BỘ 20 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CÁ CHÉP SINH HỌC 7 NĂM 2020
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng?
A. Là động vật hằng nhiệt.
B. Sống trong môi trường nước ngọt.
C. Chỉ ăn thực vật thuỷ sinh.
D. Thụ tinh trong.
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây giúp cá chép giảm sức cản của nước khi di chuyển ?
A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
B. Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy.
C. Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng.
D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
Câu 3. Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng ?
A. Vây đuôi và vây hậu môn.
B. Vây ngực và vây lưng.
C. Vây ngực và vây bụng.
D. Vây lưng và vây hậu môn.
Câu 4. Vì sao cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn?
A. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.
B. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần.
C. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần.
D. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao.
Câu 5. Khi tiến hành cố định vây lưng và vây hậu môn của một con cá chép, sau đó thả cá trửo lại vào bể nước, con cá thí nghiệm có trạng thái như thế nào?
A. Cá không bơi được, chìm dần xuống đáy bể.
B. Cá bơi được nhưng bị lộn ngược bụng lên trên.
C. Cá bơi sang trái, phải, lên trên, xuống dưới rất khó khăn.
D. Cá bơi nghiêng ngả, chuệnh choạng theo hình chữ Z.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây giúp cá dễ dàng chuyển động theo chiều ngang?
A. Vảy cá sắp xếp trên thân khớp với nhau như ngói lợp.
B. Thân thon dài, đầu thuôn gắn chặt với thân.
C. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhầy.
D. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng.
Câu 7. Vây lẻ của cá chép gồm có :
A. vây lưng, vây bụng và vây đuôi.
B. vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.
C. vây hậu môn, vây đuôi và vây ngực.
D. vây ngực, vây bụng và vây đuôi.
Câu 8. Cá chép thường đẻ trứng ở đâu ?
A. Trong bùn.
B. Trên mặt nước.
C. Ở các rặng san hô.
D. Ở các cây thuỷ sinh.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây về cá chép là sai ?
A. Là động vật ăn tạp.
B. Không có mi mắt.
C. Có hiện tượng thụ tinh trong.
D. Có da bao bọc bên ngoài lớp vảy.
Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây giúp màng mắt của cá chép không bị khô ?
A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
B. Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy.
C. Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng.
D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng về cá chép?
A. Vòng tuần hoàn kín.
B. Hô hấp qua mang và da.
C. Tim 4 ngăn.
D. Có 2 vòng tuần hoàn.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây về hệ thần kinh của cá chép là sai?
A. Não trước chưa phát triển.
B. Hành khứu giác và thuỳ thị giác phát triển.
C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
D. Tuỷ sống nằm trong cung đốt sống.
Câu 13. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Mang cá chép nằm dưới …(1)… trong phần đầu, gồm các …(2)… gắn vào các …(3)….
A. (1): lá mang; (2): xương nắp mang; (3): xương cung mang
B. (1): xương nắp mang; (2): lá mang; (3): xương cung mang
C. (1): xương cung mang; (2): lá mang; (3): xương nắp mang
D. (1): nắp mang; (2): xương cung mang; (3): lá mang
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ, tâm thất trái và tâm thất phải.
B. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải và tâm thất.
C. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm thất trái và tâm thất phải.
D. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất.
Câu 15. Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận chuyển máu nghèo ôxi?
A. Các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng.
B. Động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng.
C. Động mạch chủ lưng và tĩnh mạch bụng.
D. Động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng.
Câu 16. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Trong tuần hoàn ở cá chép, khi tâm thất co sẽ tống máu vào động mạch …(1)…, từ đó chuyển qua các mao mạch …(2)…, ở đây diễn ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu ôxi và theo …(3)… đến các mao mạch ở các cơ quan để cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động
A. (1): chủ lưng; (2): mang; (3): động mạch chủ bụng
B. (1): chủ bụng; (2): ở các cơ quan; (3): tĩnh mạch chủ bụng
C. (1): chủ bụng; (2): mang; (3): động mạch chủ lưng
D. (1): lưng; (2): ở các cơ quan; (3): động mạch chủ bụng
Câu 17. Phát biểu nào sau đây về cá chép là sai?
A. Có một vòng tuần hoàn.
B. Là động vật đẳng nhiệt.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Máu qua tim là máu đỏ thẫm.
Câu 18. Ở cá chép, tiểu não có vai trò gì?
A. Giúp cá nhận biết kích thích về dòng nước.
B. Giúp cá phát hiện mồi.
C. Giúp cá định hướng đường bơi.
D. Điều hoà, phối hợp các hoạt động khi bơi.
Câu 19. Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng?
A. Hô hấp bằng mang.
B. Tim có 4 ngăn.
C. Hệ tuần hoàn hở.
D. Bộ não chưa phân hóa.
Câu 20. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Cá chép có …(1)… thông với …(2)… bằng một ống ngắn giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.
A. (1): bóng hơi; (2): thực quản
B. (1): phổi; (2): ruột non
C. (1): khí quản; (2): thực quản
D. (1): bóng hơi; (2): khí quản
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | C | A | D | A | B | D | C | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | C | B | D | D | C | B | D | A | A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 20 câu trắc nghiệm ôn tập chủ đề cá chép Sinh học 7 có đáp án năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: