Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết Chương Cacbohydrat môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Hưng

BỘ 3 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG CACBOHDRAT MÔN HÓA HOC 12 NĂM 2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1: Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ.               B. Fructozơ.                      C. Saccarozơ.                    D. Sobitol.

Câu 2: Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ là

A. Glucozơ và fructozơ                                                                                     B. Ancoletylic.   

C. Glucozơ.                                                             D. Fructozơ.

Câu 3: Nguyên tắc phân loại cacbohiđrat là dựa vào?

A. tên gọi.                     B. tính khử.                       C. tính oxi hóa.                  D. phản ứng thủy phân.

Câu 4: Về cấu tạo, cacbohiđrat là những hợp chất?

A. hiđrat của cacbon.                                               B. polihidroxicacboxyl và dẫn xuất của chúng.

C. polihiđroxieteanđehit.                                         D. polihidroxicacboxyl và dẫn xuất của chúng.

Câu 5: Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại?

A. monnosaccarit.         B. đisaccarit.                      C. polisaccarit.                   D. cacbohiđrat.

Câu 6: Glucozơ và mantozơ đều không thuộc loại?

A. monnosaccarit.         B. đisaccarit.                      C. polisaccarit.                   D. cacbohiđrat.

Câu 7: Tinh bột và xenlulozơ đều không thuộc loại?

A. monnosaccarit.         B. gluxit.                            C. polisaccarit.                   D. cacbohiđrat.

Câu 8: Trong dung dịch nước, glucozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng

A. mạnh hở.                  B. vòng 4 cạnh.                 C. vòng 5 cạnh.                 D. vòng 6 cạnh.

Câu 9: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là:

A. glucozơ.                   B. fructozơ.                       C. mantozơ.                       D. saccarozơ.

Câu 10: Fructozơ không phản ứng được với

A. H2/Ni, nhiệt độ.        B. Cu(OH)2.                      C. [Ag(NH3)2]OH.            D. dung dịch brom.

Câu 11: Fructozơ và glucozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm?

A. H2/Ni, t0.                  B. Cu(OH)2 (t0 thường)     C. dung dịch brom.           D. O2 (t0, xt).

Câu 12: Guluxit (cacbohiđrat) chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ trong phân tử là

A. saccarozơ.                B. tinh bột.                        C. mantozơ.                       D. xenlulozơ.

Câu 13: Loại đường không có tính khử là:

A. Glucozơ.                  B. Fructozơ.                      C. Mantozơ.                      D. Saccarozơ.

Câu 14: Guxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là:

A. Saccarozơ.               B. Tinh bột.                       C. Mantozơ.                      D. Xenlulozơ.

Câu 15: Chất không tan được trong nước lạnh là:

A. Glucozơ.                  B. Tinh bột.                       C. Saccarozơ.                    D. Fructozơ.

Câu 16: Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là:

A. Amilozơ.                  B. Amilopectin.                 C. Glixerol.                        D. Alanin.

Câu 17: Xenlulozơ không phản ứng với tác nhân nào dưới đây?

A. (CS2 + NaOH).        B. H2/Ni.                            C. [Cu(NH3)4](OH)2.         D. HNO3đ/H2SO4đ, t0.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn tinh bột là glucozơ.

B. Tinh bột là chất rắn vô định hình, tan tốt trong nước lạnh.

C. Có thể dùng hồ tinh bột để nhận biết iot.

D. Saccarozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Câu 19: Công thức hóa học nào sau đây là của nước Svayde, dùng để hòa tan xenlulozơ trong quá trình  sản xuất tơ nhân tạo?

A. [Cu(NH3)4](OH)2.    B. [Zn(NH3)4](OH)2.         C. [Cu(NH3)4]OH.             D. [Ag(NH3)4]OH.

Câu 20: Công thức của xenlulozơ axetat là:

A. [C6H7O2(OOCCH3)3]n.                                       B. [C6H7O2(OOCCH3)3-x(OH)x]n. (x≤3)

C. [C6H7O2(OOCCH3)2(OH)]n.                              D. [C6H7O2(OOCCH3)(OH)2]n.

BẢNG ĐÁP ÁN

 01. B

02. A

03. D

04. D

05. D

06.C

07. A

08. D

09. B

10. D

11. A

12. A

13. D

14. C

15. B

16. B

17. B

18. B

19. A

20. B

 

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về

A. Sản phẩm của phản ứng thủy phân.                   B. Khả năng phản ứng với Cu(OH)2.

C. Thành phần phân tử                                            D. Cấu trúc mạch cacbon.

Câu 2: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:

A. Glucozơ, mantozơ.                                             B. Glucozơ, tinh bột.

C. Glucozơ, xenlulozơ.                                            D. Glucozơ, fructozơ.      

Câu 3: Cacbohiđrat khi thủy phân tạo ra 2 phân tử monosaccarit là:

A. Saccarozơ, tinh bột.                                            B. Saccarozơ, xenlulozơ.

C. Mantozơ, saccarozơ.                                          D. Saccarozơ, glucozơ.

Câu 4: Nhóm gluxit khi thủy phân hoàn toàn đều chỉ toàn tạo thành glucozơ là:

A. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột.                           B. Saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ.  

C. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.                            D. Saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.           

Câu 5: Trong số các cặp chất sau, cặp chất nào là đồng phân của nhau:

A. Tinh bột và xenlulozơ.                                       B. Saccarozơ và glucozơ.

C. Glucozơ và fructozơ.                                         D. Amilozơ và amilopectin.

Câu 6: Saccarozơ, mantozơ và glucozơ có chung tính chất là

A. Đều bị thủy phân.                                               B. Đều tác dụng với Cu(OH)2.

C. Đều tham gia phản ứng tráng bạc.                     D. Đều tham gia phản ứng với H2(Ni,t0).

Câu 7: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là

A. Xenlulozơ.               B. Tinh bột.                       C. Saccarozơ                     D. Mantozơ.

Câu 8: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với?

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.                      B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. NaOH.                                                                D. AgNO3/NH3, đun nóng.

Câu 9: Để phân biệt glucozơ và frtuctozơ ta có thể dùng:

A. AgNO3/NH3.           B. Quỳ tím.                        C. Br2/CCl4.                       D. Nước Br2.

Câu 10: Phản ứng nào sau đây glucozơ đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. Tráng gương.                                                      B. Tác dụng với Cu(OH)2/OH-, t0.   

C. Tác dụng với H2 xúc tác Ni.                               D. Tác dụng với nước brom.

Câu 11: Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương?

A. CH3CHO.                B. HCOOCH3.                  C. Glucozơ.                       D. HCHO.

Câu 12: Chất nào sau đây không có nhóm -OH hemiaxetal?

A. Sacccarozơ.              B. Fructozơ.                      C. Glucozơ.                       D. Mantozơ.

Câu 13: Trong phân tử amilopectin các mắt xích ở mạch nhánh và mạch chính liên kết với nhau bằng liên kết nào?

A. α-1, 4-glicozit.          B. α-1, 6-glicozit.               C. β-1, 4-glicozit.               D. A và B.

Câu 14: Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O  + (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ?

A. quá trình hô hấp.                                                 B. quá trình quang hợp.    

C. quá trình khử.                                                      D. quá trình oxi hoá.

Câu 15: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản úng tráng gương là:

A. 3.                              B. 4.                                   C. 2.                                   D. 5.

Câu 16: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

A. Ancol etylic và đimetyl ete.                               B. Glucozơ và fructozơ.   

C. Saccarozo và xenlulozơ.                                     D. 2-metylpropan-1-ol và butan-2-ol.

Câu 17: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. glixeron, axit axetic, glucozơ.                            B. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.         

C. anđêhit axetic, saccarozơ, axit axetic.                 D. fructozơ, axit acryli

Câu 18: Chất lỏng hoà tan được xenlulozơ là:

A. benzen.                     B. ete.                                C. etanol.                           D. nước Svayde.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đồng phân của saccarozơ là mantozơ.

