TRƯỜNG THCS&THPT NGÔ THỜI NHIỆM | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Khi tiến hành điện phân dung dịch CuSO4, màu xanh của dung dịch không thay đổi. Vậy, anot được làm bằng kim loại:
A. Cu. B. Ni. C. Zn. D. Pt.
Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt dây Fe trong khí O2.
B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
C. Cho đinh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4 loãng.
D. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.
Câu 3: Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 32,4. B. 21,6. C. 16,2. D. 10,8.
Câu 4: Chất không thủy phân trong môi trường axit là
A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. tinh bột.
Câu 5: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là:
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOC2H5. C. C2H5COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 6: Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOCH3, C2H5NH2, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là:
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 7: Cho các kim loại: Fe, Ca, Ba, Al, K. Số kim loại tan được trong dung dịch NaOH loãng, dư là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 8: X, Y, Z đều có công thức phân tử là C3H6O2. Trong đó: X làm quì tím hóa đỏ. Y tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na kim loại. Z tác dụng được với Na và cho được phản ứng tráng gương. Tổng số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X, Y, Z là:
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
Câu 9: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. NaHSO4 + NaOH. B. Na2CO3 + H2SO4. C. Fe2(SO4)3 + NaOH. D. KCl + NaNO3
Câu 10: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch H2SO4 loãng:
A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Ag.
Câu 11: Tính chất nào dưới đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Tính dẻo. B. Tính cứng.
C. Tính dẫn điện và nhiệt. D. Ánh kim.
Câu 12: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là:
A. FeSO3. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4. D. FeS.
Câu 13: Để bảo quản natri, người ta ngâm chìm natri trong:
A. phenol lỏng. B. ancol etylic. C. nước. D. dầu hỏa.
Câu 14: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì... có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là:
A. (C6H12O6)n. B. (C12H24O12)n C. (C12H22O11)n D. (C6H10O5)n
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan trong nước.
B. Các amin đều không độc, được sử dụng để chế biến thực phẩm.
C. Tất cả các amin đều làm quỳ tím chuyển xanh.
D. Để rửa sạch ống nghiệm chứa anilin dùng dung dịch HCl.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đáp án
1-A | 2-C | 3-B | 4-C | 5-B | 6-C | 7-C | 8-D | 9-D | 10-D |
11-B | 12-C | 13-D | 14-D | 15-D | 16-B | 17-B | 18-C | 19-C | 20-A |
21-A | 22-B | 23-B | 24-A | 25-A | 26-D | 27-D | 28-C | 29-C | 30-A |
31-D | 32-A | 33-A | 34-B | 35-C | 36-A | 37-B | 38-D | 39-B | 40-A |
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây:
A. HNO3 loãng nguội. B. HCl loãng nóng. C. HNO3 loãng nóng. D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 2: Cho 3,36 gam sắt tác dụng hoàn toàn với lượng dư khí clo. Khối lượng muối sinh ra là:
A. 6,50 gam B. 9,75 gam C. 7,62 gam D. 5,08 gam
Câu 3: Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+...Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?
A. Muối ăn. B. Nước vôi dư. C. Giấm ăn. D. Etanol.
Câu 4: Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
(2) Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
(3) Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường axit.
(4) H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH là một tripeptit.
(5) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
số nhận định đúng là:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc polime thiên nhiên?
A. Poli(vinyl clorua). B. Tơ nitron. C. Xenlulozơ D. Tơ nilon-6,6.
Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây không tạo kết tủa với dung dịch NaOH?
A. CuSO4 B. BaCl2 C. FeCl2. D. FeCl3
Câu 7: Phương pháp nào sau được dùng để điều chế Ca từ CaCl2?
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.
B. Dùng nhiệt phân hủy CaCl2.
C. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
D. Dùng kim loại K tác dụng với dung dịch CaCl2
Câu 8: Dung dịch chất nào dưới đây không tác dụng được với dung dịch NaHCO3?
A. NaOH. B. NaNO3 C. HNO3 D. HCl
Câu 9: Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính vĩnh cửu ?
A. Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl- B. Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-
C. Mg2+, Cl-, SO42-, HCO3-. D. Ca2+, Cl-, SO42-, HCO3-
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 3,33 gam CH3COOCH3 cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M đun nóng. Giá trị của V là:
A. 60 B. 90 C. 120 D. 180
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ngoài fructozơ, trong mật ong cũng chứa nhiều glucozơ.
B. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
C. H2NCH(CH3)COOH là chất rắn ở điều kiện thường.
D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl
Câu 12: Dung dịch chất nào tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam?
A. Anilin. B. Etyl axetat. C. Saccarozơ. D. Tristearin.
Câu 13: Cho a mol Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được x mol H2. Cho a mol Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được y mol H2. Quan hệ giữa x và y là:
A. x=3y B. x=1,5y C. y=1,5x D. y=3x
Câu 14: Tripanmitin tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. Cu(OH)2 ( ở điều kiện thường) B. Dung dịch KOH (đun nóng).
C. Dung dịch nước brom. D. H2(xúc tác Ni, đun nóng).
Câu 15: Cho các dãy chất:metyl fomat, valin, tinh bột, etylamin, metylamoni axetat, Gly - Ala - Gly. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đáp án
1-B | 2-B | 3-B | 4-C | 5-C | 6-B | 7-C | 8-B | 9-B | 10-B |
11-B | 12-C | 13-C | 14-B | 15-B | 16-B | 17-C | 18-C | 19-B | 20-B |
21-C | 22-D | 23-D | 24-A | 25-B | 26-C | 27-C | 28-C | 29-D | 30-C |
31-B | 32-C | 33-B | 34-B | 35-D | 36-A | 37-B | 38-C | 39-B | 40-B |
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Chất nào sau đây là este:
A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. HCOOH D. CH3OH
Câu 2: Tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là:
A. Tính kiềm mạnh. B. Tính khử yếu. C. Tính oxi hoá mạnh. D. Tính khử mạnh.
Câu 3: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.
Câu 4: Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước B. Thành phần chính của lipit và protein
C. Là chất lỏng, không tan, nhẹ hơn nước D. Là chất rắn, không tan, nặng hơn nước
Câu 5: Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là.
A. Cr, Fe. B. Al, Cu. C. Al, Zn. D. Al, Cr.
Câu 6: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Xenlulozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Glucozơ
Câu 7: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2 ?
A. metyletylamin. B. etylmetylamin. C. isopropanamin. D. isopropylamin.
Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhóm IIA là
A. (n-1)d3ns2. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 8,16 gam este X no, đơn chức, mạch hở thu được 7,2 gam nước. Cũng 8,16 gam X nói trên phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được 3,68 gam ancol Y và m gam muối Z. Giá trị m là
A. 8,80. B. 6,56. C. 7,68. D. 5,44.
Câu 10: H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH có tên gọi là :
A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.
Câu 11: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 12: Tơ visco thuộc loại:
A. Tơ bán tổng hợp B. Tơ thiên nhiên C. Tơ tổng hợp D. Tơ poliamit
Câu 13: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là?
A. Ag. B. Au. C. Al. D. Cu.
Câu 14: Để phân biệt hai chất rắn mất nhãn Fe3O4 và Fe2O3, ta có thể dùng hoá chất nào dưới đây:
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch FeCl3. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO3.
Câu 15: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đáp án
1-B | 2-D | 3-D | 4-A | 5-C | 6-D | 7-D | 8-B | 9-C | 10-D |
11-C | 12-A | 13-A | 14-D | 15-B | 16-D | 17-D | 18-D | 19-A | 20-C |
21-C | 22-C | 23-A | 24-C | 25-B | 26-A | 27-D | 28-A | 29-C | 30-D |
31-D | 32-C | 33-D | 34-A | 35-B | 36-B | 37-C | 38-A | 39-D | 40-C |
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết có đáp án môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THCS&THPT Ngô Thời Nhiệm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !