm gì?

     A. Xóa ngay, coi như không biết gì.

     B. Lưu lại, coi như riêng mình biết.

     C. Báo cho công an để họ có phương án xử lí.

     D. Gửi tiếp tin nhắn đó cho người thân, bạn bè.

Câu 4.  Sau khi được Hạt trưởng hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh K đôi lần bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Trong trường hợp này, anh K cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?

     A.  Làm đơn khiếu nại.                                              B.  Nhờ phóng viên viết bài.

     C.  Gửi đơn tố cáo.                                                     D.  Im lặng vì nể nang.

Câu 5.  Người nào tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị

     A.  xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     B.  truy cứu trách nhiệm hình sự.

     C.  xử phạt vi phạm hành chính.

     D.  xử lí kỉ luật.

Câu 6. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong những lĩnh vực nào?

     A.  Kinh tế.                                                                B.  Xã hội.

     C.  Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.              D.  Chính trị.

Câu 7.  Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

     A.  Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.

     B.  Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri.

     C.  Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng.

     D.  Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

Câu 8.  Nhà nước quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, một mặt nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác, mặt khác, cho phép những cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở của người khác theo

     A.  trình tự nhất định.                                                 B.  quy định cụ thể.

     C.  trình tự, thủ tục nhất định.                                    D.  thủ tục nhất định.

Câu 9.  Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi

     A.  cả nước.                                                                B.  cơ sở và địa phương

     C.  cơ sở.                                                                    D.  địa phương.

Câu 10.  Sau ngày bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND nhiệm kì 2016-2021, H đến lớp với niềm tự hào lớn so với các bạn trong lớp vì mình đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử. H khoe: “Không chỉ có 1 phiếu đâu nhé. Cả ba và mẹ tớ đều tín nhiệm cao, giao phiếu cho tớ gạch và bỏ vào thùng luôn”. Việc làm của H đã vi phạm nguyên tắc nào của quyền bầu cử?

     A.  Trực tiếp.                    B.  Bình đẳng.                  C.  Phổ thông.                   D.  Bỏ phiếu kín.

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 346

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

D

D

C

C

A

C

C

C

A

A

C

B

A

A

C

A

A

B

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

B

A

D

B

C

D

C

B

D

C

B

B

B

B

C

B

B

D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?