B. Saccarozơlà đường mía, đường thốt nốt, đường củ cái, đường phèn.

C. Saccarozơ thuộc loại disaccarit, phân tử được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.

D. Saccarozơ không có dạng mạch hở vì dạng mạch vòng không thể chuyển thành dạng mạch hở.

Câu 20: Chất không thủy phân trong môi trường axit là:

A. Glucozơ.                  B. Saccarozơ.                    C. Xenlulozơ.                    D. Tinh bột.

 

BẢNG ĐÁP ÁN

 01. D

02. D

03. C

04. C

05. C

06. B

07. D

08. B

09. D

10. C

11. C

12. A

13. B

14. B

15. C

16. C

17. A

18. D

19. C

20. A

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ.                  B. Fructozơ.                      C. Saccarozơ.                    D. Xenlulozơ.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ nào sau đây không làm mất màu nước Br2?

A. Glucozơ.                  B. Axit acrylic.                  C. Vinyl axetat.                 D. Fructozơ.

Câu 3: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là:

A. đường phèn.             B. mật mía.                        C. mật ong.                        D. đường kính.

Câu 4: Chất nào sau đây có khả năng tạo phản ứng màu đặc trưng với Iot?

A. Glucozơ.                  B. Fructozơ.                      C. Tinh bột.                       D. Xenlulozơ.

Câu 5: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Glucozơ.                  B. Chất béo.                      C. Saccarozơ.                    D. Xenlulozơ.

Câu 6: Trong phân tử saccarozơ, 2 gốc monosaccarit liên kết với nhau qua nguyên tử nào sau đây?

A. N.                             B. C.                                  C. O.                                  D. H.

Câu 7: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom ở điều kiện thường?

A. Glucozơ.                  B. Fructozơ.                      C. Saccarozơ.                    D. Xenlulozơ.

Câu 8: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiên hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?

A. Glucozơ.                  B. Fructozơ.                      C. Saccarozơ.                    D. Xenlulozơ.

Câu 9: Chất nào sau đây có nhiều trong quả nho chín?

A. Glucozơ.                  B. Fructozơ.                      C. Tinh bột.                       D. Xenlulozơ.

Câu 10: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ thì thu được sản phẩm là:

A. Saccarozơ.               B. Glucozơ.                       C. Fructozơ.                      D. Tinh bột.

Câu 11: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

A. Xenlulozơ.               B. Saccarozơ.                    C. Tinh bột.                       D. Glucozơ.

Câu 12: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân.                B. tráng gương.                 C. trùng ngưng.                 D. hòa tan Cu(OH)2.

Câu 13: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây?

A. Tính chất của poliol.                                           B. Lên men tạo anlcol etylic.

C. Tính chất của nhóm andehit.                              D. Tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 14: Thủy phân xenlulozo, sản phẩm thu được là:

A. mantozơ.                  B. glucozơ.                        C. saccarozơ.                     D. fructozơ.

Câu 15: Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.                              B. H2 (xúc tác Ni, t0).       

C. nước Br2.                                                            D. dung dịch AgNO3/NH3, t0.

Câu 16: Hóa chất nào sau đây không được dùng khi sản xuất saccarozơ trong công nghiệp từ cây mía?

A. Vôi sữa.                   B. Khí sunfurơ.                 C. Khí cacbonic.                D. Phèn chua.

Câu 17: Trong phân tử của các cacbohyđrat luôn có

A. nhóm chức xetôn.                                               B. nhóm chức axit.

C. nhóm chức anđehit.                                            D. nhóm chức ancol.

Câu 18: Ở điều kiện thường, cacbohidrat nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2.

A. Saccarzơ.                 B. Fructozơ.                      C. Glucozơ.                       D. Xenlulozơ.

Câu 19: Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây:

A. Saccarozơ.               B. Dextrin.                         C. Mantozơ.                      D. Glucozơ.

Câu 20: Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Có thể phân biệt glucozơ và ftructozơ bằng phản ứng tráng gương.         

B. Saccarzơ và mantozơ là đồng phân của nhau.

C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

D. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit và đều dễ kéo thành sợi.

BẢNG ĐÁP ÁN

01. D

02. D

03. C

04. C

05. A

06. C

07. A

08. A

09. A

10. B

11. D

12. A

13. D

14. B

15. C

16. D

17. D

18. D

19. A

20. B

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết Chương Cacbohydrat môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Hưng. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?